Pháo sáng ở sân Hàng Đẫy và sự “ưu ái” của Ban giải quyết khiếu nại VFF
CLB Hà Nội và BTC sân Hàng Đẫy từng bị “treo sân” 1 lần, vì pháo sáng. Nhưng ngay lập tức, vì một lý do nào đó, Ban giải quyết khiếu nại VFF vào cuộc và xoá án nêu trên, cho dù các bên vi phạm chưa thụ án ngày nào. Để giờ, cớ sự nghiêm trọng như hiện nay.
Ngày đó, Ban kỷ luật VFF “treo sân” Hàng Đẫy sau sự cố pháo sáng trong trận CLB Hà Nội tiếp Hải Phòng ở vòng 7 V-League 2019, với lý lẽ rằng sự cố xảy ra ở đâu, nơi đơn vị đăng cai phải là bên chịu trách nhiệm đầu tiên.
Đây vốn là thông lệ trong các sự kiện thể thao trên toàn thế giới, bởi đơn vị đăng cai một khi không đảm bảo được an ninh, an toàn, thì đương nhiên đơn vị đăng cai đấy phải bị tước quyền đăng cai của mình.
Mà không chỉ trong thể thao, nhìn rộng ra rất nhiều lĩnh vực khác của xã hội, sự việc xảy ra ở địa bàn của địa phương nào, thì địa phương nơi xảy ra sự việc, sự cố cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Pháo sáng ở sân Hàng Đẫy từng được dung dưỡng bởi Ban giải quyết khiếu nại VFF (ảnh: Huyền Trang)
Ấy thế mà Ban giải quyết khiếu nại VFF khi đó chẳng hiểu vì lý do gì? Chẳng hiểu dựa trên lý lẽ gì? – Rất nhanh nhẩu vào cuộc rồi gần như tuyên “trắng án” cho lệnh “treo sân” 1 trận mà Ban kỷ luật VFF khi đó phạt BTC sân Hàng Đẫy và CLB Hà Nội.
Để giờ, sân Hàng Đẫy trở thành sân bóng có tần suất xuất hiện pháo sáng nhiều nhất tại V-League hiện nay, các trận đấu của CLB Hà Nội trên sân Hàng Đẫy trở thành các trận đấu dễ xuất hiện lộn xộn nhất vì pháo sáng.
Video đang HOT
Đặt trường hợp các án phạt được thực hiện nghiêm túc và nghiêm khắc, BTC sân Hàng Đẫy và BTC trận đấu của CLB Hà Nội chắc chắn đã phải rút kinh nghiệm từ những sự cố nhỏ, thay vì hầu hết các sự cố liên quan đến họ, liên quan đến sự lộn xộn vì pháo sáng ở sân Hàng Đẫy trong thời gian gần đây, đều được xử lý theo hướng nhẹ nhất có thể, với mức chế tài quá thấp, và quá đơn giản đối với một CLB bóng đá chuyên nghiệp vốn xem vài chục triệu đồng tiền phạt là chuyện nhỏ!
Thành ra, không khó hiểu khi diễn biến của các vụ lộn xộn trên khán đài, đặc biệt là các sự cố liên quan đến pháo sáng ngày một phức tạp và có chiều hướng mỗi lúc một “nặng đô” hơn. Bởi, chính trong cơ quan quản lý nền bóng đá, chính một số ban chức năng của VFF còn không hiểu hết tác hại của sự nguy hiểm từ pháo sáng, không lường được tác hại của những vụ quậy phá như thế này.
Đồng thời, có cảm giác rằng một số ban chức năng của VFF, điển hình là Ban giải quyết khiếu nại không theo sát thời sự và chuyển động của bóng đá quốc tế. Họ không thấy bóng đá Malaysia và Indonesia gần đây lộn xộn ra sao, phải xấu hổ như thế nào vì vấn nạn hooligan, tất cả cũng chỉ từ những sự cố nho nhỏ rồi lớn dần ở giải trong nước không được nghiêm trị đến nơi đến chốn!
Theo Kim Điền (Dantri)
Ai tiếp tay cho cái ác lộng hành?
Đây không phải là lần đầu tiên ban tổ chức sân Hàng Đẫy để xảy ra tình trạng mất an toàn, an ninh trận đấu, mà kinh khủng hơn khi một nữ CĐV bị thương nặng vì cái ác không bị ngăn chặn dù đã nhìn thấy từ lâu.
Ngày 13-9, các bên liên quan đến tai nạn thương tâm trên sân Hàng Đẫy đêm 11-9 mới nhóm họp với nhau để giải quyết thảm họa và đưa ra các quyết định xử phạt, giải pháp chấn chỉnh. Nguyên do một nữ CĐV tên Huyền Anh, công tác tại báo Nhi Đồng, bị thương nặng ở đùi sau khi dính một quả pháo sáng thăng thiên từ phía khán đài B, nơi có đông đảo CĐV Nam Định bắn thẳng sang khán đài A.
