Pháp bí mật giúp Nga trong cả 2 vụ Mistral và Yukos?
Theo tin báo Nga mới nhất, Pháp đã giúp Nga, bí mật chuyển gần 1,2 tỷ euro bồi thường phá vỡ hợp đồng mua bán chiến hạm.
Pháp giúp Nga né vụ Yukos, bí mật trả gần 1,2 tỷ euro
Hôm qua, cả đại diện của điện Kremlin và điện Elysee đều chính thức tuyên bố rằng, tranh chấp về hợp đồng mua bán hai tàu sân bay trực thăng của Nga “ Mistral” đã được giải quyết xong, chấm dứt những lùng nhùng trong bản hợp đồng gây tranh cãi gần 1 năm qua.
Trước đó, vào ngày 31-7, theo một số nguồn tin trong khu vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, quá trình đàm phán giữa Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin và Tổng thư ký về Quốc phòng và An ninh quốc gia Pháp Louis Gauthier, đã đạt thỏa thuận cuối cùng về chấm dứt hợp đồng giao “Mistral” cho Nga.
Nga đề nghị Pháp phải bồi thường thiệt hại của mình gồm tiền tạm ứng, kinh phí đào tạo 400 chuyên viên từ thủy thủ đoàn, tiền xây dựng hạ tầng cơ sở phù hợp với các tàu chở máy bay trực thăng kiểu “Mistral” tại Vladivostok và kinh phí làm việc để chế tạo 4 trực thăng hạm Ka-52K.
Tổng số tiền Nga đã bỏ ra trong thương vụ này là 1,163 tỷ euro. Nếu nhận đủ tiền và tháo dỡ xong hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị điều khiển và thiết bị chống đóng băng, 2 tàu Vladivostok và Sevastopol sẽ chính thức thuộc về Paris, tùy ý Pháp muốn bán cho ai thì bán.
Trang web của Sputniknews cho biết, trong bối cảnh bí mật tuyệt đối, phía Pháp đã chuyển hơn 1,1 tỷ euro vào tài khoản của “một trong các ngân hàng giấu tên” của Nga. Đến tháng 9 tới, các chuyên gia Nga sẽ hoàn thành việc tháo dỡ thiết bị của nước này, sau đó Pháp sẽ hoàn toàn sở hữu tàu “ Mistral“.
Pháp đã âm thầm trả tiền xong cho Nga xong rồi mới công bố?
Thực tế các bên hoàn tất quá trình giải quyết tất cả các vấn đề về việc chấm dứt hợp đồng mua bán hai tàu sân bay trực thăng đã được truyền thông Nga manh nha đưa tin từ đầu tháng 8.
Tuy nhiên, vì muốn giữ bí mật cho đến khi “đầu xuôi, đuôi lọt” nên Tổng thống Pháp Francois Hollande đã phủ nhận điều này, đến khi Paris chuyển tiền xong cho Moscow, hai bên mới chính thức công bố.
Video đang HOT
Theo báo “Kommersant”, khoản tiền này được chuyển vào các tài khoản thanh toán của Nga trong điều kiện tuyệt đối bí mật, bởi Moscow lo ngại rằng tiền có thể bị bắt giữ như một phần của vụ Yukos. Số tiền này cũng bao gồm những rủi ro và chi phí liên quan để tháo dỡ và bốc dỡ thiết bị từ tàu.
Tối hôm 5/8, gần như đồng thời thông tin này được đồng thời xác nhận trong thông điệp đặc biệt của cả điện Kremlin và điện Elysee. Theo nguồn tin trong khu vực hợp tác kỹ thuật-quân sự, Pháp đã hoàn trả cho Nga xấp xỉ 1,2 tỷ euro (theo tin trước đó, chính xác là 1,163 tỷ euro).
Pháp đã giúp Nga giữ tài sản trong vụ Yukos
Trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande, các vị đứng đầu nhà nước đã thông qua quyết định chung để chấm dứt hợp đồng mua sắm 2 tàu sân bay trực thăng Mistral, được ký kết ngày 17 tháng 6 năm 2011.
Bộ phận báo chí Kremlin nhấn mạnh rằng, trong quá trình “đàm phán ở cấp chuyên gia”, 2 bên đã thỏa thuận xong về số tiền bồi thường cho các khoản mà Liên bang Nga đã thanh toán theo hợp đồng và các khoản chi khác của Nga, liên quan đến phát triển các trang bị sử dụng trên tàu.
Đồng thời, 2 bên cũng đồng thuận một vấn đề là đến tháng 9, nhóm chuyên gia đang được Nga triệu tập sẽ sang Pháp tháo dỡ các thiết bị và vật liệu Nga lắp đặt trên tàu. “Paris đã chuyển tiền và sau khi tháo trả các thiết bị, Pháp sẽ sở hữu hai tàu này” – thông báo của điện Kremlin nêu rõ.
Như vậy, ngày 5/8/2015 đã đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh cãi kéo dài gần một năm về một trong những thương vụ mua sắm quốc phòng lớn nhất và đình đám nhất trên thế giới, đã từng được mệnh danh là “hợp đồng kết nối Nga-NATO”
Trong tuần tới, 2 bên sẽ chính thức công bố văn bản hủy bỏ hiệp định liên chính phủ về vấn đề Pháp cung cấp cho Nga 2 tàu sân bay trực thăng lớp “ Mistral“.
Thương vụ Mistral chính thức khép lại kể từ ngày 5-8
Được biết, trả lời phỏng vấn của hãng tin nhanh Interfax ngày 2-8 vừa qua, Đại sứ Pháp tại Moskva Jean-Maurice Ripert đã cho biết nước này không thể ngăn chặn việc bắt giữ các tài sản của Nga, trong hành động chấp hành quyết định của Tòa án La Haye trong vụ Yukos.
