Pháp đề xuất dự thảo nghị quyết về Gaza lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Ngày 1/4, Pháp đã đề xuất dự thảo nghị quyết về tình hình Dải Gaza lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), trong đó đưa ra những giải pháp để có thể triển khai hoạt động giám sát lệnh ngừng bắn ở dải đất ven biển Địa Trung Hải này.
Cảnh đổ nát sau các cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza ngày 1/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Dự thảo cũng kêu gọi lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza, tạo điều kiện cung cấp viện trợ nhân đạo quy mô lớn cho người dân ở dải đất này, đồng thời yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả con tin còn lại vẫn bị bắt giữ tại Gaza. Theo Đại sứ Pháp tại LHQ Nicolas de Riviere, sẽ mất nhiều thời gian để thảo luận và xem xét những vấn đề được đề cập trong dự thảo. Để được thông qua, dự thảo nghị quyết cần ít nhất 9 phiếu ủng hộ và không có phiếu phủ quyết nào của một trong 4 ủy viên thường trực còn lại trong HĐBA gồm Mỹ, Anh, Nga và Trung Quốc.
Hồi tháng 3, Mỹ đã bỏ phiếu trắng trắng đối với nghị quyết của HĐBA LHQ yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza. Nghị quyết này yêu cầu một lệnh ngừng bắn ngay lập tức trong thời gian diễn ra tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, tạo cơ sở cho một lệnh ngừng bắn lâu dài. Nghị quyết cũng yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho toàn bộ các con tin. Bên cạnh đó, nghị quyết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng viện trợ nhân đạo và tái khẳng định yêu cầu dỡ bỏ mọi rào cản đối với việc cung cấp viện trợ nhân đạo ở quy mô lớn.
Nghị quyết này được đánh giá mang tính đột phá do đó là lần đầu tiên HĐBA LHQ thông qua nghị quyết như vậy kể từ khi xung đột Hamas-Israel bùng phát hồi tháng 10/2023. Tuy nhiên, các bên xung đột cho đến nay vẫn chưa tuân thủ nghị quyết này.
Đối với dự thảo nghị quyết mà Pháp đưa ra, ngoài những nỗ lực kêu gọi chấm dứt xung đột, dự thảo cũng nhấn mạnh sự cấp thiết đạt được một giải pháp hai nhà nước đối với cuộc xung đột Hamas-Israel hiện nay, thông qua một lộ trình đàm phán kiên quyết với những biện pháp không thể đảo ngược.
Sau hơn 5 tháng xung đột, người dân ở Gaza đang ngày càng đối mặt với nguy cơ nạn đói nghiêm trọng. Hơn 1,7 triệu trong tổng số khoảng 2,3 triệu người dân ở Gaza đã buộc phải di dời khỏi nơi ở của mình, trong khi cơ sở hạ tầng của nhiều vùng lãnh thổ bị hủy hoại do xung đột.
Cơ quan LHQ quan ngại về số trẻ em thiệt mạng ở Dải Gaza
Người đứng đầu Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Philippe Lazzarini ngày 12/3 kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza trong bối cảnh số trẻ em thiệt mạng trong cuộc xung đột ở dải đất ven biển Địa Trung Hải này đã cao hơn số trẻ em thiệt mạng trong 4 năm xung đột trên khắp thế giới.
Em nhỏ bị mất nhà cửa sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza, ngày 3/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Thông báo trên mạng xã hội X, ông Lazzarini đã đề cập đến số liệu của LHQ cho thấy 12.193 trẻ em thiệt mạng trong các cuộc xung đột trên toàn thế giới từ năm 2019 đến năm 2022, so với 12.300 trẻ em thiệt mạng ở Gaza từ cuối tháng 10/2023 đến cuối tháng 2/2024 theo dữ liệu của cơ quan y tế ở Dải Gaza. Bày tỏ sự kinh hoàng trước thực tế này, người đứng đầu UNRWA cho rằng cuộc xung đột ở Gaza đã hủy hoại tuổi thơ và tương lai của các em, đồng thời kêu gọi ngừng bắn để đảm bảo tính mạng của trẻ em.
Trong khi đó, quan ngại trước tình hình ở Gaza, các nước tiếp tục kêu gọi Israel bảo đảm để hàng viện trợ nhân đạo được phép đến với người dân ở dải đất này trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 12/3 cho rằng sẽ không thể cung cấp đủ số lượng viện trợ nếu xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn, cản trở số lượng xe tải đi qua cửa khẩu Rafah. Tổng thống Erdogan khẳng định Ankara sẽ tiếp tục tăng cường ủng hộ trong thời điểm diễn ra tháng lễ Ramadan bắt đầu trong tuần này. Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi được hơn 40.000 tấn hàng viện trợ đến Gaza thông qua cửa khẩu biên giới giữa Ai Cập và Dải Gaza.
Trong bức thư gửi Tổng thống Mỹ Joe Biden đề ngày 11/2, một nhóm 8 thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ đã yêu cầu Tổng thống tuân thủ Đạo luật Viện trợ Nước ngoài, kêu gọi Washington ngừng bán và chuyển giao vũ khí cho Israel nếu chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tiếp tục ngăn chặn hỗ trợ nhân đạo của Mỹ tại Gaza - một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Đạo luật Viện trợ Nước ngoài năm 1961 và Đạo luật Kiểm soát xuất khẩu vũ khí ghi rõ "không hỗ trợ" bất kỳ quốc gia nào nếu quốc gia đó trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế việc vận chuyển hoặc cung cấp hỗ trợ nhân đạo của Mỹ.
Trước đó, nhiều quốc gia trong đó có Nga và Australia đã kêu gọi ngừng bắn, hối thúc Israel thay đổi cách tiếp cận và giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu Các thành phần cực đoan đã cố tình xâm nhập vào Đức qua Ukraine dưới vỏ bọc người tị nạn kể từ mùa Đông năm 2022. Châu Âu đang đối mặt với làn sóng khủng bố sau vụ tấn công đẫm máu ở Nga cuối tuần qua. Ảnh: AFP/TTXVN Vụ tấn công Nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva (Moscow), Liên...