Pháo Trung Quốc tràn vào vùng Đông Bắc
Pháo đang từ Trung Quốc hằng ngày tràn vào nội địa qua đường biên vùng Đông Bắc, đặc biệt ở Quảng Ninh.
Từ đầu năm đến nay, Công an Quảng Ninh đã thu hơn 4 tấn pháo các loại – Ảnh: P.H.S
Nguyễn Văn Hùng, 44 tuổi, quê Nam Định, một cửu vạn thâm niên 6 năm ở đường biên Móng Cái, kể: “Cõng pháo được trả công cao nhất, có thể lên tới 300.000 đồng/kiện hàng khoảng chục kg, cao gấp 3 cõng hàng thường. Thậm chí vào dịp tết, cõng pháo còn có thể thương lượng lấy 1 triệu đồng/kiện. Nhưng cõng pháo cũng nguy hiểm, vì bị bắt là đi tù như chơi”.
Sau khi được cõng từ bên kia biên giới sang đất Việt Nam, hàng sẽ được đưa lên xe máy để chạy vòng qua trạm kiểm soát liên hợp ở Km 15, TP.Móng Cái. Trần Văn Cường, 35 tuổi, quê ở Thanh Hóa, hành nghề xe ôm, kể: “Cánh xe ôm sẽ phải chạy theo đường mòn, đường trong khu dân cư ở hai bên cánh gà của trạm. Sau khi qua trạm khoảng 3 km sẽ có xe tải chờ sẵn để tập kết hàng lên. Kể cả cửu vạn hay xe ôm đều phải chia nhỏ kiện hàng, để nếu bị phát hiện sẽ vứt hàng ngay vì giá pháo ở bên Trung Quốc cực rẻ”.
Theo thượng tá Lã Hồng Sơn, Chỉ huy trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Móng Cái, do phía Trung Quốc vẫn thường xuyên đốt pháo vào các ngày lễ, tết, thậm chí rằm hay mùng một âm lịch hằng tháng cũng đốt nên bên đó pháo nhiều và rẻ. Nhiều người Việt Nam sang đó lao động khi về cũng tranh thủ mua rồi giấu pháo vào trong va li đựng đồ dùng để mang qua biên giới. “Các đối tượng đã lợi dụng việc quy định bắt trên 10 kg pháo mới xử lý hình sự nên thường xé lẻ thành nhiều bọc nhỏ dưới 10 kg rồi cho người vận chuyển vào Việt Nam để né luật”, ôngSơn nói.
Video đang HOT
Đại tá Trịnh Xuân Hạnh, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Ninh, cho biết khi đường bộ bị lực lượng liên ngành kiểm soát gắt gao thì các đối tượng buôn bán, vận chuyển pháo chuyển sang vận chuyển bằng đường thủy. Giới buôn hàng cấm thường sử dụng thuyền nhỏ, đò máy, thuyền câu… để vận chuyển, sau đó đưa vào bờ rồi chuyển lên ô tô chạy đi các tỉnh thành khác.
Công an TX.Quảng Yên, Quảng Ninh hồi tháng 10 vừa qua đã phát hiện và bắt giữ gần 3 tấn pháo do các đối tượng vận chuyển bằng hình thức trên. Theo đó, khoảng 2 giờ ngày 22.10, tại khu vực đê chắn sóng thuộc xã Hoàng Tân, TX.Quảng Yên có một nhóm người vận chuyển pháo từ thuyền lên ô tô. Lực lượng công an phát hiện, tiếp cận hiện trường, thuyền lập tức rời bến và xe ô tô chở pháo bỏ chạy. Khi bị truy đuổi, những người trên xe còn thả các bao đựng pháo xuống nhằm tẩu tán tang vật và cản đường lực lượng truy bắt. Thậm chí, khi thấy không thể chạy thoát, họ lao xe vào lực lượng truy bắt rồi lao thẳng xuống chân đê, lợi dụng đêm tối giữa khu vực đầm lầy để trốn, bỏ lại cả xe và hàng. Công an thu giữ một ô tô Ford Transit và 1.807 kg pháo nổ các loại.
Đến ngày 26.10, Công an TX.Quảng Yên phối hợp vớ i Công an tỉnh Hải Dương bắt khẩn cấp 3 người vận chuyển pháo và một người che giấu tội phạm, đồng thời thu thêm gần 1.000 kg pháo các loại cùng 1 ô tô tải. Số lượng pháo thu được trong 2 vụ này (pháo bánh hình tròn, hình chữ nhật, pháo trứng, pháo dàn…) nếu lọt ra thị trường bọn buôn hàng cấm có thể thu về hơn 4 tỉ đồng, trong khi giá tại nơi mua không bằng 1/3.
Theo thống kê của Công an tỉnh Quảng Ninh, năm 2012, lực lượng liên ngành đã phá 48 vụ buôn bán vận chuyển pháo, bắt giữ 56 người, thu hơn 4 tấn pháo các loại.
Theo TNO
Phá rừng vì thiếu đất sản xuất
Công an H.Đông Giang (Quảng Nam) vừa đưa 27 đối tượng là đồng bào C'tu ở hai khu tái định cư (TĐC) Pachepalanh và Cutchơrun ra kiểm điểm trước dân về hành vi "hủy hoại rừng".
