Pháo tự hành Sholef bị Mỹ bức tử mạnh cỡ nào?
Nếu không gặp phải áp lực từ phía Mỹ, Quân đội Israel đã có trong biên chế pháo tự hành Sholef còn hiện đại hơn cả M-109 Paladin.
Israel tuy là quốc gia khá nhỏ bé nhưng lại có ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) phát triển hàng đầu thế giới. Có lẽ do điều kiện luôn sống trong vòng vây của các quốc gia Arab thù địch đã thôi thúc nước này đầu tư xây dựng một tiềm lực quân sự hùng mạnh.
Đặc biệt, Israel chú trọng khá nhiều vào các phương tiện chiến đấu mặt đất bởi quân đội nước này thường xuyên phải giao tranh trên cuộc chiến bảo vệ biên giới. Một trong những dự án phát triển vũ khí mặt đất hạng nặng nổi bật của Israel là chương trình pháo tự hành Sholef 155mm.
Lựu pháo tự hành Sholef (phiên âm tiếng do Thái Slammer có nghĩa là “Súng chiến đấu”) được phát triển trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava-III. Chương trình được triển khai vào những năm 1970, dự án lựu pháo tự hành Sholef lúc đó được xem là một chương trình phát triển ưu tiên cấp quốc gia.
Sholef ứng dụng những công nghệ mới nhất lúc đó được áp dụng cho pháo tự hành. Ít nhất 2 mẫu thử nghiệm đã được hoàn thành vào năm 1984 và 1986. Lựu pháo tự hành Sholef được trang bị pháo chính 155mm với chiều dài nòng bằng 52 lần đường kính. Tháp pháo được làm bằng thép hàn do Soltam Systems phát triển.
Lựu pháo tự hành Sholef được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất những năm 1980 dành cho pháo binh mặt đất.
Pháo có tầm bắn tối đa 45 km, sử dụng hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn 9 viên/phút, bên cạnh đó cũng có thể nạp đạn bằng tay nếu cần. Sholef được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực rất hiện đại cho phép có thể khai hỏa ngay sau khi dừng lại chỉ 15 giây. Đây là một trong những lựu pháo tự hành đầu tiên trên thế giới có chế độ bắn loạt đồng thời 3 viên/15 giây.
Lựu pháo tự hành Sholef có thể cập nhật tham số mục tiêu thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS cùng một hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến và máy tính điều khiển hỏa lực nội bộ. Sholef có khả năng bắn trực tiếp trong khi đang di chuyển, tạo cho nó khả năng tự vệ lớn hơn nhiều so với các loại pháo tự hành cùng thời.
Video đang HOT
Khoang chứa đạn của Sholef có sức chứa 75 viên, trong khi đó pháo tự hành số 1 của Mỹ là M-109 chỉ có thể mang tối đa 39 viên và 2S19 của Nga là 60 viên. Sholef là loại lựu pháo tự hành mang nhiều đạn nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh đó, Sholef còn được trang bị một đại liên 12,7mm với cơ số 1.000 viên đạn. Đại liên này sử dụng để đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp hay các mục tiêu mặt đất hạng nhẹ.
Sholef được vận hành bởi ê kíp 4 người, khoang chiến đấu được trang bị điều hòa không khí giúp kíp xe vận hành hiệu quả hơn, giảm tác hại luồng hơi nóng từ nòng pháo khi tác chiến. Do được lắp đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava-III nên lựu pháo tự hành Sholef vẫn duy trì được khả năng bảo vệ tương đương một xe tăng chiến đấu chủ lực.
Vỏ giáp của tháp pháo trên Sholef có thể bảo vệ kíp chiến đấu trước mảnh đạn pháo, các loại đạn xuyên giáp từ súng máy hạng nặng. Khoang chiến đấu được thiết kế để bảo vệ ê kíp bên trong trước tác nhân NBC.
Sự ra đời của Sholef đã đe dọa vị thế của Mỹ trong lĩnh vực pháo tự hành nên nó đã bị Washington bức tử
Sholef được trang bị động cơ diesel AVDS 9AR 1790 công suất 1.200 mã lực, tốc độ tối đa đạt 60 km/h, dự trữ hành trình 500 km. Các thử nghiệm với lựu pháo tự hành Sholef trên thao trường đã cho kết quả rất khả quan và hoàn toàn làm hài lòng giới chức quân đội Israel.
Lựu pháo tự hành Sholef đã cho thấy những tính năng vượt trội so với M-109 Paladin đang sử dụng trong biên chế quân đội Israel. Sự ra đời của Sholef đã làm “lu mờ” M-109 và trở thành một mối nguy cơ đối với vị thế của Mỹ trong lĩnh vực này.
Do đó, Washington đã gây sức ép với quân đội Israel và buộc họ phải lựa chọn biến thể nâng cấp của lựu pháo tự hành M-109 thay vì lựa chọn Sholef. Một sản phẩm quốc phòng công nghệ cao đã bị “ép chết tức tưởi” bởi tham vọng thống trị lĩnh vực vũ khí toàn cầu của Mỹ.
