Pháp cảnh báo công dân gặp nguy hiểm ‘khắp mọi nơi’
Ngoại trưởng Pháp Le Drian cảnh báo người dân nước này đang đối mặt nguy hiểm “khắp nơi trên thế giới” sau vụ đâm dao khiến ba người chết.
“Cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ tấn công đã được chuyển tới mọi công dân Pháp ở nước ngoài, dù họ ở bất cứ đâu, vì nguy cơ xuất hiện ở khắp mọi nơi”, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết hôm 30/10.
Phát biểu được đưa ra sau vụ đâm dao khiến ba người chết và nhiều người bị thương bên ngoài một nhà thờ ở thành phố Nice, miền nam nước Pháp, hôm 29/10. Lãnh đạo các nước và tổ chức thế giới đã lên án vụ tấn công và khẳng định luôn sát cánh cùng nhân dân, chính phủ Pháp.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tại Tunisia hôm 22/10. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Pháp đang chứng kiến nhiều vụ tấn công bằng dao được thực hiện bởi các phần tử cực đoan. Thầy giáo Samuel Paty hôm 16/10 bị chặt đầu bên ngoài trường trung học Bois d’Aulne, nơi ông làm việc, sau khi cho học sinh xem tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed. Nghi phạm Abdullakh Anzorov, 18 tuổi, khi ra tay với thầy giáo Paty đã hô lớn “Allah Akbar” (đấng Allah vĩ đại) .
Vụ đâm dao xảy ra gần một nhà thờ ở thành phố Nice chiều 29/10 khiến ba người thiệt mạng, trong đó ít nhất một người bị cắt cổ. Nghi phạm 21 tuổi người Tunisia liên tục hô “Allah Akbar” và đã bị cảnh sát bắt ngay sau vụ tấn công.
Làn sóng phản đối Pháp và Tổng thống Emmanuel Macron gần đây cũng lan rộng sau khi ông khiến nhiều quốc gia theo Hồi giáo tức giận vì ủng hộ xuất bản tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed, điều cấm kỵ đối với đạo Hồi.
Hơn 40.000 người đã tham gia cuộc biểu tình phản đối được Islami Andolon Bangladesh, một trong những đảng Hồi giáo lớn nhất nước này, tổ chức hôm 26/10 và gọi Pháp là “kẻ thù của người Hồi giáo”. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan kêu gọi người dân nước này tẩy chay hàng hóa Pháp, đồng thời chỉ trích người đồng cấp Pháp và nói rằng Macron nên “đi kiểm tra tâm thần” vì cách đối xử với người Hồi giáo.
Một người đàn ông khoảng 40 tuổi bị bắt tại thành phố Jeddah, Arab Saudi hôm 29/10 sau khi đâm bị thương một cảnh vệ tại lãnh sự quán Pháp.
Charlie Hebdo lại gây sóng gió
Lần này, tuần báo trào phúng Charlie Hebdo của Pháp vẽ tranh biếm họa mang tính "xúc phạm" đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ phản đối tuần báo Charlie Hebdo vì đăng lại các tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed hồi tháng rồi. Ảnh: AFP
Bức tranh được đăng trên trang bìa số báo tuần này của Charlie Hebdo mô tả ông Erdogan ngồi uống bia và tốc váy một phụ nữ Hồi giáo. Vụ việc đã khiến Văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm 28-10 ra tuyên bố sẽ có hành động pháp lý và ngoại giao đáp trả Pháp. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng công kích báo Charlie Hebdo, cáo buộc ấn phẩm nói trên gieo rắc "những hận thù". "Chúng tôi lên án mạnh mẽ ấn phẩm liên quan tới Tổng thống Erdogan trên tạp chí Pháp bởi nó không tôn trọng tín ngưỡng, sự thiêng liêng và các giá trị", phát ngôn viên của Tổng thống Erdogan Ibrahim Kalin nói rõ trên Twitter.
Trong khi phía Paris lên tiếng bảo vệ các nhà báo, Văn phòng Tổng công tố Ankara quyết định mở cuộc điều tra đối với các lãnh đạo của Charlie Hebdo. Xúc phạm tổng thống là hành động phạm tội tại Thổ Nhĩ Kỳ, có thể lãnh án tù lên tới 4 năm. Lãnh đạo các nước Hồi giáo cũng chỉ trích hành động mà họ cho là kỳ thị người Hồi giáo này ở phương Tây.