Ào ạt phá rừng phòng hộ
Ngay sau khi trạm kiểm lâm địa bàn số 2 thuộc Hạt kiểm lâm Đông Giang thông báo về việc phát hiện một số hộ tại xã Mà Cooih vào phá rừng phòng hộ để làm nương rẫy với quy mô lớn, ngày 8.5.2012, chính quyền H.Đông Giang thành lập một tổ công tác liên ngành, kiểm tra xác định tình hình phá rừng phòng hộ tại xã Mà Cooih.
Người dân vi phạm ký cam kết không tái phạm - Ảnh: Tấn Nguyễn
Qua kiểm tra, có 27 hộ phá rừng phòng hộ thủy điện A Vương, với tổng diện tích rừng thiệt hại là 13,6ha, trong đó có 21 trường hợp đã vi phạm điều 189 Bộ luật hình sự về hành vi "hủy hoại rừng", với mức xử phạt từ 7 đến 15 năm tù giam 6 trường hợp còn lại vi phạm pháp luật hành chính và được quy định tại điều 17 nghị định số 99 của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm sản, với mức xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng và buộc các đối tượng trồng lại rừng do hành vi phá rừng trái phép. Trong số đó, có 3 người có trình độ văn hóa từ 7- 9/12 24 người còn lại đa phần đều có trình độ văn hóa lớp 1, 2, thậm chí mù chữ. Có 1 người đang giữ chức phó thôn A Đền và 1 người giữ chức Trưởng ban công tác mặt trận thôn Tàrèng.
Theo Công an H.Đông Giang, 27 cá nhân vi phạm phá rừng tại xã Mà Cooih đều có nhân thân tốt, gia đình nghèo, gia đình chính sách... Mục đích phá rừng chủ yếu là để làm rẫy, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải thiện cuộc sống chứ không phải lấy gỗ... Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang, UBND huyện, công an, viện kiểm sát tỉnh Quảng Nam thống nhất không cần thiết phải xử lý hình sự, mà chuyển sang kiểm điểm trước toàn thể nhân dân, yêu cầu ký cam kết không tái phạm, nếu tái phạm sẽ bị sử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
V ì sao dân phá rừng?
Năm 2006 khi thực hiện TĐC thủy điện A Vương, theo quy định, mỗi hộ dân được cấp diện tích 1ha đất để sản xuất nông nghiệp. Nhưng thực tế, mỗi hộ dân ở hai khu TĐC Pachepalanh và Cutchơrun chỉ được nhận từ 0,3ha đến 0,5ha đất sản xuất, nhưng lại không đảm bảo canh tác và sản xuất vì không có hệ thống thủy lợi, đất bạc màu.
Ông B'Nước Ô - Trưởng ban công tác mặt trận thôn Tàrèng, một trong 21 người bị đưa ra kiểm điểm nói trong nước mắt: "Nhà tôi có 7 đứa con, về ở khu TĐC mới, đất sản xuất không có, đói cái bụng, nên phải vào rừng . Biết là sai nhưng xin Nhà nước cho mình canh tác trên diện tích đã phát, chứ mùa này mình có 1 ang giống mà phải nuôi đến 7 miệng ăn, làm sao đây?". Không riêng gì ông Ô mà 100% hộ dân ở hai khu TĐC đều có chung một nỗi lo thiếu đất sản xuất. "Đây là một sai sót rất lớn. Đảng, Nhà nước không bỏ tù là mừng lắm. Tuy nhiên để bà con sinh sống lâu dài, Đảng, Nhà nước cần quan tâm cuộc sống của bà con, như quy hoạch đất sản xuất, hỗ trợ nuôi trồng để có thu nhập, như thế bà con mới không xâm hại đến rừng nữa", A Ta Đum, Phó thôn A Đền nói.
"Chính vì lý do thiếu đất sản xuất mới dẫn đến phá rừng làm rẫy", ông Lê Văn Luyến, Phó chủ tịch UBND H.Đông Giang mở đầu câu chuyện với chúng tôi. Năm 2009, H.Đông Giang đã xây dựng dự án mở rộng thêm 227ha tại hai khu tái định cư để giao thêm đất cho người dân sản xuất. Tuy nhiên, dự án đó vẫn chưa được triển khai thực hiện, do mức áp giá đền bù tại khu Pachepalanh là 23 tỉ, nguồn lực địa phương không có. Riêng khu tái định cư Cutchơrun, một phần do cá nhân của cán bộ Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ A Vương dùng để trồng keo và huyện Đông Giang đã lập phương án đền bù khoảng 1,5 tỉ trình UBND tỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa được chuyển đổi khoảng diện tích 39,5ha, lý do là vướng theo chỉ thị 1685 của chính phủ. Ông Hốih Bách, Trưởng ban công tác mặt trận thôn A Đền đặt câu hỏi: "tại sao các cán bộ của BQL ở đồng bằng lên lại có đất trồng keo đến vài chục ha, còn bà con địa phương đã chịu hy sinh nhường đất ở, đất sản xuất cho thủy điện A Vương, về nơi ở mới lại không được bố trí đất sản xuất?".
Theo TNO
Làm rõ một công ty liên quan đến việc kinh doanh thông tin cá nhân Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM đang xem xét xử lý theo quy định pháp luật đối với một công ty liên quan đến việc kinh doanh thông tin cá nhân thu lợi bất chính. Theo thông tin ban đầu, làm việc với cơ quan chức năng mới đây, đại diện Công ty cổ phần DataNium (40 Tôn Thất Thuyết,...