Sau đó, không chỉ lựu pháo tự hành Sholef mà còn nhiều sản phẩm quốc phòng công nghệ cao khác của Israel cũng bị Mỹ bức tử kiểu này nổi bật là dự án tiêm kích Lavi, thậm chí ngay cả đến súng trường tiến công IMI Galil cũng bị ép “ra rìa” để nhường chỗ cho M-16.
Nếu không bị bức tử, Sholef có thể đã trở thành một trong những đại bác tự hành trên bánh xích hàng đầu thế giới, một giải pháp nâng cao sức mạnh hỏa lực mặt đất mà Việt Nam có thể tính đến.
Theo Tri Thức
Pháo tự hành M109A7 của quân đội Mỹ có gì mới?
Quân đội Mỹ đã đưa vào sản xuất tỷ lệ thấp pháo tự hành M109A7 và xe tiếp đạn M992A3 được mệnh danh là pháo mặt đất của tương lai.
Pháo mặt đất các loại nói chung và pháo tự hành nói riêng tuy không còn là một vũ khí mang tầm chiến lược như trước nhưng vẫn là một bộ phận hỏa lực mặt đất không thể thiếu của bộ binh. Tuần qua, khả năng tấn công mặt đất của quân đội Mỹ được gia tăng đáng kể với việc lựu pháo tự hành M109A7 và xe tiếp đạn M992A3 bước vào giai đoạn sản xuất ban đầu với tỷ lệ thấp (LRIP).
M109A7 và M992A3 đã được giới thiệu trong một buổi lễ được tổ chức tại Anniston Army Depot vào ngày 14/05. Đây là một cơ sở chuyên thực hiện các hoạt động nâng cấp và bảo trì các phương tiện chiến đấu bọc thép của quân đội Mỹ.
Vào mùa hè này, các xe pháo tự hành M109A6 Paladin và xe tiếp đạn M992A2 sẽ được chuyển đến Anniston Army Depot. Tại đây, chúng sẽ được tháo rời để tiến hành các hoạt động nâng cấp lên tiêu chuẩn mới M109A7 và M992A3.
Một khung gầm hoàn toàn mới được sản xuất tại cơ sở của BAE System ở York, bang Pennsylvania sẽ kết hợp với các thành phần được tân trang lại tại cơ sở sản xuất mới của BAE System ở Eglin, bang Oklahoma để tiến hành lắp ráp theo tiêu chuẩn mới.
Pháo tự hành M109A7 và xe tiếp đạn M992A3 được giới thiệu trong buổi lễ vào ngày 14/05 vừa qua.
M109 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1963, loại pháo tự hành này đã từng tham chiến trong chiến tranh Việt Nam. Trong vòng 50 năm qua, nó đã cung cấp cho quân đội một phương tiện hỗ trợ tác chiến có khả năng di động cao, cung cấp hỏa lực mạnh mẽ và có khả năng thực hiện vai trò xuất sắc trong hầu hết các chức năng: Di chuyển, cơ động, khai hỏa, bảo vệ và thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, trải qua hàng chục năm nâng cấp khung gầm cho thấy nó đã tới giới hạn, đặc biệt là về không gian, trọng lượng, động cơ, hệ thống làm mát cũng như các hệ thống điện tử liên quan khác. Để đảm bảo khả năng chiến đấu, loại pháo tự hành này cần có một loại khung gầm mới.
M109A7 sẽ giữ nguyên pháo 155mm như trên biến thể M109A6, thay vào đó, chúng sẽ được trang bị một khung gầm, động cơ, hộp số, hệ thống treo và hệ thống lái mới. Khung gầm mới được phát triển dựa trên xe chiến đấu bộ binh Bradley với tính năng phổ biến là giảm công tác hậu cần, chi phí. Bên cạnh đó, việc cải thiện khả năng sống sót cũng là một thành phần quan trọng của chương trình nâng cấp.
Khung gầm mới sẽ có một hệ thống điện mới được thiết kế với công nghệ mới để đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai. Ngoài ra còn có hệ thống điều khiển đặc biệt giúp cải thiện đáng kể khả năng bắn của pháo.
M109A7 có thể bắn một cách nhanh chóng mà không cần lấy phần tử bắn từ trước nhờ vào việc cập nhật phần tử mục tiêu từ GPS thông qua hệ thống kết nối mạng. M109A7 còn có khả năng tấn công các mục tiêu bên ngoài tầm quan sát của hệ thống.
Hệ thống điện trên khung gầm mới được đảm bảo nền tảng để thực hiện các nâng cấp cho đến năm 2050. Dự kiến, quân đội Mỹ sẽ mua khoảng 133 lựu pháo tự hành M109A7, công tác giao hàng ban đầu sẽ tiến hành vào năm 2015.
Theo Tri Thức
Trận địa pháo châu Á - Thái Bình Dương Bất chấp xu hướng tập trung tăng cường tàu chiến và máy bay, hệ thống pháo lục quân vẫn chiếm vai trò quan trọng trong chiến lược của nhiều nước. Pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc trong một đợt tập trận - Ảnh: Cleveland.com Lâu nay, do tranh chấp chủ quyền trên biển có chiều hướng gia tăng và thay đổi chiến...