Pháp cam kết giải quyết tình trạng quá tải tại các điểm du lịch
Trong bối cảnh lượng khách đổ về các điểm du lịch nổi tiếng ngày một tăng, mới đây, Chính phủ Pháp đã công bố một kế hoạch nhằm điều tiết tốt hơn lượng du khách nhằm giải quyết tình trạng quá tải đang phải đối mặt.
Khách du lịch chụp ảnh bên Tháp Eiffel ở thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn của tờ nhật báo Le Figaro, Bộ trưởng Du lịch Pháp Olivia Gregoire cho rằng Pháp cần điều tiết tốt hơn lượng khách du lịch trong mùa cao điểm bởi tình trạng quá tải có nguy cơ gây tổn hại môi trường, cuộc sống người dân bản địa và trải nghiệm của chính du khách. Cụ thể, bà Gregoire cho biết Chính phủ Pháp sẽ thành lập một nhóm giám sát để xác định những địa điểm du lịch có nguy cơ nhất và xây dựng các chiến lược để khuyến khích du lịch vào mùa thấp điểm.
Theo Bộ trưởng Gregoire, dù là một trong những địa điểm thu hút đông khách du lịch nhất thế giới, song Pháp vẫn chưa đẩy mạnh tuyên truyền thông tin, trong đó có những nguy cơ khi di du lịch vào mùa cao điểm hay việc khuyến khích du khách chuyển hướng sang những địa điểm ít được biết đến hơn. Do đó, chính phủ sẽ hợp tác chặt chẽ với giới chức địa phương, đẩy mạnh việc phủ sóng thông tin về các địa điểm du lịch khác tại nước Pháp, cũng như “tranh thủ” những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để tuyên truyền khuyến khích du khách tìm kiếm các địa điểm chưa được nhiều người biết tới hoặc thực hiện các chuyến đi không phải là tháng mùa Hè cao điểm.
Thống kê của Chính phủ Pháp cho thấy 80% hoạt động du lịch mới chỉ tập trung vào 20% lãnh thổ của nước này. Bà Gregoire nhận định muốn giảm tải các điểm du lịch vốn đã được quảng bá quá nhiều, chính phủ cần mở các chương trình quảng bá cho các lộ trình khám phá du lịch khác. Trước mắt, chính phủ sẽ tung ra một chiến dịch bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác nhằm thúc đẩy du lịch 4 mùa trên khắp đất nước.
Du lịch lâu nay là một ngành đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế Pháp. Sau hơn 2 năm bị đình trệ do đại dịch COVID-19, hoạt động du lịch đã sôi động trở lại. Nhiều du khách đến thăm các điểm du lịch nổi tiếng của Pháp như đảo tu viện Mont-Saint-Michel ở vùng Normady cảm thấy bất ngờ trước lượng lớn du khách đổ về đây. Còn tại bãi biển Etretat cũng ở vùng này, vào mùa cao điểm, có tới 10.000 lượt khách du khách tới mỗi ngày.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Pháp dự báo sẽ tiếp đón khoảng 37 triệu lượt khách du lịch trong năm nay, chỉ thấp hơn mức 38,5 triệu lượt du khách ghi nhận hồi năm 2019 trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Ngoại trưởng Italy hủy chuyến thăm Pháp do mâu thuẫn về vấn đề người di cư
Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani đã hủy chuyến thăm tới Paris ngày 4/5 sau khi giới chức Pháp đưa ra phát biểu chỉ trích chính sách của Rome đối với vấn đề người di cư.
Tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy tiếp cận thuyền chở người di cư trong chiến dịch giải cứu ngoài khơi Italy, ngày 10/4/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh ở Paris ngày 4/5, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin bình luận rằng chính phủ của Thủ tướng Italy Giorgia Meloni "không đủ năng lực giải quyết các vấn đề về người di cư mà nước này đang đối mặt". Ngoại trưởng Italy Tajani cho rằng phát biểu này của Bộ trưởng Nội vụ Pháp là "không thể chấp nhận được", đồng thời hủy chuyến thăm dự kiến tới Paris. Ngoại trưởng Italy nhấn mạnh "đây không phải tinh thần nên có khi đối mặt với các thách thức chung của khu vực" và phía Rome chờ đợi ông Darmanin "xin lỗi Thủ tướng, Chính phủ cũng như đất nước Italy".
Pháp sau đó đã tìm cách xoa dịu căng thẳng, bày tỏ hy vọng có thể sớm sắp xếp lại cuộc gặp giữa ông Tajani và người đồng cấp Pháp Catherine Colonna. Bộ Ngoại giao Pháp nhấn mạnh nước này "mong muốn phối hợp với Italy giải quyết thách thức chung khi làn sóng người di cư gia tăng nhanh". đồng thời kêu gọi "bình tĩnh đối thoại".
Những năm qua, Pháp và Italy đã nhiều lần mâu thuẫn liên quan vấn đề làn sóng người di cư. Mới đây nhất, tháng 11/2022, chính quyền Thủ tướng Giorgia Meloni đã từ chối tiếp nhận một tàu chở 230 người nhập cư tới Italy. Sau đó, Pháp cho phép tàu này cập cảng và chỉ trích động thái của Italy là "không thể chấp nhận được", đồng thời đình chỉ kế hoạch tiếp nhận 3.500 người di cư từ Italy. Quan hệ giữa 2 bên phần nào được cải thiện sau cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Giorgia Meloni bên lề Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tháng 3/2023.
Chính phủ của Thủ tướng Meloni ưu tiên các biện pháp ngăn chặn dòng người di cư vượt biển đến nước này. Theo Bộ Nội vụ Italy, tính từ đầu năm 2023 đã có hơn 42,000 người di cư đến các bờ biển của nước này, nhiều gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Những người này chủ yếu đến từ Bắc Phi.
Tháng trước, Chính phủ Pháp thông báo đã phải phải huy động thêm 150 cảnh sát nhằm đối phó với "sức ép di cư gia tăng ở biên giới Italy".
Chính phủ Pháp vẫn thực thi luật cải cách hưu trí Ngày 28/3, Chính phủ Pháp đã bác bỏ yêu cầu của các công đoàn về việc cân nhắc lại luật tăng tuổi hưu đang gây tranh cãi. Người dân tham gia cuộc biểu tình phản đối luật cải cách hưu trí tại Bordeaux, Pháp, ngày 28/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Laurent Berger, lãnh đạo CFDT - công đoàn lớn nhất tại Pháp, và một...