Pháp diệt “nhện chúa” nhưng “mạng nhện” vẫn còn
Cảnh sát Pháp hôm 19-11 tiêu diệt kẻ lên kế hoạch cho các vụ tấn công khủng bố ở Paris, Abdelhamid Abaaoud, nhưng vẫn chưa quét sạch được các mối đe dọa tiềm ẩn.
Abaaoud (28 tuổi) bị giết trong một cuộc đột kích ở TP St. Denis, ngoại ô Paris. Giới chức Bỉ cho biết kẻ cầm đầu mạng lưới Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Brussels đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, các mối đe dọa khác vẫn còn.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Bỉ Koen Geens ca ngợi chiến dịch loại trừ Abaaoud là một “bước đột phá”. Rik Coolsaet, giáo sư tại Đại học Ghent (Bỉ), cũng nhận định Nhà nước Hồi giáo hiện đã bị mất một mắt xích quan trọng để triển khai các cuộc tấn công ở châu Âu.
Chuyên gia Rolf Tophoven đến từ Viện Phòng chống Khủng hoảng ở Essen (Đức), nhận xét có thể phải mất một thời gian dài thì IS mới khôi phục được mạng lưới cũ, dù đồng phạm của Abaaoud, Salah Abdeslam (26 tuổi) vẫn chưa bị bắt và gần 1.000 công dân Bỉ có kết nối với các tổ chức cực đoan ở Syria nhiều khả năng sẽ trở thành phần tử khủng bố.
“Một khối u đã được gỡ bỏ, nhưng tôi chắc chắn rằng căn bệnh ung thư sẽ tiếp tục lây lan” – chuyên gia này khẳng định.
Abdelhamid Abaaoud. Ảnh: Reuters
Hôm 19-11, 5 quan chức Washington giấu tên tiết lộ ít nhất 4 trong số những kẻ tấn công ở Paris trước đó có tên trong cơ sở dữ liệu chống khủng bố trung ương của cộng đồng tình báo Mỹ. Trong đó có 1 tên (hoặc nhiều hơn) nằm trong danh sách cấm bay có chọn lọc.
Cơ sở dữ liệu nói trên là TIDE, ra đời nhằm mục đích tập trung các thông tin thô được phân loại ở mức cao và duy trì bởi Trung tâm chống khủng bố Quốc gia Mỹ (NCTC), đơn vị trực thuộc Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI).
Trong một diễn biến liên quan hôm 19-11, Thủ tướng Bỉ Charles Michel tuyên bố sẽ đề xuất luật mới để bỏ tù các chiến binh thánh chiến trở về từ Syria. Ông Michel cam kết chính phủ Bỉ sẽ chi thêm 430 triệu USD để tăng cường công tác an ninh.
Video đang HOT
Luật mới cũng quy định không bán thẻ sim điện thoại cho người mua giấu tên và cảnh sát được phép lục soát nhà dân vào ban đêm (hiện bị cấm từ 21 giờ đến 5 giờ). Ông Michel nói thêm quá trình bảo đảm an ninh của Brussels “không có gì phải chê trách”. Những kẻ khủng bố ở Pháp trước ngày 13-11 đã lấy một địa điểm ở Bỉ làm tổng hành dinh.
Brussels sắp tới sẽ kêu gọi Anh chia sẻ thông tin tình báo và gửi một tàu hộ tống tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Từ ngày 14-11, Paris ban bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời cho phép cảnh sát mở rộng quyền hạn tìm kiếm và bắt giữ các nghi phạm mà không cần ngành tư pháp thông qua.
Hôm 19-11, Hạ viện Pháp thông báo sẽ kéo dài lệnh áp đặt tình trạng khẩn cấp nói trên. Thủ tướng Emmanuel Valls cho biết đây là biện pháp hiệu quả để chống lại các mối đe dọa khủng bố. Tuy vậy, cảnh sát không được lục soát nhà và văn phòng của các nghị sĩ, nhà báo hay luật sư trừ khi có văn bản chính thức.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Phiến quân IS qua lại giữa sào huyệt và châu Âu dễ như đi chợ
Sơ hở khi kiểm tra an ninh hay sự thiếu hợp tác về tình báo giữa các nước đã tạo ra những lỗ hổng giúp phần tử khủng bố len lỏi vào châu Âu để thực hiện các cuộc tấn công đẫm máu.
