Pháp có thể thiệt hại lớn vì hoãn giao chiến hạm cho Nga
Việc Pháp vi phạm hợp đồng đồng nghĩa với việc nước này phải trả lại tiền cho Nga, chưa kể tiền phạt…
Hiện có khoảng 400 thủy thủ Nga đang được đào tạo tại nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire thuộc miền Tây nước Pháp để sẵn sàng cho việc điều khiển chiến hạm Vladivostok khi con tàu được giao cho Nga – Ảnh: BBC.
Theo hãng tin BBC, giới chức Pháp nói rằng, quyết định hoãn giao chiến hạm Mistral cho Nga có nguy cơ khiến nước này thiệt hại ít nhất 1 tỷ Euro, tương đương hơn 1,3 tỷ USD.
Hôm 3/9, Tổng thống Pháp Francois Hollade nói, hành động của Nga ở miền Đông Ukraine khiến các điều kiện để Paris giao tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Moscow chưa hội tụ đủ. Việc thực hiện hợp đồng giữa hai bên trong thương vụ mua bán chiến hạm này được hoãn cho tới tháng 11, và theo một nhà ngoại giao Pháp, việc trì hoãn “có thể khiến chúng tôi thiệt hại 1 tỷ Euro”.
Theo hợp đồng giữa Nga và Pháp vào năm 2011, Pháp sẽ đóng cho Nga hai chiến hạm lớp Mistral, trong đó con tàu mang tên Vladivostok dự kiến được giao vào cuối tháng 10 năm nay, và con tàu thứ hai mang tên Sevastopol sẽ được giao vào năm sau.
Hợp đồng có trị giá 1,2 tỷ Euro, và theo một số nguồn tin, Nga đã trả cho Pháp hầu hết số tiền này. Bởi vậy, việc Pháp vi phạm hợp đồng đồng nghĩa với việc nước này phải trả lại tiền cho Nga. Ngoài ra, Pháp còn phải chịu phạt một khoản 251 triệu Euro – theo tin từ trang LCI của Pháp.
Video đang HOT
Hiện có khoảng 400 thủy thủ Nga đang được đào tạo tại nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire thuộc miền Tây nước Pháp để sẵn sàng cho việc điều khiển chiến hạm Vladivostok khi con tàu được giao cho Nga.
Cho tới gần đây, Pháp vẫn chống lại áp lực từ Mỹ và châu Âu hối thúc không giao chiến hạm cho Nga. Pháp nói rằng, họ cần phải tuân thủ hợp đồng đã ký.
Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron cùng chỉ trích hợp đồng bán tàu chiến cho Nga của Pháp. Sự chỉ trích gia tăng khi Nga bị cho là hậu thuẫn các phần tử nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Cáo buộc này bị Nga phủ nhận quyết liệt.
Một chuyên gia quân sự Nga được báo Russian Kommersant của nước này dẫn lời nói rằng, thiệt hại cuối cùng đối với Pháp trong vụ này có thể lên tới 3 tỷ Euro.
Trong tuyên bố ngày 3/9, Tổng thống Pháp Hollande không đề cập đến chiến hạm Sevastopol. Tuy nhiên, hồi tháng 7, ông Hollande nói rằng, việc giao chiến hạm này sẽ tùy thuộc vào “thái độ của Nga”.
Một đại diện công đoàn của STX, nhà máy đóng tàu Pháp đang đóng chiến hạm Mistral cho Nga, cho biết, công nhân nhà máy này “ngạc nhiên và giận dữ” khi biết tin hợp đồng bị hoãn. Đại diện này nói với hãng thông tấn AFP rằng, nếu hợp đồng bị hủy, hàng trăm công nhân Pháp sẽ mất việc làm.
Phản ứng trước quyết định của Pháp, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov nói, điều này không cản trở được kế hoạch của Nga về nâng cấp các lực lượng vũ trang nước này.
“Dĩ nhiên, việc này không dễ chịu chút nào và làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ của chúng tôi với các đối tác Pháp. Nhưng việc Pháp hủy hợp đồng sẽ không phải là một thảm họa đối với kế hoạch hiện đại hóa quân đội của chúng tôi”, hãng tin Itar-Tas dẫn lời ông Borisov.
Trên mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin bày tỏ sự cảm ơn đối với nước Pháp vì “quyết định đầy tính trách nhiệm” này. Ông Klimkin cho rằng, quyết định của Pháp ngừng giao tàu chiến cho Nga là bước đi “quan trọng để lập lại hòa bình ở châu Âu”.
Theo VnEconomy
Nga - Trung chuẩn bị khởi công đường ống khí đốt "khủng"
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết một dự án đường ống dẫn khí đốt xuyên biên giới, tại vùng Đông Siberia của Nga sẽ được khởi công trong hôm nay (1/9), với trị giá ước tính hơn 5 tỷ USD.
Nga và Trung Quốc sẽ có đường ống khí đốt chung xuyên biên giới
Việc kết nối tuyến ống này nằm trong khuôn khổ hợp đồng cung ứng khí đốt "khủng", với tổng trị giá lên tới 400 tỷ USD mà hai nước đã ký kết hồi đầu năm.
Theo Tân Hoa Xã, trong hôm qua, phó thủ tướng Trung Quốc Zhang Gaoli đã bay từ Mátxcơva tới thành phố Yakutsk, thủ đô của nước công hòa Sakha, trực thuộc Nga để tham dự lễ khởi công tuyến ống dẫn khí đốt xuyên biên giới, đoạn đi qua lãnh thổ Nga.
"Sự có mặt của ông Zhang phần nào cho thấy chính phủ Trung Quốc coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga ra sao", hãng thông tấn trên khẳng định, và cho biết Bắc Kinh muốn mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác song phương với Mátxcơva, và ở những cấp độ cao hơn.
Đoạn đường ống đi qua Siberia sẽ được đặt tên là "Siberia Power".
Theo hợp đồng được ký giữa hai nước hồi tháng 5, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, bắt đầu từ năm 2018 và kéo dài trong 30 năm.
Gazprom, đại diện phía Nga trong hợp đồng, ước tính tổng vốn đầu tư cho dự án đường ống khí đốt sẽ là trên 5 tỷ USD.
Tuyến ông sẽ nối các mỏ khí đốt tại các vùng Kovyktin và Chayandin với thành phố cảng Vladivostok của Nga, với tổng chiều dài gần 4000 km.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Xinhua
Truyền hình Ukraine công bố lời khai "chấn động" của lính Nga bị bắt ở Donetsk Một bản tin trên truyền hình Ukraine đã chiếu các cuộc thẩm vấn với những binh lính này cho biết họ thuộc trung đoàn 331, sư đoàn dù Svirsk 98. Ảnh minh họa Theo BBC News, Nga cho biết một nhóm quân nhân Nga bị bắt tại miền Đông Ukraine đã vượt qua biên giới do sơ suất. Ukraine nói 10 lính dù...