Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV chuẩn bị được sản xuất hàng loạt
Pháo tự hành mới nhất của Nga 2S35 Koalitsiya-SV đang ở giai đoạn thử nghiệm cấp nhà nước cuối cùng và sẽ sớm được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Thông tin trên được công bố bởi Quyền Tư lệnh Lực lượng Tên lửa và Pháo binh – Quân đội Nga, Thiếu tướng Sergei Medvedsky.
Loại pháo tự hành mới nhất của Nga không tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và chưa thể tham chiến trước cuối năm nay. Vũ khí trên đang trải qua những bài thử nghiệm cấp nhà nước ở giai đoạn cuối, và công việc phải hoàn thành trước cuối năm 2023.
Hợp đồng nhà nước về việc cung cấp lựu pháo tự hành 152 mm 2S35 Koalitsiya-SV cho Quân đội Nga đã được ký vào tháng 8 năm 2021. Các thông số của thương vụ nói trên không được tiết lộ.
Trước đó, một lô pháo tự hành Koalitsiya-SV tiền sản xuất đã được bàn giao vào tháng 5 năm 2020 cho đơn vị pháo binh của Quân khu phía Tây để tiến hành hoạt động thử nghiệm.
Video đang HOT
Pháo tự hành 152 mm 2S35 Koalitsiya-SV đang trải qua những bài kiểm tra, đánh giá cuối cùng.
Lần đầu tiên pháo tự hành Koalitsiya-SV được xuất hiện là tại Lễ diễu hành Chiến thắng vào ngày 9 tháng 5 năm 2015 cùng với xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata.
Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV được thiết kế để tiêu diệt các sở chỉ huy, trung tâm liên lạc, khẩu đội pháo và súng cối, xe bọc thép, bao gồm cả xe tăng, vũ khí chống tăng, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như binh lực của kẻ thù.
Thao tác bắn được tự động hóa và vi tính hóa, lựu pháo có thể hoạt động ở chế độ MSI, trong đó một số quả đạn bắn ra ở các góc với liều phóng khác nhau sẽ đồng thời tiếp cận mục tiêu. Tầm bắn của tối đa với đạn lắp tầng đầy phụ là 70 km.
Cơ sở hỏa lực của 2S35 Koalitsiya-SV là pháo 2A88 cỡ 152 mm với tốc độ tác xạ hơn 10 phát/phút, cao hơn tốc độ bắn của những hệ thống pháo khác nhờ cơ cấu nạp đạn tự động cải tiến đặc biệt.
Tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine với kế hoạch phòng thủ tên lửa quanh Moskva của Nga
Điện Kremlin có thể tính toán rằng họ cần phải sẵn sàng cho một cuộc đụng độ sắp tới với quân đội Ukraine đang hiện đại hóa, được trang bị vũ khí và đạn dược của phương Tây, càng sớm càng tốt.
Ấn Độ thông báo rằng Nga đã trì hoãn việc cung cấp các hệ thống S-400. Ảnh: MNA
Theo Tiến sĩ Pavel Luzin, học giả tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts (Mỹ), đồng thời là chuyên gia về quan hệ quốc tế và Nga, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 22/3 tuyên bố rằng nước này sẽ hoàn thành việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa xung quanh Moskva vào cuối năm 2023. Ông Shoigu cũng cho biết Nga sắp triển khai các đơn vị mới: một sư đoàn phòng không, một trung đoàn được trang bị hệ thống phòng không tầm trung S-350, trạm radar giám sát không gian Razvyazka và một lữ đoàn tác chiến đặc biệt về phòng không và tên lửa.
Ngay hôm sau, Ấn Độ thông báo rằng Nga đã trì hoãn việc cung cấp các hệ thống S-400 cho New Delhi. Theo hợp đồng được ký vào năm 2018, việc chuyển giao các hệ thống phòng không này đã được lên kế hoạch bắt đầu vào năm 2023 và phải hoàn thành vào năm 2024.
