Pháp có thể thiệt hại hơn 2 tỷ euro vì hủy bán tàu Mistral
Paris đang đối mặt với khả năng bị thiệt hại một khoản gấp đôi dự tính ban đầu khi hủy bán chiến hạm Mistral cho Nga.
Việc Pháp hủy giao tàu cho Nga có thể khiến nước này thiệt hại đến 2 tỷ euro. Ảnh:Reuters
Khoản bồi thường 1,2 tỷ euro mà Pháp dự kiến phải trả do hủy bán tàu Mistral có thể tăng lên đến 2 tỷ euro, tờ Canard Enchainé của Pháp cho biết hôm qua.
Theo tính toán của tờ báo nổi danh về điều tra và có các nguồn tin từ chính phủ này, Pháp sẽ phải trả thêm 100 triệu euro bù đắp chi phí mà Nga bỏ ra để thay đổi ở cảng Vladivostok và các hạng mục để thích ứng với các trực thăng quân đội, trước khi nhận tàu Mistral.
Khoảng 200 triệu euro khác dùng để loại bỏ các dấu vết cho thấy hai con tàu này ban đầu đóng cho Nga. Nhà thầu DCNS yêu cầu bồi thường 350 triệu euro, 400 triệu euro khác là hợp đồng bảo dưỡng cho hai tàu trong 30 năm tới. Dự tính chi phí an ninh trong một tháng để canh giữ hai tàu ở cảng Saint-Nazaire là 5 triệu euro. Do đó, tổng cộng thiệt hại có thể lên đến 2 tỷ euro.
Tuy nhiên không con số nào trong danh mục trên được xác nhận chính thức. Bộ Quốc phòng Pháp vẫn lạc quan rằng thiệt hại sẽ giảm khi bán được tàu cho nước khác.
Video đang HOT
Đến nay cả Pháp và Nga chưa đề cập tới khoản bồi thường mà Paris phải trả cho Moscow, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Le Drian khẳng định con số chính xác sẽ được đưa ra Quốc hội nước này vào tháng sau. Paris cho hay đã trả gần một tỷ euro cho Nga và đảm bảo với người dân là “không có khoản tiền phạt hay trả thêm nào”.
Theo hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD ký hồi tháng 6/2011, Nga dự kiến nhận chiến hạm Mistral đầu tiên do Pháp đóng, mang tên Vladivostok, vào cuối năm ngoái. Chiếc thứ hai, Sevastopol, dự kiến được chuyển giao vào nửa cuối năm nay. Tuy nhiên Pháp tháng 11 năm ngoái tuyên bố hoãn giao hai chiến hạm Mistral cho Nga, với lý do bất đồng trong giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Một số hãng tin của Nga hồi đầu tháng cho biết Nga và Pháp đã kết thúc thảo luận về việc bồi thường do Paris hoãn giao hai tàu Mistral. Khoản đền bù có thể lên đến 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên Tổng thống Pháp Francois Hollande ngay sau đó phủ nhận thông tin, cho biết ông vẫn chưa đưa quyết định cuối cùng.
Khánh Lynh
Theo VNE
Thương vụ Mistral: Pháp thiệt hại, Trung Quốc thu lợi
Trong các bảng tổng soát quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã vượt mặt Pháp chỉ vì thương vụ Mistral bị đình đốn.
Sau khi "thương vụ Mistral" của Pháp đổ bể vì sức ép từ phía đồng minh tăng cường trừng phạt lên Nga, Trung Quốc đã "vượt mặt" Pháp, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba. Đây là kết quả từ một cuộc nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) tiến hành.
Nghiên cứu cho thấy nước Pháp sẽ có được vị trí thứ ba trước Trung Quốc và Đức, nếu cuối năm 2014 nước này giao hai tàu Mistral cho Nga, hoàn thành hợp đồng 1,5 tỷ USD như đã hứa vào năm 2011.
Theo báo cáo vừa được SIPRI công bố ngày 16/03 thì trong giai đoạn từ 2010-2014, Trung Quốc đã tăng 143% thị phần xuất khẩu vũ khí, trong khi tổng số lượng vũ khí chuyển giao toàn cầu khoảng thời gian này chỉ tăng 16% so với 5 năm trước đó.
Nghiên cứu của SIPRI cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang có những bước phát triển ngày càng mạnh.
Tàu Mistral Vladivostok mà Nga đặt hàng Pháp vẫn không rõ tương lai như thế nào
Hiện tại, nước này đang đầu tư sản xuất các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 và tàu khu trục hải quân. Đồng thời các vũ khí chiến đấu của Trung Quốc cũng có mặt nhiều hơn trong các cuộc xung đột trên thế giới vì giá cả rẻ hơn các nước xuất khẩu vũ khí khác.
Trong bảng xếp hạng quốc tế, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất với 31% tổng sản lượng vũ khí toàn cầu. Vị trí thứ 2 thuộc về Nga với 27%.
Năm 2011, Pháp đã đồng ý cung cấp hai tàu lớp Mistral cho Nga theo một hợp đồng trị giá 1,5 tỉ USD. Một trong hai chiếc tàu, Vladivostok, đáng lẽ phải được giao vào tháng 10-2014. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã quyết định đình chỉ việc giao tàu Mistral do cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ngoài ra, nghiên cứu của SIPRI ngoài các yếu tố về hợp đồng được ký kết, sự xuất hiện của vũ khí của quốc gia đó trên các chiến trường, thì việc bàn giao kết thúc các hợp đồng đúng kỳ hạn được cho là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá.
Tiêu chuẩn này cho thấy khả năng đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng, tiềm lực sản xuất của bên bán và uy tín cũng như sự sòng phẳng trong các thương vụ mua bán. Việc Pháp bị đánh tụt hạng đứng sau Trung Quốc cho thấy uy tín của Pháp trên thị trường vũ khí cũng bị tổn thất đáng kể.
Một điều có thể khẳng định rằng với thương vụ Mistral, Pháp đã để quá nhiều yếu tố chính trị can thiệp vào các hợp đồng thương mại, và điều này là không thể chấp nhận đối với cách làm ăn quốc tế.
Ngoài việc thiệt hại kinh tế do không bàn giao tàu và phải bồi thường, tổn thất uy tín sẽ là thiệt hại mà Paris khó có thể lấy lại trong một sớm một chiều. Trong khi với tên tuổi là quốc gia xuất khẩu vũ khí thứ ba thế giới, uy tín và doanh thu của Trung Quốc chắc chắn sẽ phát triển hơn rất nhiều với những hợp đồng tương lai.
Vừa qua, Pháp cũng thất bại với hợp đồng khổng lồ cung cấp hơn 120 máy bay tiêm kích đa nhiệm Rafale với Ấn Độ. Trị giá hợp đồng này lên tới hơn 20 tỷ USD, và Pháp là người đã trúng thầu.
Tuy nhiên đến giờ chót, Ấn Độ đã thay đổi quyết định của mình và dùng số tiền này để đầu tư đẩy mạnh tiến độ dự án nghiên cứu máy bay tiêm kích thế 5 PAK-FA T50 với Nga.
Theo Đất Việt
Nga sẽ có tàu sân bay hạt nhân Nga sẽ có tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân trước năm 2030 và tàu đổ bộ chở trực thăng trước 2020, hãng tin Tass (Nga) ngày 10.8 đưa tin. Mô hình tàu sân bay tương lai của Nga - Ảnh: Hải quân Nga Nguồn tin từ Tập đoàn đóng tàu United Shipbuilding Corporation (USC) cho biết tàu sân bay chạy...