Pháp điều cảnh sát bạo động giám sát dân đeo khẩu trang
Pháp cử 130 cảnh sát chống bạo động tới thành phố Marseille thực thi lệnh đeo khẩu trang bắt buộc, khi nhiều người phớt lờ quy định phòng dịch.
Phát ngôn viên chính phủ Pháp Gabriel Attal nói với truyền thông hôm 17/8 rằng hơn 100 sĩ quan từ đơn vị cảnh sát chống bạo động sẽ bắt đầu tuần tra giám sát ở thành phố Marseille, phía nam đất nước, sau khi chính quyền địa phương ban hành thêm quy định về đeo khẩu trang.
Người dân được yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang ở tất cả không gian kín nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng. Chính quyền thành phố cho biết họ có thể mở rộng thêm các biện pháp nếu cần thiết.
Cảnh sát Pháp yêu cầu người dân đeo khẩu trang trước khi lên phương tiện giao thông công cộng ở thành phố Lyon hôm 14/8. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Nhiều thành phố lớn ở Pháp, bao gồm Paris, Toulouse và Lille, cũng đưa ra yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc tại tất cả những nơi đông người. Attal cho biết việc người dân tự ý thức trách nhiệm của mình sẽ giúp ngăn chặn đại dịch hiệu quả hơn là dùng tới lục lượng cảnh sát.
“Chúng ta không thể đặt từng sĩ quan giám sát sau lưng mỗi người Pháp. Đó là vấn đề về trách nhiệm và quyền công dân. Chúng ta nên sợ virus hơn là sợ phải nộp phạt”, Attal nói thêm.
Tuy nhiên, một số người Pháp vẫn không chấp hành hoặc chống lại yêu cầu đeo khẩu trang theo cách thô bạo. Một tài xế xe buýt đã bị đánh đập nghiêm trọng khi không cho một hành khách không đeo khẩu trang lên xe hồi tháng 7. Tuần trước, một y tá bị tấn công ở Seine-Saint-Denis, phía bắc thủ đô Paris, sau khi yêu cầu hai thiếu niên đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng.
Động thái của chính phủ Pháp được đưa ra trong bối cảnh nước này có nguy cơ đối diện sóng Covid-19 lần hai, khi tăng hơn 12.300 ca nhiễm trong một tuần và tỷ lệ lây nhiễm cũng tăng cao nhất trong hai tháng.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết nhiều người trẻ ở Pháp không duy trì các biện pháp giãn cách và không đeo khẩu trang khi nghĩ rằng họ sẽ không nguy kịch nếu nhiễm nCoV. Thủ tướng Pháp Jean Castex đã cảnh báo nếu các ca nhiễm còn tiếp tục tăng, nước này có thể buộc phải phong tỏa lần hai.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 22 triệu người nhiễm và hơn 770.000 người chết. Pháp hiện ghi nhận gần 220.000 ca nhiễm và hơn 30.000 ca tử vong.
Hong Kong cấm học sinh hát 'bài hát dân chủ'
Hong Kong cấm học sinh hát ca khúc "Glory to Hong Kong" của phong trào dân chủ ngay sau khi Bắc Kinh lập phòng an ninh mới tại đặc khu.
"Ca khúc 'Glory to Hong Kong' bắt nguồn từ các sự cố về xã hội từ tháng 6 năm ngoái, chứa đựng thông điệp chính trị mạnh mẽ và liên quan mật thiết tới những vấn đề chính trị, xã hội, bạo lực và những sự kiện bất hợp pháp kéo dài nhiều tháng", lãnh đạo cơ quan giáo dục Hong Kong Kevin Yeung cho biết hôm 8/7.
Ông Yeung nói thêm các trường học Hong Kong không được phép cho học sinh chơi nhạc, hát hay phát bài hát này trong trường. Ca khúc "Glory to Hong Kong" (Vinh quang với Hong Kong) được sáng tác trong giai đoạn người Hong Kong biểu tình chống dự luật dẫn độ năm ngoái.
Lệnh cấm hát ca khúc "Glory to Hong Kong" được đưa ra vài ngày sau khi các thư viện công cộng ở đặc khu loại bỏ sách của một số nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng. Giới chức Hong Kong tuần trước cũng tuyên bố cấm sử dụng cụm "Giải phóng Hong Kong, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta", vì đó là hành vi bất hợp pháp theo các điều khoản kích động ly khai và lật đổ theo luật an ninh mới.
Cảnh sát chống bạo động Hong Kong đụng độ với người biểu tình phản đối luật quốc ca Trung Quốc hôm 27/5. Ảnh: Reuters.
Luật an ninh Hong Kong gồm điều khoản yêu cầu chính quyền đặc khu phải "thúc đẩy giáo dục về an ninh quốc gia trong trường học và đại học, thông qua các tổ chức xã hội, truyền thông, Internet". Kế hoạch kiểm duyệt Internet cũng xuất hiện trong tài liệu dài 116 trang được chính quyền Hong Kong công bố.
Hội đồng Lập pháp Hong Kong tháng trước cũng thông qua luật quốc ca, yêu cầu "Nghĩa dũng quân tiến hành khúc", quốc ca Trung Quốc, phải được dạy trong trường học Hong Kong và được các tổ chức hát trong những dịp quan trọng. Những hành vi thiếu tôn trọng quốc ca Trung Quốc sẽ đối mặt án tù tối đa ba năm hoặc bị phạt tiền lên tới 6.450 USD.
Hôm nay Phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia tại Hong Kong cũng đi vào hoạt động sau khi được chuyển đổi từ khách sạn Metropark, tòa nhà chọc trời ở Vịnh Causeway. Văn phòng sẽ giám sát cách chính quyền Hong Kong thực thi luật an ninh mới, xử phạt các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài.
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam trước đó tuyên bố thực thi mạnh mẽ luật an ninh mới nhằm khôi phục ổn định cho thành phố. Bà Lam khẳng định luật này được đưa ra để bảo vệ các quyền tự do của đa số người dân.
Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lo ngại luật an ninh mới sẽ làm suy yếu chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật này sẽ củng cố thêm chính sách "một quốc gia, hai chế độ", ủng hộ sự phát triển của đặc khu.
Hong Kong yêu cầu Mỹ không can thiệp nội bộ Chính quyền Hong Kong yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của đặc khu, tuyên bố không chấp nhận "các biện pháp trừng phạt". "Chúng tôi một lần nữa kêu gọi quốc hội Mỹ ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Hong Kong ngay lập tức", thông cáo đăng trên trang web của chính quyền...