Pháp công bố 80 biện pháp đối phó nạn phân biệt chủng tộc
Kế hoạch bắt đầu bằng nâng cao nhận thức của thanh, thiếu niên thông qua một chuyến đi bắt buộc hằng năm đến các khu tưởng niệm, trong đó có khu tưởng niệm nạn nhân vụ diệt chủng Holocaust.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ nổ súng ở Paris, Pháp ngày 23/12/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 30/1, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne công bố kế hoạch hành động trong 4 năm nhằm chống phân biệt chủng tộc, bài Do Thái và mọi hình thức phân biệt đối xử.
Kế hoạch bao gồm 80 biện pháp, bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức của thanh, thiếu niên thông qua một chuyến đi bắt buộc hằng năm đến các khu tưởng niệm, trong đó có các khu tưởng niệm nạn nhân vụ diệt chủng Holocaust. Các khu tưởng niệm này là minh chứng cho những nỗi kinh hoàng mà nạn phân biệt chủng tộc có thể gây ra.
Kế hoạch cũng bao gồm các biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên và công chức về tình trạng phân biệt đối xử, cùng với việc gia tăng trừng phạt đối với những cá nhân bị cáo buộc phân biệt đối xử. Ngoài ra, những đối tượng có phát ngôn mang tính phân biệt chủng tộc hoặc bài Do Thái cũng sẽ bị bắt giữ.
Video đang HOT
Phát biểu tại Viện Thế giới Arab có trụ sở ở Paris, Thủ tướng Borne cho rằng nước Pháp cần nhìn thẳng vào thực tế tình trạng phân biệt chủng tộc và bài Do Thái, đồng thời không nhượng bộ với những người xuyên tạc lịch sử. Bà tuyên bố những cá nhân có hành vi thù ghét sẽ đối mặt với trừng phạt.
Theo bà Borne, kế hoạch trên cho phép các nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử nộp đơn khiếu nại bên ngoài đồn cảnh sát theo cách ẩn danh. Kế hoạch cũng sẽ xây dựng tình huống tăng nặng nếu người có thẩm quyền, như sỹ quan cảnh sát, sử dụng những từ ngữ phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt đối xử với người khác.
Chính phủ Pháp đã triển khai một loạt kế hoạch trong 5 thập niên qua, với kế hoạch gần đây nhất là vào năm 2018, để đối phó với nạn phân biệt chủng tộc, bài Do Thái và phân biệt đối xử.
Mặc dù vậy, theo Ủy ban Tư vấn quốc gia Pháp về vấn đề quyền con người, ước tính mỗi năm 1,2 triệu người phải hứng chịu ít nhất một lần bị phân biệt chủng tộc, bài Do Thái hoặc bài ngoại.
Pháp: Biểu tình rầm rộ phản đối tăng tuổi nghỉ hưu, thủ tướng tuyên bố 'không thể thương lượng'
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne ngày 29/1 khẳng định kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 của chính phủ nước này là "không thể thương lượng".
Người dân xuống đường tham gia biểu tình tại Pháp ngày 19/1. Ảnh: Reuters
Tuyên bố trên càng khiến các đối thủ trong Quốc hội và Công đoàn tức giận, lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình và đình công rầm rộ trong tuần này.
Theo hãng tin AP, tăng tuổi hưởng lương hưu là một phần trong dự luật được coi là quyết sách hàng đầu trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Emmanuel Macron. Dự luật đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ công chúng, khi kể từ đầu tháng 1, hơn 1 triệu người tham gia tuần hành phản đối.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh France-Info phát sóng ngày 29/1, Thủ tướng Elisabeth Borne cho biết vấn đề tăng độ tuổi nghỉ hưu "không còn thể thương lượng được nữa".
Nữ lãnh đạo cho biết việc nghỉ hưu ở tuổi 64 và kéo dài số năm cần thiết để được hưởng lương hưu đầy đủ "là thỏa hiệp mà chúng tôi đề xuất sau khi lắng nghe các tổ chức và công đoàn của người sử dụng lao động".
Một đơn kiến nghị trực tuyến do công đoàn đứng đầu phản đối kế hoạch tăng độ tuổi nghỉ hưu đã chứng kiến sự gia tăng số lượng chữ ký mới sau những phát ngôn của Thủ tướng Borne. Theo các quan chức của các công đoàn FO và CFDT, tám công đoàn hàng đầu của Pháp đang thảo luận để đưa ra phản ứng chung đối với những lời tuyên bố của nữ chức trách.
Nghị sĩ Manuel Bompard thuộc France Unbowed đang dẫn đầu cuộc vận động chống lại cải cách của quốc hội kêu gọi số người "lớn nhất có thể" tham gia cuộc đình công sắp tới.
"Chúng ta phải xuống đường vào ngày 31/1", ông nói trên kênh truyền hình BFM.
Theo lời giải thích của Thủ tướng Borne, chính phủ Pháp nhận thấy việc thay đổi độ tuổi nghỉ hưu là cần thiết để giữ cho hệ thống lương hưu có khả năng thanh toán khi tuổi thọ của Pháp tăng lên và tỷ lệ sinh giảm.
"Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng vào năm 2030, chúng ta có một hệ thống cân bằng về tài chính", Thủ tướng Borne nhấn mạnh.
Tuy nhiên, thay vì tăng độ tuổi nghỉ hưu, các công đoàn và các đảng cánh tả muốn các công ty lớn hoặc các gia đình giàu có hơn tham gia nhiều hơn để cân bằng ngân sách lương hưu.
Dự luật sẽ được đưa ra Ủy ban Quốc hội vào ngày 30/1, và được đưa ra tranh luận toàn diện tại Quốc hội vào ngày 6/2. Những người phản đối đã đệ trình 7.000 đề xuất sửa đổi, được cho là sẽ làm "nóng" và kéo dài cuộc tranh luận.
Mỹ: Biểu tình tại nhiều nơi sau khi công bố video cảnh sát hành hung người da màu Ngày 27/1, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp nước Mỹ chỉ vài giờ sau khi Sở cảnh sát thành phố Memphis, bang Tennessee (Mỹ) công bố đoạn video về vụ 5 cảnh sát đánh chết người da màu Tyre Nichols (29 tuổi). Hình ảnh trong đoạn video về vụ 5 cảnh sát đánh chết người da màu Tyre Nichols ở...