Pháp có hợp đồng bán tiêm kích Rafale thứ ba trong năm 2015
Pháp vừa tiếp tục đạt được thỏa thuận bán 24 chiếc tiêm kích Rafale cho Qatar trị giá 6,3 tỉ euro, sau các hợp đồng với Ai Cập và Ấn Độ trong năm 2015, theo Reuters ngày 30.4.
Chiến đấu cơ đa nhiệm Rafale của Pháp sản xuất – Ảnh: Reuters
Reuters trích thông báo của văn phòng Tổng thống Pháp ngày 30.4 cho biết Tổng thống Francois Hollande đã có cuộc nói chuyện với Hoàng thân Qatar, Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani. Đại diện Qatar đã xác nhận muốn mua 24 chiến đấu cơ Rafale.
Thỏa thuận mua máy bay Rafale thực chất đã được thông qua vào hôm 21.4 trong cuộc gặp giữa bộ trưởng Quốc phòng Pháp, ông Jean-Yves Le Drian và Hoàng thân Tamim bin al-Thani. Tổng thống Hollande sẽ đến thủ đô Doha, Qatar vào ngày 4.5 để dự lễ ký hợp đồng chính thức. Đợt bàn giao đầu tiên dự kiến diễn ra vào năm 2017, theo Le Monde.
Đây sẽ là hợp đồng bán máy bay chiến đấu Rafale thứ ba của hãng Dassault trong năm 2015 sau các thỏa thuận trước đó với Ai Cập (24 chiếc) và Ấn Độ (36 chiếc), Reuters dẫn lời quan chức quốc phòng Pháp cho biết.
Video đang HOT
Thỏa thuận bán máy bay Rafale cho Qatar nâng số tiền mà Pháp thu được từ xuất khẩu vũ khí trong năm 2015 lên 15 tỉ euro. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng đối với hãng sản xuất Dassault sau nhiều năm chịu áp lực vì không bán được máy bay chiến đấu cho nước ngoài.
Reuters dẫn lời quan chức trên cho biết Dassault cũng đang đàm phán để bán 16 chiến đấu cơ đa chức năng này cho Malaysia và đã nối lại các cuộc thảo luận về việc cung cấp máy bay cho Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Những căng thẳng tại Trung Đông với các cuộc chiến ở Yemen, Syria và Libya, cùng sự gia tăng ảnh hưởng của Iran trong khu vực đang khiến các nước Vịnh Ả Rập phải hiện đại hóa sức mạnh quân sự của mình.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Hồng Kông sẽ là thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới
Nhu cầu có cổ phiếu Hồng Kông của các nhà đầu tư Trung Quốc đang tăng mạnh. Giới chuyên gia nhận định đặc khu này đang chuẩn bị vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới.
Bên trong sàn chứng khoán Hồng Kông hôm 5.3 - Ảnh: Reuters
Hãng Bloomberg đưa tin tổng giá trị của các cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông (HKEx) đã đạt mức 4,9 nghìn tỉ USD, cận với mức 5 nghìn tỉ của thị trường chứng khoán Nhật Bản từ hôm 9.4.
Hồng Kông sẽ nhanh chóng thay thế Nhật Bản, giữ vị trí thị trường chứng khoán lớn thứ 3 trên thế giới sau thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc với lần lượt 24,7 nghìn tỉ và 6,9 nghìn tỉ, theo số liệu về giá trị vốn hóa thị trường của hãng tinBloomberg.
Cơn sốt cổ phiếu khiến chỉ số tổng hợp Thượng Hải (Shanghai Composite) tăng 89% trong 12 tháng qua đã lan rộng đến Hồng Kông, nơi mà doanh số giao dịch mỗi ngày trên sàn chứng khoán đều đã vượt Nhật Bản kể từ ngày 9.4 vừa qua.
Nguyên nhân là vì từ ngày 27.3, chính quyền Trung Quốc đã nói lỏng tiếp chính sách, cho phép các công ty quản lý quỹ và các tổ chức đầu tư trong nước mua cổ phiếu trực tiếp ở Hồng Kông. Dòng tiền từ đại lục bắt đầu chảy mạnh vào thị trường đặc khu này.
Trước đó, các cơ quan chức năng hai bên đã cho phép "Kết nối cổ phiếu Thượng Hải - Hồng Kông" hoạt động từ tháng 11.2014. Các nhà đầu tư quốc tế được phép trao đổi một số cổ phiếu chọn lọc trên sàn chứng khoán Thượng Hải, đồng thời lần đầu tiên
cho phép giới đầu tư Trung Quốc mua cổ phần bên ngoài đại lục.
Trong hai ngày 8 và 9.4, giới đầu tư Trung Quốc đạt mức mua lớn nhất với tổng hạn ngạch là 10,5 tỉ nhân dân tệ - tương đương 1,7 tỉ USD - trên sàn HKEx. Cổ phiếu đại lục ở Hồng Kông tăng 10% trong tuần qua, tốt nhất trong số 93 nhóm cổ phiếu được Bloomberg theo dõi.
Tiền của giới đầu tư đại lục sẽ tiếp chảy vào Hồng Kông trong tương lai gần. Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến - một trong các sàn giao dịch chính của Trung Quốc - cho biết họ có hoạch hợp tác với Hồng Kông cuối năm nay.
Trước tình hình này, Nhật Bản đối mặt với nguy cơ tụt xuống vị trí thứ tư, dù cho thị trường chứng khoán nước này đã tăng trưởng gấp đôi dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe. Ngày 10.4, chỉ số Nikkei 225 - chỉ số giá bình quân của 225 loại cổ phiếu lớn nhất tại Tokyo - đã giao dịch ở mức trên 20.000 điểm lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua.
Koji Toda, Giám đốc quản lý quỹ tại Resona Bank, cho biết: "Thị trường Nhật hiện đang trên đà tăng nhờ có niềm tin rằng chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ giúp đất nước thoát khỏi giảm phát. Lúc này, nếu chứng khoán Trung Quốc tăng lên nhờ các nỗ lực kích thích nền kinh tế của chính phủ, thì đó là tin tốt cho nền kinh tế toàn cầu".
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ấn Độ ký hợp đồng 4 tỷ euro mua chiến đấu cơ của Pháp Thủ tướng Ấn Độ ngày 10/4 tuyên bố sẽ mua của Pháp 36 chiến đấu cơ Rafale do công ty Dasault sản xuất. Từ 9-11/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có chuyến thăm chính thức Pháp đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ truyền thống giữa hai nước, trong đó tập trung cho...