Abdelhamid Abaaoud bị tình nghi là chủ mưu các vụ tấn công liên hoàn ở Paris tối 13/11. Ảnh: Twitter
Một trong các tay súng thực hiện vụ tấn công ở Paris tối 13/11 trước đó tới Syria rồi dễ dàng về nước ngay cả khi phải chịu sự giám sát của chính phủ và hộ chiếu thì bị tịch thu. Điều này cũng đúng với một nghi can khác dù y đã 8 lần bị bắt giữ và có tên trong danh sách những mối nguy hiểm cho an ninh quốc gia Pháp. Thậm chí kẻ bị nghi là chủ mưu gây ra vụ khủng bố, Abdelhamid Abaaoud, khá nổi tiếng trong cộng đồng Hồi giáo cực đoan Bỉ, cũng được cho là từng di chuyển qua lại nhiều lần giữa những khu vực do Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát và châu Âu, theo New York Times.
Bình luận viên Katrin Benhold đánh giá các cuộc tấn công liên hoàn đẫm máu ở Paris hồi cuối tuần trước là minh chứng hùng hồn nhất cho thấy châu Âu đang gặp vấn đề trong việc theo dõi, kiểm soát những thanh niên Hồi giáo đã, đang và mong muốn chiến đấu dưới lá cờ đen IS.
Tới thời điểm hiện tại, 6 trong 9 kẻ tấn công ở Paris đều được xác định là người châu Âu nhưng từng đến Syria và quay về nước để gieo rắc nỗi ám ảnh khủng bố trên chính quê hương mình. Điều đáng nói là viễn cảnh này đã được các chuyên gia an ninh cảnh báo suốt hai năm qua.
"Đó là cuộc tấn công mà tất cả mọi người đều lo lắng về nó và cuối cùng nó cũng xảy ra. Những cuộc tấn công gây thương vong lớn nhắm vào hàng loạt mục tiêu mềm được tiến hành rõ ràng bằng các biện pháp quân sự", Louis Caprioli, phó giám đốc đơn vị chống khủng bố nội địa Pháp từ năm 1998 đến 2004, cho biết.
Thất bại của nhà chức trách trong việc phát hiện ra các âm mưu khủng bố mặc dù đã được cảnh báo trước một lần nữa khơi gợi lại những câu hỏi cũ nhưng ở mức độ cấp bách hơn. Liệu mối đe dọa này có thể được giải quyết ngay tại châu Âu mà không cần gia tăng các động thái quân sự nhằm vào IS ở Iraq và Syria? Liệu hệ thống thông tin tình báo của châu Âu có đủ để đối phó với những hiểm họa đang ngày càng gia tăng? Và liệu có nên cung cấp thêm nguồn lực cũng như quyền hạn cho các dịch vụ tình báo?
Quy mô và phạm vi của các cuộc tấn công mới nhất ở Pháp cho thấy những mối phân vân kể trên là có cơ sở khi mà số lượng người châu Âu đổ về Iraq và Syria để tham gia IS hai năm qua đã tăng lên đáng kể. Hơn 1.000 người Pháp và khoảng 600 người Đức được cho là đã đến Syria gia nhập hàng ngũ quân khủng bố. Bỉ hiện có 520 công dân đang chiến đấu cho IS ở Syria và con số này tại Anh là 750 người, Shiraz Maher, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Chủ nghĩa Cực đoan thuộc Đại học King, London, cho hay.
Thách thức
Các quan chức tình báo thường xuyên phàn nàn rằng khả năng nghe trộm các nghi phạm của họ ngày càng bị hạn chế bởi những quy định hay khiếu nại về quyền tự do cá nhân. Trong khi đó, cách thức trao đổi thông tin giữa các đối tượng tình nghi lại tinh vi hơn trước bởi sự phát triển của công nghệ mã hóa.
Những người khác lại than vãn về việc các cơ quan tình báo châu Âu thiếu sự tin tưởng lẫn nhau và từ chối chia sẻ thông tin. Một quan chức chống khủng bố cấp cao của Bỉ cho hay Thổ Nhĩ Kỳ thường không sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu cung cấp thông tin. Theo ông, điều này đã tạo ra những kẽ hở để các nghi phạm khủng bố lợi dụng. Tuy nhiên, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ lại nói cơ quan tình báo của nước này từng hai lần thông báo với Pháp tên của một trong những kẻ khủng bố Paris nhưng không nhận được phản hồi nào chỉ cho đến khi thảm kịch xảy ra.
