Pháp, Anh thắt chặt các biện pháp chống dịch COVID-19
Ngày 17/7, Pháp tuyên bố sẽ yêu cầu những người đến từ một số quốc gia châu Âu mà chưa tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 24 giờ trước khi đến.
Trong một tuyên bố, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết quy định này áp dụng với những người đến từ Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cyprus, Hy Lạp, Hà Lan và có hiệu lực từ 0h ngày 18/7.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Lille, Pháp. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện nay, những người từ Anh muốn vào Pháp phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 được thực hiện trong vòng 48 giờ trước khi đến, còn những người đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cyprus, Hy Lạp và Hà Lan là 72 giờ. Trong khi đó, những người đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 được Cơ quan Quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) cấp phép, bao gồm vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca hoặc Johnson & Johnson, không cần giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính khi vào Pháp.
Theo Thủ tướng Pháp, những người được coi là tiêm chủng đầy đủ hiện nay sẽ là một tuần sau khi họ nhận được mũi tiêm thứ hai các loại vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca, thay vì 14 ngày như hiện nay, và 28 ngày sau khi tiêm vaccine của hãng Johnson & Johnson. Pháp cũng sẽ chấp nhận vaccine của hãng Covishield, một phiên bản của hãng AstraZeneca, được sản xuất tại Ấn Độ.
Video đang HOT
Ngoài ra, Chính phủ Pháp cũng đưa Tunisia, Mozambique, Cuba và Indonesia vào danh sách đỏ gồm những nước có nguy cơ lây nhiễm cao. Theo đó, hoạt động đi lại từ những quốc gia này chỉ được phép nếu có lý do khẩn cấp và thậm chí những người đã được tiêm chủng vẫn phải thực hiện tự cách ly 7 ngày.
Trong khi đó, tại Anh, chính phủ nước này đã thay đổi vào phút cuối về việc kéo dài quy định cách ly đối với những người từ Pháp trở về England. Theo kế hoạch, Chính phủ Anh dự định từ đầu tuần tới dỡ bỏ hầu hết những biện pháp hạn chế vì dịch bệnh ở England và những người đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 sẽ không phải thực hiện cách ly sau khi trở về từ những khu vực mà Anh cho là có nguy cơ lây nhiễm cao ở châu Âu. Tuy nhiên, đến cuối ngày 16/7, chính phủ tuyên bố do biến thể Beta phát hiện đầu tiên ở Nam Phi vẫn đang lây lan ở Pháp nên quy định cách ly 10 ngày sẽ vẫn được duy trì đối với những người trở về từ một trong những điểm đến yêu thích của người Anh này.
Các nhà khoa học lo ngại rằng biến thể Beta có khả năng kháng các loại vaccine cao hơn, đặc biệt là vaccine của hãng AstraZeneca. Theo số liệu thống kê mới nhất, số ca nhiễm biến thể Beta tại Anh không nhiều nhưng chiếm đến 11% số ca mắc COVID-19 tại Pháp. Hiện số ca nhiễm biến thể Delta mới chiếm đa số tại cả Anh và Pháp.
Cùng ngày 17/7, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết ông đã kết quả dương tính với COVID-19 sau khi xét nghiệm nhanh nhưng các triệu chứng rất nhẹ vì ông đã tiêm đủ hai liều vaccine. Hiện ông đang chờ kết quả xét nghiệm PCR.
Nghiên cứu chứng minh tác hại khôn lường của việc kê kháng sinh liều cao
Việc sử dụng kháng sinh liều cao hơn để giải quyết vấn đề kháng thuốc, vốn đang ngày càng phổ biến, cuối cùng sẽ khiến một số loại vi khuẩn biến đổi để thích nghi tốt hơn.
Các loại thuốc tại Lille, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN
Kết quả nghiên cứu mới công bố ngày 12/5 cho thấy cái nhìn rõ hơn về nguy cơ chưa được lường trước này.
Liên hợp quốc coi tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất ở quy mô toàn cầu và dự báo đến năm 2050, tình trạng này có thể dẫn tới 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Một số nghiên cứu thực hiện trong những năm gần đây đã cảnh báo về các nguy cơ từ việc kê quá liều kháng sinh và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính hơn 30% số đơn thuốc có kê kháng sinh dù không cần thiết. Trước đây từng có nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng kháng sinh với các liều lượng cao hơn có thể làm chậm tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại chưa đánh giá tác động của việc sử dụng kháng sinh với những liều lượng cao hơn tới sức khỏe tổng thể của vi sinh vật.
Để có câu trả lời cho vấn đề này, một đội ngũ các nhà nghiên cứu Anh và châu Âu đã tiến hành đánh giá phản ứng của một nhóm vi khuẩn E. coli với 3 dòng kháng sinh phổ biến, sử dụng ở các liều lượng khác nhau. Kết quả cho thấy việc dùng kháng sinh với liều lượng cao hơn làm giảm tốc độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn bản gốc. Tuy nhiên, mặt khác, việc làm này cũng khiến tốc độ sao chép của vi khuẩn gia tăng hay nói cách khác là đẩy nhanh tốc độ ra đời một chủng vi khuẩn mới có khả năng thích ứng cao hơn.
Theo các tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Royal Society Biology Letters, kết quả trên cho thấy việc tăng liều lượng kháng sinh có thể là "con dao 2 lưỡi" vì cuối cùng lại sinh ra một chủng vi khuẩn mới có khả năng kháng thuốc cao hơn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng cần đánh giá cả nguy cơ vi khuẩn biến đổi để thích nghi khi xem xét vấn đề kê liều lượng kháng sinh phù hợp.
Tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia Mato Lagator, từ Trường Khoa học vi sinh thuộc Đại học Manchester (Anh), cho rằng khi phát triển các loại thuốc mới, các hãng dược thường tập trung vào mục đích chủ yếu là hiệu quả đẩy lui tình trạng nhiễm khuẩn nhưng lại rất ít khi để ý tới khả năng loại vi khuẩn đó sẽ biến đổi để kháng thuốc và khả năng kháng thuốc của chủng vi khuẩn mới.
Chuyên gia này dẫn dự báo rằng đến năm 2050, các loại vi khuẩn kháng thuốc sẽ gây ra nhiều ca tử vong trên toàn cầu hơn cả bệnh ung thư, qua đó kêu gọi tiến hành thêm các nghiên cứu về tác động dài hạn của việc kê kháng sinh liều cao, đặc biệt là đối với việc tạo ra các thế hệ vi khuẩn mới.
Từ quan điểm cá nhân, chuyên gia Lagator khẳng định việc tăng liều lượng kháng sinh để nhanh khỏi bệnh mà không nghĩ tới hậu quả lâu dài sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy.
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Tình hình dịch bệnh ngày 7/1 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 7/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 87.799.708 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.894.534 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 63.277.842 người. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 trên tình nguyện viên tại...