Pháo, tên lửa Trung Quốc “gào thét” trên biển
Thời báo Hoàn Cầu mới đăng tải một số hình ảnh tổng hợp pháo, tên lửa tàu chiến Trung Quốc bắn đạn thật trên Biển Đông, Hoa Đông.
Những hình ảnh được Hoàn Cầu tổng hợp từ nhiều cuộc tập trận quy mô lớn, nhỏ trên Biển Đông, biển Hoa Đông. Các bức ảnh chủ yếu tập trung vào các màn bắn pháo, tên lửa, rocket chống ngầm trên các tàu chiến Type 054A, Type 053, Type 052 và Project 956 Sovremenny.
Tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Type 730 trên tàu chiến Trung Quốc khai hỏa trong đêm.
Chiến hạm lớp Type 053 Giang Hồ phóng tên lửa hành trình chống tàu C-802. Lớp tàu này hiện vẫn còn trong biên chế nhiều ở Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải.
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A mang số hiệu Từ Châu 530 cùng các tàu khác thuộc Hạm đội Đông Hải tiến hành tập trận bắn đạn thật.
Pháo hải quân 2 nòng 100mm trên của tàu khu trục tên lửa thuộc lớp Type 052 mang tên Thanh Đảo 113 “ gào thét” trên biển.
Video đang HOT
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A mang tên Châu Sơn 529 tiến hành tập trập hiệp đồng với máy bay trên hạm tại Biển Đông.
6 họng pháo 30mm của tổ hợp pháo phòng không tầm gần Type 730 trên chiến hạm Trung Quốc khai hỏa tấn công mục tiêu trên không. Type 730 có thể đạt tốc độ bắn tới 5.800 phát/phút, tầm bắn 3km.
Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm gần Kashtan trên chiến hạm Nga khai hỏa trong cuộc tập trận chung với Hải quân Trung Quốc.
Tàu hộ vệ Type 054A Từ Châu 530 phóng đạn rocket săn ngầm 240mm Type 87. Đây là loại vũ khí được Hải quân Trung Quốc rất “ưa thích” dùng trong các cuộc tập trận bắn đạn thật. Hầu như, tất cả các tàu chiến Trung Quốc đều có trang bị bệ phóng rocket săn ngầm ở trước tháp pháo chính boong trước tàu, kể cả siêu hạm Type 052C/D hay tàu sân bay Liêu Ninh.
Tàu khu trục tên lửa thuộc lớp Project 956 Sovremenny mang tên Ninh Ba (139) thuộc Hạm đội Đông Hải khai hỏa tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit trong cuộc tập trận ở Hoa Đông. Đây là một trong 4 chiếc Project 956 mà Trung Quốc mua của Nga. Nó từng là những chiếc hạm mạnh nhất, hiện đại nhất của Trung Quốc trên biển.
Pháo 37mm 2 nòng khai hỏa trên tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn của Trung Quốc.
Đạn mồi bẫy nhiệt phóng ra từ giàn phóng Type 726 trên tàu chiến.
Tàu khu trục Type 052 phóng đạn rocket săn ngầm Type 87.
Những đám mây được tạo ra trên mặt biển khi đạn mồi bẫy phát nổ trên không.
Quầng lửa “khủng” được tạo ra khi 2 họng pháo cỡ 100mm khai hỏa trên tàu hộ vệ Type 053 Giang Hồ.
Theo Kiến thức
Linh kiện ngoại có thể trở thành tử huyệt của Trung Quốc
Việc tên lửa Hồng Kỳ-9 của Trung Quốc sử dụng bộ chuyển mạch do Nhật Bản sản xuất, tàu ngầm Trung Quốc cũng sử dụng một loại radar dẫn đường khác của Nhật Bản đã làm dấy lên lo ngại những thiết bị này sẽ trở thành tử huyệt của Trung Quốc khi nước này và Nhật Bản nổ ra chiến tranh.
Bộ chuyển mạch AZ8112 của Nhật Bản được sử dụng cho tên lửa Trung Quốc. Ảnh: Internet
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua tên lửa phòng không Hồng Kỳ-9 của Trung Quốc đã xuất hiện hình ảnh cho thấy Hồng Kỳ-9 sử dụng bộ chuyển mạch AZ8112 do hãng Panasonic của Nhật Bản sản xuất. Hình ảnh khác hiểu thị một chiếc tàu ngầm của Trung Quốc đã sử dụng radar dẫn đường của hãng Furuno, Nhật Bản.
Bình luận viên khách mời đặc biệt Lôi Trạch của trang tin Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho biết các linh kiện điện tử mà Trung Quốc nhập khẩu hiện nay lớn nhất là từ Nhật Bản. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản phẩm điện dung (capacitance), điện trở (resistance) và điện cảm (inductance), tỉ trọng hàng Nhật rất cao, năm 2010 lần lượt chiếm 35%, 28,1% và 18,6% thị phần nhập khẩu liên quan của Trung Quốc.
Một khi bị cấm vận, thị trường sản phẩm điện dung và điện trở của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng tương đối lớn. Hơn nữa, hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là sản phẩm công nghệ cao, cho nên, hàng nội của Trung Quốc hiện nay khó có thể thay thế được.
Do vậy, theo Lôi Trạch, vấn đề này không những cần phải được nhìn nhận ở góc độ ngành nghề và phát triển kinh tế, mà trên hết phải giải quyết từ khía cạnh an ninh quốc phòng và chiến lược quốc gia. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào sản phẩm của Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở thành chuyện cấp bách Trung Quốc cần giải quyết.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu với tờ "Minh báo" của Hong Kong, Chủ tịch Hiệp hội Quân sự Quốc tế Macao Antony Wong Dong cho rằng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, việc nội địa hóa vũ khí hoàn toàn dường như là điều không thể, tên lửa Patriot của Mỹ cũng phải sử dụng linh kiện của Nhật Bản.
Theo ông Antony Wong Dong, mới đây, quân đội Mỹ cũng phát hiện một vụ mua sắm không đúng quy định khiến hàng loạt vũ khí Mỹ phải sử dụng máy tính do Trung Quốc sản xuất. Sự kiện này đã gây ra sóng gió lớn ở Mỹ, so với việc vũ khí Trung Quốc sử dụng linh kiện điện tử của Nhật Bản, vấn đề của quân đội Mỹ lớn hơn nhiều.
Nếu chiến tranh Trung-Nhật xảy ra, (việc sử dụng) linh kiện điện tử (của Nhật Bản) kỳ thực sẽ trở thành vấn đề, nhưng phía Trung Quốc cũng có thể bắt đầu tiến hành cấm vận đất hiếm sử dụng sản xuất linh kiện điện tử đối với Nhật Bản.
Đồng thời, dù nằm lòng tác dụng của linh kiện điện tử do mình sản xuất, nhưng Nhật Bản không thể biết được tính năng của loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất, sử dụng linh kiện điện tử của Nhật Bản, cho nên, không tồn tại rủi ro lộ mật từ việc sử dụng linh kiện điện tử của Nhật Bản.
Theo Thành Nam
Trung Quốc dốc toàn lực đóng tàu lớp 056 làm gì? Tạp chí quốc phòng Canada Kanwa Defence Review số ra tháng 9 đã đánh giá, tiến độ của kế hoạch đóng tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 Trung Quốc có tốc độ thực sự kinh người. Kanwa Defence Review cho biết, Trung Quốc bắt đầu khởi đóng các tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 bắt đầu từ năm 2012 và có...