Pháp điều 300 quân, thiết bị quân sự đến biên giới Nga làm gì?
Ngày 23.4 sẽ có gần 300 lính, cũng như bốn xe tăng và hai mươi xe chiến đấu bộ binh (BMP) từ Pháp tới Estonia, như tin đưa từ bộ phận báo chí của Đại sứ quán Pháp tại nước cộng hòa Baltic.
Được biết rằng quân đội và thiết bị quân sự sẽ được triển khai tại thành phố Tapa, chỉ cách biên giới Nga khoảng 140 km. Quân đội Pháp sẽ có mặt ở Estonia trong khuôn khổ sứ mệnh của NATO nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của liên minh tại các quốc gia Baltic và Ba Lan (FRA-EFP LYNX).
Đội quân này bao gồm các binh sĩ của lữ đoàn hai, quân đội Pháp và lính đánh thuê từ Quân đoàn nước ngoài. Thiết bị quân sự sẽ được đưa tới bằng đường sắt.
Video đang HOT
Cơ quan ngoại giao cho biết thêm rằng, quân đội sẽ ở lại nước cộng hòa Baltic cho đến cuối tháng 8 năm nay.
Vài năm gần đây Nga tuyên bố rằng hoạt động của NATO tại biên giới phía tây gia tăng tích cực chưa từng có. NATO đang mở rộng các sáng kiến và gọi đây là “hoạt động nhằm ngăn chặn sự xâm lược của Nga”. Matxcơva đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc gia tăng sức mạnh quân sự của liên minh ở châu Âu. Điện Kremlin trước đây đã tuyên bố rằng Nga không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ ai, nhưng sẽ không coi thường các hành động có khả năng gây nguy hiểm cho lợi ích của mình.
Theo Danviet
Sức mạnh của quân đội Israel: Có thể nghiền nát đối thủ bằng vũ khí hạt nhân?
Nếu sử dụng vũ khí hạt nhân trong những cuộc xung đột tương lai thì Israel sẽ viết lại nền ngoại giao và an ninh của toàn khu vực Trung Đông, National Interest đánh giá.
Kho vũ khí hạt nhân giúp Israel trở thành một cường quốc quân sự trên thế giới. Ảnh minh hoạ: Creative Commons
Kho vũ khí hạt nhân của Israel là bí mật được giữ kín nhất trong quan hệ quốc tế. Quốc gia này cũng chưa bao giờ thừa nhận sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính Israel đang sở hữu khoảng 200-300 đầu đạn có sức công phá tương đương 200 ngàn tấn thuốc nổ TNT, gấp 14 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima năm 1945. Israel được coi là cường quốc hạt nhân lớn thứ 6 trên thế giới sau Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp.
Kể từ những năm 1970, Israel đã duy trì răn đe hạt nhân để đảm bảo sự cân bằng quyền lực với các nước láng giềng. Ngoài một số khoảnh khắc đáng lo ngại trong Chiến tranh Yom Kippur (10 - 26/10/1973), chính phủ Israel chưa bao giờ nghiêm túc xem xét khả năng sử dụng những vũ khí có sức huỷ diệt kinh hoàng đó.
Kịch bản rõ ràng nhất để Israel sử dụng vũ khí hạt nhân là để đối phó với một cuộc tấn công tương tự từ nước ngoài. Hệ thống phòng thủ tên lửa, phòng không và hệ thống tấn công bằng tên lửa của Israel rất phức tạp, tinh vi nên khả năng bị tấn công bởi một quốc gia nào khác trên thế giới (trừ những cường quốc hạt nhân khác) là rất thấp. Do đó, bất kỳ kẻ nào khai hoả trước cũng chắc chắn ẽ phải chịu đựng đáp trả ồ ạt gần như ngay lập tức.
Israel có thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân phòng ngừa nếu phát hiện thế lực thù địch có động thái đáng ngờ (nguy cơ có căn cứ và bằng chứng rõ ràng). Israel sẽ chỉ nhắm vào các cơ sở và căn cứ quân sự của đối thủ, cố gắng tránh các khu vực dân sự.
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của Israel hiện nay là khả năng một cường quốc hạt nhân (Iran, Pakistan hoặc Triều Tiên) có thể cung cấp hoặc bán vũ khí hạt nhân cho tổ chức phi chính phủ (NGO) hay các nhóm phiến quân. Hamas, Hezbollah cùng một số nhóm khác mà Israel coi là khủng bố bị cho là khó răn đe hơn một quốc gia thực thụ. Trong một kịch bản như vậy, Israel cũng có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân để tiến hành chuyển nhượng hoặc phá hủy thiết bị hạt nhân của đối phương sau khi giao hàng.
Israel có thể sẽ quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột tương lai. Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này xảy ra là hạn chế lý do dẫn đến khả năng này, nghĩa là ngăn chặn sự phổ biến thêm của vũ khí huỷ diệt.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)
Theo doisongphapluat
Viện cớ Nga có ý định tấn công, NATO điều quân tinh nhuệ đến biên giới Estonia Lực lượng đặc biệt Anh (SAS) triển khai thêm quân đến biên giới Estonia để do thám Nga. Ấn phẩm Daily Star của Anh hôm qua ngày 14/4 đưa tin hai tiểu đoàn hậu bị của lực lượng đặc biệt Anh (SAS) được triển khai tới Estonia nửa năm trước đang theo dõi "hoạt động của Nga" ở các khu vực giáp ranh....