Pháp cấm sử dụng thuốc hydroxychloroquine trong điều trị COVID-19
Ngày 27/5, Chính phủ Pháp đã hủy bỏ sắc lệnh cho phép các bệnh viện kê đơn thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine để điều trị các bệnh nhân mắc dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, sau khi hai cơ quan tư vấn nước này cảnh báo loại thuốc này có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Các vỉ thuốc có thành phần chloroquine và hydroxychloroquine tại bệnh viện La Timone ở Marseille, miền Nam Pháp ngày 26/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo những quy định mới được Chính phủ Pháp, các bác sĩ nước này không còn được phép sử dụng hydroxychloroquine để điều trị những bệnh nhân mắc COVID-19. Loại thuốc này hiện chỉ có thể được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá tính hiệu quả trong việc chống lại virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
Quyết định của Chính phủ Pháp được đưa ra hai ngày sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã “tạm thời” đình chỉ các thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine về khả năng điều trị bệnh COVID-19 tại một loạt quốc gia.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay quyết định đã được đưa ra sau khi tuần san y khoa Lancet công bố một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hydroxychloroquine điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 có thể làm gia tăng khả năng tử vong của những người này. Cũng theo ông Tedros, những cuộc thử nghiệm được WHO hỗ trợ này đã bị “đình chỉ trong lúc đánh giá lại về tính an toàn” của loại thuốc này.
Hôm 25/5, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học The Lancet của Anh đã phát hiện bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để dùng hydroxychloroquine có tỷ lệ tử vong cao hơn và tần số nhịp tim không đều cao hơn so với các bệnh nhân sử dụng phác đồ khác trong điều trị bệnh COVID-19.
Số ca tử vong tiến dần mốc 15.000, Pháp chuẩn bị gia hạn phong toả
Tính đến hết ngày 12/4, nước Pháp đã trải qua 4 tuần phong tỏa toàn quốc liên tục, tuy nhiên cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa đạt hiệu quả rõ ràng.
Trong thông cáo ngày 12/4, Bộ Y tế Pháp cho biết, có 310 ca tử vong được ghi nhận thêm trong 24 giờ tại hệ thống các bệnh viện. Tính đến ngày 12/4, nước Pháp ghi nhận tổng cộng 14.393 ca tử vong, trong đó 9.253 ca tại hệ thống bệnh viện và 5.140 ca tại các sở y tế xã hội, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi.
Việc xét nghiệm vẫn bị chỉ trích tại Pháp (Ảnh: KT)
Trong tổng số hơn 31.800 bệnh nhân hiện nhập viện, có 6.845 ca cần hồi sức, cấp cứu, giảm nhẹ so với 24 giờ trước. Như vậy, số ca bệnh nặng tiếp tục có xu hướng giảm trong ngày thứ tư liên tiếp. Tính đến ngày 12/4, nước Pháp xác định hơn 95.400 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 thông qua xét nghiệm, gần 27.200 người đã được chữa khỏi bệnh và xuất viện.
Khu vực thủ đô Paris và các tỉnh lân cận tiếp tục là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong những ngày qua, số ca tử vong và những ca bệnh nặng, phải hồi sức, cấp cứu cũng có xu hướng giảm dần. Trong vòng 24 giờ, khu vực này ghi nhận 153 ca tử vong và hiện còn 2.618 ca bệnh nặng.
Nước Pháp đã chính thức kết thúc 4 tuần phong tỏa, cách ly toàn quốc. Tuy nhiên, hiệu quả của cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa được khẳng định.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến sẽ có bài phát biểu trên sóng truyền hình vào tối 13/4, trong đó sẽ đề cập tới việc gia hạn thời gian phong tỏa toàn quốc. Hiện tại, chính phủ Pháp đang tích cực tham vấn Hội đồng khoa học và lãnh đạo các đảng chính trị nhằm thống nhất giải pháp cho giai đoạn tới.
Bà Marine Le Pen, Chủ tịch đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cho rằng: "Thủ tướng đã gọi cho chủ tịch các đảng chính trị để tham vấn ý kiến. Tôi nghĩ rằng, đối với cuộc khủng hoảng y tế này, chúng ta không nên thực hiện chiến lược phòng thủ. Ngược lại, chúng ta cần phải ở thế tấn công, để khoảng thời gian phong tỏa vừa qua ít nhất cũng có ích để bắt đầu đưa ra các quyết định khẩn cấp, chẳng hạn như xét nghiệm rộng rãi đối với những người vẫn còn làm việc, để biết ai là người nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc ai có thể được cách ly".
Theo bà Marine Le Pen, nước Pháp không thể dỡ bỏ phong tỏa mà không tiến hành xét nghiệm rộng rãi và đặc biệt là trang bị khẩu trang cho tất cả người dân. Chủ tịch đảng Tập hợp quốc gia cũng yêu cầu chính phủ Pháp đóng cửa biên giới để tránh làn sóng lẫy nhiễm thứ hai, sau khi nước này dỡ bỏ phong tỏa./.
Huỳnh Điệp
Cuộc chiến khốc liệt giành giật khẩu trang ở Pháp mùa COVID-19 Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến nghiêm trọng trên toàn thế giới, cuộc chiến giành giật khẩu trang không chỉ diễn ra giữa các quốc gia. Trong những ngày gần đây, chiếc khẩu trang đang là đề tài gây nhiều bàn tán, tranh luận, thậm chí là mâu thuẫn tại nước Pháp. Cách đây ít ngày, lãnh đạo một địa phương...