Pháp cảnh báo về nguy cơ phải ‘phân phối năng lượng’ trong mùa Đông
Ngày 29/8, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cảnh báo về nguy cơ phải thực hiện “phân phối năng lượng” trong mùa Đông này, đồng thời thúc giục giới lãnh đạo các công ty triển khai các biện pháp giảm tiêu thụ năng lượng.
Các bể chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Dunkerque, miền Bắc nước Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hiệp hội giới chủ Pháp MEDEF, bà Borne nêu rõ: “Nếu chúng ta cùng hành động thì có thể giải quyết được nguy cơ thiếu hụt (năng lượng), song trong trường hợp mọi người không tham gia và nếu xảy ra các kịch bản xấu nhất, chúng tôi có thể buộc phải áp đặt cắt giảm tiêu thụ (nhiên liệu) đối với người tiêu dùng”.
Thủ tướng Pháp cho biết nếu buộc phải phân bổ năng lượng thì các công ty sẽ phải chịu tác động nhất. Theo bà, chính phủ Pháp đã đề ra một kế hoạch dự phòng, trong đó bao gồm “một hệ thống giao dịch hạn ngạch”, có thể giúp các công ty mua và bán hạn ngạch điện. Ngoài ra, Chính phủ Pháp cũng đang chuẩn bị các biện pháp hỗ trợ cho các công ty này. Bà Borne cũng kêu gọi từng công ty đề ra kế hoạch tiết kiệm năng lượng riêng vào tháng 9.
So với nhiều nước khác ở châu Âu, Pháp ít chịu tác động hơn từ việc giá khí đốt tăng cao sau khi Nga quyết định giảm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu do cuộc xung đột ở Ukraine.
Pháp có 56 lò phản ứng hạt nhân, sản xuất khoảng 70% lượng điện năng của cả nước. Tuy nhiên, 32 lò phản ứng trong số này hiện đang ngừng hoạt động để bảo dưỡng định kỳ hoặc kiểm tra nguy cơ ăn mòn trong các lò phản ứng.
Pháp phạt tiền các cửa hàng lãng phí điện chạy điều hòa không khí
Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Năng lượng Pháp Agnes Pannier-Runacher ngày 24/7 tuyên bố các cửa hàng có hệ thống điều hòa nhiệt độ sẽ được yêu cầu đóng cửa hoặc bị phạt tiền nếu để cửa mở trong lúc sử dụng thiết bị làm mát không khí.
Bảng điện tử báo nhiệt độ ngoài trời lên tới 44 độ C tại Brest, miền Tây Pháp ngày 18/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Quy định này nhằm mục đích khắc phục tình trạng lãng phí năng lượng trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu đang phải vật lộn với làn sóng nhiệt nghiêm trọng.
Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh RMC, Bộ trưởng Pannier-Runacher cho rằng để cửa mở khi điều hòa nhiệt độ đang hoạt động sẽ làm "tăng thêm 20% lượng điện tiêu thụ và... hành động này là lố bịch". Bên cạnh đó, bà xác nhận Chính phủ Pháp cũng lên kế hoạch hạn chế sử dụng biển hiệu quảng cáo phát sáng.
Trong một động thái tương tự, phát biểu với tờ Journal du Dimanche, bà Pannier-Runacher thông báo: "Trong vài ngày tới, tôi sẽ ban hành 2 sắc lệnh: Sắc lệnh đầu tiên sẽ mở rộng lệnh cấm biển hiệu quảng cáo phát sáng, đối với các thành phố ở mọi quy mô, trong khoảng thời gian từ 1h00 đến 6h00 (ngoại trừ các sân bay và nhà ga). Sắc lệnh thứ 2 sẽ cấm các cửa hàng để cửa mở trong khi hệ thống điều hòa không khí và sưởi ấm đang hoạt động".
Trong tháng 7, một số thành phố ở Pháp - tương tự những khu vực khác ở châu Âu đang phải vật lộn với làn sóng nhiệt suốt thời gian gần đây - đã thông qua các quy định ở cấp địa phương về việc áp đặt những khoản phạt tiền đối với các cửa hàng có hệ thống điều hòa không khí vi phạm quy định. Hiện nay, Chính phủ Pháp đang lên kế hoạch mở rộng quy định này ra phạm vi toàn quốc, với khoản phạt tiền có thể lên đến 750 euro (khoảng 766 USD), song nhấn mạnh rằng công tác tuyên truyền đối với các chủ cửa hàng là ưu tiên hàng đầu.
Chân dung nữ Thủ tướng Pháp đầu tiên sau 30 năm Bà Elisabeth Borne được đặt biệt danh là "bộ trưởng biến những cải cách bất khả thi thành điều có thể". Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne. Ảnh: Getty Images Tổng thống Emmanuel Macron ngày 17/5 đã bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne vào cương vị thủ tướng, đánh dấu lần đầu tiên trong 30 năm một người phụ nữ nắm...