Pháo vẫn nổ ở Nagorno-Karabakh bất chấp nỗ lực hòa giải của Mỹ
Tên lửa và đạn pháo tiếp tục nhắm vào các khu dân cư sau khi Mỹ tiếp đón các nhà ngoại giao của Armenia và Azerbaijan để đàm phán giải quyết xung đột giữa 2 nước.
Trận pháo kích dữ dội buộc người dân tại thủ phủ Stepanakert của vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh phải di chuyển tới nơi trú ẩn.
Chính quyền Armenia cho biết các thị trấn trong khu vực cũng là mục tiêu tấn công của pháo binh Azerbaijan. Không có thông tin về thương vong.
Trong khi đó, các quan chức ở Azerbaijan tuyên bố thị trấn Terter và các khu vực trong vùng Qubadli phải hứng chịu đợt pháo kích của quân đội Armenia vào đầu ngày 24/10 khiến 1 thiếu niên thiệt mạng.
Khu vực Nagorno-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan nhưng hiện đặt dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai do Armenia hậu thuẫn.
Lốp xe được chuyển khỏi một cửa hàng xe hơi bị pháo kích ở Nagorno-Karabakh. (Ảnh: Latimes)
Căng thẳng bắt đầu leo thang trở lại vào ngày 27/9, đánh dấu cuộc đụng độ tồi tệ nhất sau khi Azerbaijan và Armenia đồng ý ngừng bắn tháng 5/1994
Nga cố gắng thuyết phục 2 nước tiến tới 1 thỏa thuận ngừng bắn, nhưng không thành công. Sau thất bại của Nga, Mỹ nối tiếp nỗ lực này.
Hôm 23/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt đầu hội đàm riêng rẽ với người đồng cấp Armenia và Azerbaijan sau khi cả 2 quốc gia này từ chối tổ chức cuộc gặp ba bên tại Washington.
“Cả 2 bên phải tiến tới một lệnh ngừng bắn và trở lại các cuộc đàm phán thực chất“, ông Pompeo viết trên Twitter sau các cuộc đàm phán.
Giới chức Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh cho biết, 927 binh sỹ của họ và 37 dân thường đã thiệt mạng. Azerbaijan không tiết lộ thiệt hại về binh sỹ nhưng nói 60 dân thường đã thiệt mạng và khoảng 300 người bị thương.
Tuy nhiên, Matxcơva cho biết con số thương vong cao hơn rất nhiều so với báo cáo chính thức của các bên tham chiến.
Lý do xe tăng thất thế trong xung đột Armenia - Azerbaijan
Thiếu lưới phòng không hiệu quả và địa hình phức tạp là hai lý do chính khiến lực lượng tăng thiết giáp chịu thiệt hại nặng trong xung đột Nagorno-Karabakh.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan những ngày qua liên tục công bố video lực lượng Armenia chịu thiệt hại nặng trên chiến trường Nagorno-Karabakh, tuyên bố tiêu diệt ít nhất 250 xe tăng và thiết giáp, 150 phương tiện cơ giới cùng hàng loạt hệ thống phòng không, chỉ huy chiến trường và kho đạn đối phương.
Quân đội Armenia cũng công bố thống kê cho thấy 36 xe tăng và thiết giáp, cùng hai xe cứu kéo Azerbaijan bị phá hủy trong giao tranh tính đến ngày 3/10. Lực lượng dân quân Nagorno-Karabakh thân Armenia cho biết đã phá hủy 39 phương tiện cơ giới Azerbaijan, trong đó có một xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S.
Xe tăng Armenia bị UAV Azerbaijan tập kích. Video: Bộ Quốc phòng Azerbaijan.
Những con số này chưa được kiểm chứng, nhưng hàng loạt hình ảnh được các bên công bố trên mạng xã hội cho thấy mức độ thiệt hại nặng của lực lượng tăng thiết giáp trên chiến trường hiện đại. Nhiều chuyên gia cho rằng có nhiều lý do khiến lực lượng này thất thế trong giao tranh ở Nagorno-Karabakh.
Địa hình là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới khả năng tác chiến của lực lượng tăng thiết giáp. Địa hình phức tạp, nhiều núi cao tại khu vực Kavkaz, trong đó có đỉnh Elbrus cao nhất châu Âu, là một trong những môi trường nguy hiểm nhất với xe tăng.
Vùng Nagorno-Karabakh cũng nằm tách biệt với những khu vực xung quanh, chỉ có mạng lưới đường nhỏ và hiểm trở, khiến lực lượng xe tăng dễ bị theo dõi và phục kích trên đường hành quân.
Các video do Armenia công bố cho thấy nhiều xe thiết giáp Azerbaijan bị tập kích bằng pháo binh, tên lửa chống tăng hoặc trúng mìn lúc di chuyển trên khu vực trống trải và không có vật che chắn, trong khi Azerbaijan tận dụng tối đa máy bay không người lái (UAV) để hủy diệt những xe tăng T-72 Armenia trong công sự.
Lượng lớn xe tăng bị phá hủy trong thời gian ngắn cho thấy loại khí tài này rất dễ tổn thương trong xung đột tại Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đó không phải dấu hiệu cho thấy tăng thiết giáp đã hết thời, mà vấn đề nằm ở thất bại trong khả năng phòng không và tác chiến hiệp đồng của hai bên.
Xe tăng Azerbaijan trúng đạn pháo binh Armenia. Ảnh: Bộ Quốc phòng Armenia.
"Địa hình vùng Kavkaz đòi hỏi tư duy khác biệt trong triển khai xe tăng, những sĩ quan chỉ huy của Armenia và Azerbaijan dường như chưa hiểu rõ được thử thách đó", thiếu tá Nicholas Moran thuộc Vệ binh Quốc gia bang Texas, Mỹ, nhận xét.
Thiếu tá Moran cho rằng cả hai bên đều không có đủ năng lực phòng không để bảo vệ và yểm trợ cho các đơn vị mặt đất, nhất là lực lượng xe tăng. "Điều này khiến các đơn vị tăng thiết giáp gần như phải giơ lưng chịu đòn từ UAV và pháo binh đối phương, không có cách nào tự vệ trước mối đe dọa", ông nói.
"Chiến tranh hiện đại rất phức tạp. Bạn không thể mong đợi kết quả tốt khi triển khai một đại đội hoặc trung đội thiết giáp đơn độc trên địa hình bằng phẳng và trống trải. Đó là điều các đơn vị tăng thiết giáp Mỹ phải học thuộc tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia (NTC)", Thomas Spoehr, tướng lục quân Mỹ về hưu, nêu quan điểm.
Tướng Spoehr nói rằng nhiều tiểu đoàn và lữ đoàn thiết giáp huấn luyện tại NTC đã phải "nhận bài học cay đắng" khi điều xe tăng lên tuyến đầu mà chưa chế áp tên lửa chống tăng đối phương và không có bộ binh tùng thiết. "Chiến tranh hiện đại sẽ rất chết chóc và chớp nhoáng nếu binh sĩ không được thực hành nội dung này, giống như lính Azerbaijan và Armenia", tướng Spoehr nói thêm.
Armenia - Azerbaijan bị tố dùng bom chùm tấn công nhau Quân đội Armenia và Azerbaijan bị cáo buộc dùng bom chùm, loại vũ khí bị cấm, để tấn công mục tiêu dân sự của nhau quanh vùng chiến sự Nagorno-Karabakh. Các tổ chức nhân quyền và truyền thông cho biết quân đội Azerbaijan đã sử dụng bom chùm M095 DPICM, do Israel sản xuất, nhằm vào các khu dân cư tại Stepanakert, thủ...