Đại sứ Ripert, điều duy nhất mà chính phủ Pháp làm được để giúp chính phủ Nga là can thiệp vào tình hình và ngăn bắt giữ những tài khoản và tài sản của Liên bang Nga, có thể miễn trừ theo Công ước Vienna. Do đó, tài khoản cũng như tài sản của Đại sứ quán Nga ở Pháp đã được hủy bỏ lệnh bắt giữ.
Nhà ngoại giao Pháp giãi bày, các tài sản còn lại là vấn đề riêng tư, Chính phủ Pháp không có quyền can thiệp vào việc tịch biên chúng. Về mặt địa lý, việc bắt giữ xảy ra ở Pháp, nhưng về mặt pháp lý, Paris không có quyền can thiệp.
Ông Ripert cũng cho biết Pháp không hành động chống Nga. “Những thông tin truyền thông viết rằng, Pháp hành động chống lại Nga không phải là sự thật. Hãy tin tôi, chúng tôi làm tất cả mọi điều có thể để giúp chính phủ Nga đạt được sự tuân thủ luật pháp quốc tế ” – ông Ripert cho biết.
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Tranh cãi Pháp-Nga về chấm dứt hợp đồng bán tàu Mistral
Tranh cãi Pháp-Nga về chấm dứt hợp đồng bán tàu Mistral
Pháp vừa gửi dự thảo chấm dứt hợp đồng bán tàu Mistral cho Nga, trong đó đề xuất trả cho Nga tổng "chi phí và thiệt hại" là 784,6 triệu euro.
Trong khi đó, phía Nga tính toán thiệt hại lên tới 1,136 tỷ euro.
Tờ Kommersant ngày 15/5 dẫn nguồn tin trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật của Nga cho biết, Pháp đã gửi cho Moscow dự thảo văn bản về việc chấm dứt thỏa thuận liên chính phủ về hợp đồng chế tạo và mua bán hai chiếc tàu Mistral.
Thỏa thuận sơ bộ về vụ mua hai tàu Mistral được ký kết giữa Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Alain Juppé vào ngày 25/1/2011. Thỏa thuận chính thức được ký giữa tập đoàn Rosoboronexport và công ty đóng tàu DCNS của Pháp vào ngày 17/6/2011. Thời hạn cuối cùng để hoàn thành hợp đồng là ngày 16/5/2015 và có thể gia hạn thêm tới ngày 25/5/2015.
Tàu Mistral Pháp đóng cho Nga vẫn không thể rời cảng.
Tuy nhiên đến thời điểm này, hợp đồng hiện không thể thực hiện được do áp lực của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. Hơn nữa mỗi tháng trì hoãn, Pháp sẽ tổn thất khoảng 5 triệu euro phí bến bãi và bảo dưỡng tàu...
Theo nguồn tin của Kommersant, để kết thúc các tranh cãi căng thẳng và tổn thất kinh tế, Pháp đã gửi cho phía Nga dự thảo chấm dứt hợp đồng. Theo tài liệu này, Pháp đề xuất trả cho Nga tổng "chi phí và thiệt hại" là 784,6 triệu euro.
Tất nhiên, phía Nga không đồng ý với giải pháp này. Theo ước tính của Nga, những chi phí và tổn thất mà nước này phải gánh chịu khi thương vụ mua tàu Mistral bị đổ bể là 1,163 tỷ euro. Số tiền này bao gồm 892,9 triệu euro tiền đặt cọc và số còn lại là chi phí đào tạo thủy thủ đoàn điều khiển tàu (400 người), chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ở Vladivostok, chi phí chế tạo trực thăng Ka-52k (4 chiếc nguyên mẫu) cho tàu Mistral.
Theo Kommersant, bất đồng vẫn không dừng lại ở đó. Người Pháp chưa tính tới những rủi ro và chi phí liên quan tới việc tháo dỡ tàu Mistral và hoàn lại các thiết bị do Nga chế tạo cho con tàu này. Theo quan điểm của Nga, Pháp phải gánh chịu các chi phí này.
Công ty đóng tàu DCNS của Pháp khẳng định rằng hợp đồng bị hủy vì lý do bất khả kháng. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ lý do này khi cho biết hai bên đã ký kết hợp đồng trên cơ sở luật pháp chứ không phải vì lý do nào.
Theo Kommersant, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cùng ngày đã gửi thông báo cho Tổng thư ký Quốc phòng và An ninh Quốc gia Pháp Louis Gauthier (người được ủy quyền đàm phán về vấn đề này), rằng Nga không hài lòng với đề xuất bồi thường của Pháp. Hiện Nga đang chuẩn bị gửi cho Pháp các ý kiến và đề xuất của mình bằng văn bản chính thức.
Trước đó, ngày 9/5, ông Rogozin lên tiếng cho rằng phía Pháp không thể đưa ra quyết định về việc bán tàu Mistral cho bất cứ ai mà không cần sự đồng ý của Moscow bởi Nga đang cầm trong tay giấy chứng nhận sở hữu những chiếc tàu này.
Theo GDVN
Theo_Kiến Thức
Pháp đau đầu tìm khách hàng mới cho 2 tàu Mistral Tổng thống Pháp Francois Hollande phủ nhận thông tin cho rằng 2 tàu chiến lớp Mistral mà Pháp từ chối giao cho Nga khó tìm được khách hàng mới; trong khi đó nhiều chuyên gia cho rằng nguy cơ này là rất cao. Tổng thống Pháp Francois Hollande phủ nhận khó bán tàu Mistral - Ảnh: AFP "Không có khó khăn nào trong...