Charlie Hebdo gây sóng gió sau khi Tổng thống Erdogan chỉ trích người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron vì bày tỏ sự ủng hộ với giáo viên Samuel Paty bị một phần tử Hồi giáo cực đoan sát hại hôm 16-10. Thầy Paty đã cho học sinh xem các tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed.
Liên quan đến những bức vẽ của Charlie Hebdo, tuần rồi, tờ La Nouvelle République có trụ sở tại thành phố Tours (Pháp) đã phải trình đơn kiện do nhận những lời đe dọa trên mạng xã hội Facebook. Trước đó, báo này đã tái xuất bản các tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed trên trang bìa. ược biết, người theo đạo Hồi chiếm 10% dân số quốc gia hình lục lăng.
Lý lịch của Charlie Hebdo
Charlie Hebdo là tuần báo nổi tiếng ở Pháp chuyên vẽ châm biếm với luận điệu bất kính và chống các tôn giáo như Hồi giáo, Do Thái giáo, Công giáo...
Theo Kênh NBC News, Charlie Hebdo đã "quen mặt" với dư luận Pháp vì những vụ việc gây tranh cãi và bị đe dọa tấn công từ các tổ chức cực đoan. Nhưng tờ báo vẫn tiếp tục đường lối hoạt động của riêng mình, thậm chí có những phát ngôn "mạnh miệng" không lùi bước. Nguyên nhân của vụ xả súng tấn công vào tòa soạn Charlie Hebdo, khiến 12 người chết hồi đầu năm 2015 được cho xuất phát từ những bức vẽ biếm họa thủ lĩnh tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi. ây là vụ đầu tiên trong hàng loạt cuộc tấn công của những phần tử cực đoan tại Pháp.
Theo tờ Washington Post, sự bất kính, khiếm nhã trong việc châm biếm nhiều tôn giáo đã khiến tuần báo Charlie Hebdo rơi vào tầm ngắm của các tổ chức cực đoan trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là các nhóm Hồi giáo. Theo đức tin của đạo Hồi, việc vẽ tranh, phác họa chân dung đấng đối cao là điều vô cùng cấm kỵ, huống chi là vẽ tranh biếm họa. Những tranh cãi bắt đầu được thổi bùng từ năm 2006, khi Charlie Hebdo đăng lại 12 bức ảnh biếm họa nhà tiên tri Mohammed, từng được một tờ báo an Mạch đăng từ năm 2005. Hậu quả là Charlie Hebbi bị hai cộng đồng Hồi giáo tại Pháp khởi kiện vào năm 2007. Bốn năm sau, tờ báo này tiếp tục bị ném bom xăng sau khi đăng hình biếm họa nhà tiên tri Mohammed lên trang bìa với hình ảnh đấng tối cao có chiếc mũi hề và dòng chú thích "nhạy cảm".
Không dừng lại, vào năm 2012, Charlie Hebdo vẫn đăng tiếp nhiều bức ảnh châm biếm nhà tiên tri Mohammed với nội dung gây sốc, được cho báng bổ đấng tối cao của đạo Hồi. ộng thái này được cho là nhằm đáp trả vụ ném bom xăng, như để chứng tỏ tờ báo không hề sợ hãi trước sự tấn công của các nhóm cực đoan, theo Washington Post. Tuy nhiên, vụ việc đã buộc Pháp phải tạm thời đóng cửa các đại sứ quán và trường học ở trên 20 nước theo Hồi giáo vì sợ bị trả thù, khiến dư luận trong nước càng thêm bức xúc và chỉ trích hành động của Charlie Hebdo.
Giáo sĩ đạo Hồi tuyên 'án tử' với thầy giáo Pháp trước vụ chặt đầu Một giáo sĩ Hồi giáo và cha một nữ sinh đã ra "fatwa", sắc lệnh tôn giáo nhắm vào thầy Paty vì cho học sinh xem tranh biếm họa Mohammed. "Họ dường như đã ra fatwa nhằm vào thầy giáo này", Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin hôm nay cho hay, đề cập đến cha một nữ sinh trong lớp của giáo...