"Điều chúng ta cần là một cơ chế chia sẻ thông tin theo thời gian thực", ông Caprioli, cựu quan chức chống khủng bố, nhận định.
Chỉ ra rằng sáng kiến xây dựng một lực lượng tình báo toàn châu Âu tập hợp những đại diện ưu tú của các cơ quan tình báo hàng đầu được đưa ra sau vụ khủng bố 11/9 của Mỹ không đem lại kết quả, ông Caprioli nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc chia sẻ tình báo điện tử và con người, đặc biệt là tại những khu vực mở cửa biên giới ở châu Âu.
Giới chuyên gia chống khủng bố cho rằng thách thức không nằm ở việc xác định các mối đe dọa tiềm tàng mà quan trọng hơn cả là tìm lời đáp cho câu hỏi nên đặt ai vào tình trạng giám sát chặt chẽ. Chỉ riêng ở Pháp đã có tới 3.000 người được liệt vào danh sách các mối hiểm họa.
"Đó rõ ràng là vấn đề về khối lượng", ông Raffaello Pantucci, giám đốc ban nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Viện các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh, bình luận. "Hệ thống của ta đang quá tải. Có quá nhiều cá nhân và vụ việc khiến chúng ta quan tâm nhưng không thể quản lý hết".
Như trong các cuộc tấn công mới nhất, nhiều tay súng ở Paris từng bị chính quyền chú ý nhưng vẫn có thể thoát được sự kiểm soát.
Samy Amimour, lái xe buýt 28 tuổi, một trong những tay súng tấn công nhà hát Bataclan, bị buộc tội âm mưu khủng bố vào năm 2012. Nghi ngờ y có kế hoạch đến Yemen chiến đấu, nhà chức trách đã tịch thu hộ chiếu và quyết định giám sát pháp lý. Điều này có nghĩa Amimour bị cấm di chuyển và phải thường xuyên báo cáo cho chính quyền.
Dù vậy, một năm sau, Amimour vẫn tìm được cách tới Syria mà không ai phát hiện. Ít nhất một lần mỗi tháng, y liên lạc với gia đình thông qua Skype, tờ Le Monde của Pháp tháng 12 năm ngoái cho biết trong một bài báo viết về việc bằng cách nào mà người cha 67 tuổi của Amimour đã tới Syria để đưa con trai mình về nước. Nhưng theo lời kể của ông này, khi đó, cảnh sát cũng không tới để thẩm vấn Amimour.
Ismael Omar Mostefai, 29 tuổi, một kẻ tấn công khác ở nhà hát, bị chính quyền Pháp đánh dấu S, có nghĩa y là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia Pháp. Nhưng Mostefai vẫn có thể đến Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2013 và vượt biên để sang Syria.
Hai anh em mà cảnh sát nói có liên quan đến vụ tấn công là Salah Abdeslam và Ibrahim Abdeslam cũng được tin là từng có thời gian sống ở Syria. Salah vẫn đang chạy trốn còn Ibrahim đã chết khi tự kích hoạt khối thuốc nổ mang theo mình tại một quán cà phê.
Có lẽ Abdelhamid Abaaoud, kẻ chủ mưu vụ tấn công ở Paris, là ví dụ nổi bật nhất cho thấy người ta có thể dễ dàng qua lại giữa châu Âu và Syria như thế nào. Y được xác định là tới Syria lần đầu tiên vào năm ngoái và ít nhất hai lần khác đến đây mà không bị phát hiện. Lần cuối cùng y đến Syria, sau khi trốn thoát khỏi một cuộc vây bắt của cảnh sát Bỉ hồi tháng một, Abaaoud xuất hiện trên một tạp chí của IS để khoe khoang về việc vì sao mà y vẫn vô sự "dù bị theo dõi bởi rất nhiều nhân viên tình báo".
Vũ Hoàng
Theo VNE
Saint-Denis, khu ngoại ô đa chủng tộc Tạm gác những gì đã trải qua trong "buổi sáng thời chiến", người dân vùng Saint-Denis cố gắng quay về với cuộc sống thường nhật. Cảnh sát tuần tra gần nơi bố ráp nhóm nghi phạm khủng bố ở Saint Denis, Paris - Ảnh: Lan Chi Sáng 19.11, tôi quay lại Saint-Denis, vùng ngoại ô phía bắc Paris. Các phương tiện giao thông...