Pháp cảnh báo “EU sẽ phát động chiến tranh kinh tế toàn diện với Nga”
Một cuộc chiến kinh tế, tài chính toàn diện của EU có thể gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của Nga, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire (Ảnh: AFP).
Trả lời phỏng vấn đài France Info hôm nay 1/3, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ phát động một “cuộc chiến tranh kinh tế, tài chính toàn diện” chống lại Nga. Bộ trưởng Le Maire cảnh báo, Nga sẽ phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ kinh tế do tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.
Ông Le Maire cho biết thêm, ông sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo của tập đoàn TotalEnergies và Engie về các hoạt động của họ ở Nga. Trước đó, Bộ trưởng Maire cũng cho biết, giới chức Pháp sẽ xác định những công dân Nga có tài sản ở Pháp để đưa vào danh sách trừng phạt của EU nếu có mối liên hệ với chính phủ Nga hoặc đến chiến dịch quân sự đặc biệt hiện nay của Nga ở Ukraine.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh EU đang siết lệnh trừng phạt Nga để phản đối chiến dịch quân sự của Nga.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 27/2 tuyên bố toàn bộ không phận của 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ đóng cửa với máy bay Nga, bao gồm máy bay của hãng hàng không và máy bay tư nhân.
Video đang HOT
Đáp trả lệnh trừng phạt này, Nga hôm qua thông báo sẽ cấm sử dụng không phận đối với máy bay của 36 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có EU. Moscow cho biết trong những trường hợp đặc biệt, các chuyến bay từ các quốc gia bị Nga cấm cửa có thể được phép vào Nga nếu họ được cơ quan hàng không hoặc Bộ Ngoại giao Nga đảm bảo thông quan đặc biệt.
Lệnh cấm máy bay Nga trong toàn khu vực EU sẽ khiến Nga bị gạt khỏi tuyến đường hàng không dễ di chuyển nhất về phía Tây, trong khi các biện pháp trả đũa do Moscow ban hành có thể khiến các hãng hàng không châu Âu khó khăn hơn trong các đường bay về phía Đông, đặc biệt là tới châu Á.
Ngoài lệnh cấm máy bay Nga sử dụng không phận, cuối tuần trước, các nước phương Tây cũng nhất trí đưa Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT trong gói trừng phạt thứ 3 nhằm vào Moscow kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự Ukraine.
Cuối tuần trước, các nước phương Tây cũng nhất trí đưa Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT trong gói trừng phạt thứ 3 nhằm vào Moscow kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự Ukraine. Khi cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine liên tục leo thang, Mỹ và các đồng minh phương Tây cuối cùng đã phải dùng đến lá bài này mặc dù lệnh trừng phạt đó cũng gây tác động tiêu cực đến họ.
Việc loại Nga khỏi SWIFT sẽ khiến các tổ chức tài chính gần như không thể gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi Nga. Điều này sẽ kéo theo cú sốc cho các doanh nghiệp của Nga và khách hàng nước ngoài của mình, đặc biệt là khách hàng mua dầu và khí đốt bằng USD.
“Loại Nga khỏi SWIFT, Nga sẽ không nhận được ngoại tệ, nhưng châu Âu cũng sẽ không nhận được hàng hóa, dầu, khí đốt, kim loại và các hàng hóa quan trọng khác”, Phó Chủ tịch Thượng viện Nga Nikolai Zhuravlev cảnh báo.
Bất chấp những rủi ro này, phương Tây cảnh báo sẽ tiếp tục đưa ra các lệnh trừng phạt “chưa từng có” nếu Nga không chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine, khôi phục an ninh ở khu vực.
Nga chặn đầu tư nước ngoài tháo chạy, chiến sự ở Ukraine tiếp diễn
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho rằng các doanh nhân không nên chịu áp lực chính trị khi đưa ra quyết định.
Hãng thông tấn RT đưa tin, ông Mishustin ngày 1/3 thông báo Nga đang tạm thời dừng việc rút các khoản đầu tư nước ngoài ra khỏi quốc gia này. Quyết định được đưa ra như một phản ứng trước tình trạng vốn của Nga ở nước ngoài bị Mỹ, EU cùng các đồng minh đóng băng.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Ảnh: AP
"Chúng tôi hy vọng những người đã đầu tư vào đất nước của chúng tôi sẽ có thể tiếp tục làm như vậy trong tương lai. Tôi chắc chắn rằng áp lực trừng phạt cuối cùng sẽ giảm và những ai không rút bớt các dự án của họ ở đất nước chúng tôi, không khuất phục trước khẩu hiệu của các chính trị gia nước ngoài, sẽ giành chiến thắng", RT dẫn lời Mishustin tại cuộc họp hàng ngày về sự phát triển kinh tế của Nga.
Quan chức này lý giải thêm: "Trong thực tiễn cấm vận hiện nay, các doanh nhân nước ngoài bị dẫn dắt không phải bởi các yếu tố kinh tế mà bằng việc ra các quyết định dưới áp lực chính trị. Để cho phép các doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt, một dự thảo Nghị định của Tổng thống đã được chuẩn bị để áp dụng các hạn chế tạm thời đối với việc thoái các tài sản của Nga. Thực tế cho thấy, thoát khỏi thị trường thì dễ nhưng quay trở lại nơi dày đặc đối thủ cạnh tranh thì khó hơn nhiều", ông Mishustin giải thích.
Nga có bước đi trên sau khi nước này chịu nhiều đòn trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Trong một diễn biến mới, YouTube vừa khóa các kênh của các hãng thông tấn Nga RT và Sputnik đối với toàn bộ người sử dụng ở châu Âu, viện dẫn "chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine". Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.
Một xe chở quân bọc thép của Ukraine bị trúng đạn trước một ngôi trường. Ảnh: Reuters
Đến hôm nay, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã kéo dài sang ngày thứ 6. Quân Nga đã tiến đến thành phố Kherson, gần bán đảo Crưm do Moscow kiểm soát, và lập nhiều chốt kiểm soát ở các vùng ngoại ô.
Một quan chức Ukraine cho biết, phía Nga ngày 28/2 nã pháo vào một đơn vị quân sự ở Okhtyrka, một thành phố nằm giữa Kharkiv và Kiev, khiến ít nhất 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng. Tờ Kiev Independent đưa tin, những tiếng còi báo động không kích vang lên ở Kiev, Kharkiv cùng nhiều thành phố khác, trong đó có Vinnytsia, Uman và Cherkasy.
Các phái đoàn đàm phán của Nga và Ukraine đã kết thúc cuộc gặp tại biên giới Belarus mà không đạt được đột phá nào. Hai bên nhất trí "sớm" tiến hành cuộc gặp thứ 2.
Nga giáng đòn trả đũa Thụy Sĩ Cơ quan hàng không Liên bang Nga Rosaviatsiya hôm nay (1/3) thông báo cấm các máy bay Thụy Sĩ đi vào không phận nước này. Nga trả đũa Thụy Sĩ Theo hãng tin CNN và RT, thông báo của Rosaviatsiya viết: "Quyết định trên là một biện pháp đáp trả sau khi Thụy Sĩ áp lệnh cấm với máy bay Nga. Moscow đã...