Trước đó, các quan chức Nga trấn an rằng các hệ thống S-400 vẫn sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ theo lịch trình ban đầu (theo hãng thông tấn Interfax ngày 13/2). Mặc dù vậy, đây không phải là lần đầu tiên quá trình này bị trì hoãn. Lần trì hoãn đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2022, chỉ vài tháng sau khi Điện Kremlin tuyên bố rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến hợp đồng S-400 với Ấn Độ.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Pavel Luzin cho rằng thực tế của vấn đề là người đứng đầu Tập đoàn Almaz-Antey thuộc sở hữu nhà nước, nhà sản xuất hệ thống phòng không và tên lửa lớn của Nga, trong đó có S-400, đã xác nhận rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất của tập đoàn ngay từ đầu tháng 4/2022. Hơn nữa, Nga đã bắt đầu sử dụng tên lửa S-300 và thậm chí cả S-400 làm tên lửa đất đối đất liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Do đó, sự chậm trễ trong việc cung cấp S-400 cho Ấn Độ là không thể tránh khỏi do khả năng hạn chế của Nga trong việc sản xuất các tên lửa này trong nước, phần lớn là do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, tình huống này cũng làm rõ các ưu tiên của Điện Kremlin trong lĩnh vực phòng không và tên lửa.
Nga đã dành hơn hai thập kỷ và đầu tư khoảng 550 tỷ rúp (tương đương 13 tỷ USD) vào việc hiện đại hóa năng lực sản xuất các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không. Trên thực tế, riêng việc phát triển ba nhà máy mới ở St. Petersburg, Kirov và Nizhniy Novgorod đã tiêu tốn 107 tỷ rúp (3 tỷ USD).
Các dự án chính trong giai đoạn này bao gồm phát triển hệ thống S-400; phát triển các phiên bản hiện đại hóa của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Moskva, tên lửa 53T6 cho mục tiêu tầm cao và tên lửa 51T6 cho mục tiêu đánh chặn ngoài khí quyển; và sự phát triển của các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo di động S-500 với tên lửa đánh chặn tầm cao 77N6.
Tất cả các dự án được lên kế hoạch trên đều có chút tham vọng và gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về công nghệ cũng như sản xuất, mặc dù đã đầu tư hàng tỷ rúp và hàng nghìn kỹ sư và nhà khoa học làm việc cho Almaz-Antey. Ví dụ, Nga chỉ có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa tầm xa 40N6 cho các hệ thống S-400 vào năm 2018. Ngoài ra, việc bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống S-500 được công bố vào năm 2021, muộn hơn một năm so với mục tiêu dự kiến ban đầu là năm 2020.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao các hệ thống S-500 đầu tiên cho Lực lượng Vũ trang Nga được công bố vào năm 2022. Nhưng bây giờ, nguồn cung cấp này sẽ không sẵn sàng cho đến năm 2025. Do đó, việc hoàn thành hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xung quanh Moskva được công bố vào cuối năm 2023 cũng có thể bị hoãn lại do sự gia tăng các vấn đề trong sản xuất các tên lửa này.
Mặc dù vậy, Tiến sĩ Luzin lưu ý Điện Kremlin cùng với Almaz-Antey đang nỗ lực thúc đẩy quá trình trên và có thể không mấy quan tâm đến uy tín của nhà cung cấp vũ khí Nga trong mắt Ấn Độ cũng như các nước khác. Hơn nữa, trong thời chiến, khi thị trường toàn cầu đang thu hẹp và đóng cửa đối với Nga, việc cung cấp vũ khí trong nước trở thành ưu tiên hàng đầu khi Lực lượng Vũ trang Nga đang phải chịu sự thiếu hụt vũ khí do giao tranh.
Về phòng không và tên lửa, Điện Kremlin có thể cho rằng họ cần phải sẵn sàng cho một cuộc đụng độ sắp tới với quân đội Ukraine đang được hiện đại hóa, được trang bị vũ khí và đạn dược của phương Tây, càng sớm càng tốt. Theo đó, thông báo về việc triển khai thêm các đơn vị phòng thủ tên lửa và phòng không đặc biệt là phù hợp trong bối cảnh này.
Nhật Bản cam kết tăng cường khả năng phòng thủ trong 5 năm tới Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính phủ Nhật Bản "đã đưa ra một loạt biện pháp cần thiết để tăng cường sức mạnh phòng thủ của nước này thông qua các mô phỏng rất thực tế." Binh sỹ Mỹ tham gia cuộc tập trận chung với các thành viên lực lượng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tại Yamato, tỉnh...