Huyền Anh đã nhập viện ngay tức khắc với một vết thương cháy da thịt ở đùi trái rất nặng do sức công phá của quả pháo, chạm đến xương và phải trải qua hai lần phẫu thuật đau đớn. Những cơn xoa dịu như việc lãnh đội Hà Nội chịu mọi chi phí chữa trị cho Huyền Anh; hay đại diện CLB Nam Định, VPF vào thăm hỏi,... chắc chắn khổng thể làm lành vết thương thân thể và nỗi đau tinh thần cho nạn nhân lẫn người thân của họ.
Một người bạn của Huyền Anh ngồi cạnh khi quả pháo oan nghiệt bay qua kể lại nếu chị không vô tình nghiêng người, nó có thể xé nát phần bụng của mình. Và rất may quả pháo không phát nổ, nếu không thì thương vong sẽ lớn hơn.
Thật khủng khiếp cho hành vi phi nhân tính diễn ra trên sân bóng và cần gọi đúng tên nó chính là tội ác. Chưa kể hai cảnh sát cơ động còn bị tấn công đến gãy tay và một người bị hôn mê phải cấp cứu.
Pháo sáng gây thương tích nặng cho CĐV Huyền Anh (ảnh trên) trong sự khiếp hãi cùng cực của người bạn. Ảnh: NGỌC DUNG
Đáng nói là thảm họa ở sân Hàng Đẫy hoàn toàn có khả năng phòng và chống nếu những nhà làm bóng đá có trách nhiệm hơn.
Vậy ai đã dung dưỡng cho cái ác hoành hành và chỉ đến khi nó gây ra thảm họa thì người ta mới vội vàng chữa cháy? Ai còn dám vào sân xem đá bóng khi hành vi tội ác cứ lởn vởn trong sự nhởn nhơ của các nhà làm bóng đá theo kiểu "sống chết mặc bay...".
Nên nhớ ngày 21-4, ban tổ chức sân Hàng Đẫy đã để xảy ra tình trạng đốt pháo sáng trong trận Hà Nội tiếp khách Hải Phòng. Sau đó Ban kỷ luật VFF ra quyết định phạt 70 triệu đồng kèm biện pháp chế tài sân bóng không có khán giả ở lượt trận tiếp theo gặp TP.HCM. Cần biết đây là lỗi tái phạm ngay trong mùa giải này bởi trước đó ban tổ chức sân Hàng Đẫy từng để khán giả đốt pháo sáng trận tiếp SL Nghệ An.
Ngay lập tức, CLB Hà Nội đã gửi đơn kiến nghị vẫn mở cửa bình thường vì cần phục vụ khán giả trong thời điểm diễn ra các ngày lễ và việc đốt pháo sáng do CĐV đội khách gây ra. Không đầy 24 giờ sau, Ban giải quyết khiếu nại của ông Chu Hồng Thanh đã chấp thuận, bất chấp ý kiến của Tổng cục TDTT đề nghị xử lý nghiêm khắc.
Lần đó nhiều giới phản ứng rất mạnh mẽ việc phủ quyết của Ban giải quyết khiếu nại khi nhanh chóng bãi bỏ hình thức treo sân của Ban kỷ luật VFF mà ông trưởng ban Vũ Xuân Thành cho rằng hợp lý để làm gương.
Thực chất Ban kỷ luật không sai khi căn cứ vào khoản 2 Điều 68 trong quy chế bóng đá chuyên nghiệp của VFF quy định ban tổ chức trận đấu để xảy ra sự việc đốt lửa, đốt pháonổ các loại, thuốc pháo nổ trong sân vận động gây hoang mang, ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác sẽ bị phạt 20 triệu đồng; phạt tiền 30-70 triệu đồng trong các trường hợp sau: Vi phạm nhiều lần trong trận đấu; vi phạm liên tục, kế tiếp trong nhiều trận đấu; vi phạm đã bị xử lý kỷ luật nhiều lần nhưng vẫn tái phạm thì bị xử lý bằng hình thức thi đấu trên sân nhà không có khán giả hoặc dời đến sân trung gian; nếu lỗi do CĐV của đội khách gây ra thì đội khách vẫn bị xử lý kỷ luật như trên.
Thế nhưng không hiểu vì sao và thế lực nào đã không làm đến nơi đến chốn theo luật, thiếu tác dụng răn đe khiến vấn nạn tái diễn cùng thảm họa pháo sáng gây thương tích nặng cho CĐV.
Nó chẳng khác gì hành vi tiếp tay cho cái ác lộng hành!
Bò lại mất mà chuồng vẫn chưa làm xong
Cựu chủ tịch CLB Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hội, cho biết từ đầu mùa ông đã kiến nghị VFF, VPF và ban điều hành V-League có biện pháp hỗ trợ, vì chỉ có CLB cùng lực lượng an ninh sân Hàng Đẫy thì không thể ngăn cản vấn nạn đốt pháo sáng nhưng không có phương án giúp đỡ. Còn ở thảm họa đêm 11-9, VPF tố cáo ban tổ chức sân vô trách nhiệm và không thực hiện cam kết bảo đảm an ninh như trong cuộc họp trước trận đấu. Hiện Ban kỷ luật VFF đang thu thập mọi tài liệu, chứng cứ gửi sang cơ quan điều tra truy tìm thủ phạm đốt và bắn pháo gây thương tích, quấy rối an ninh trật tự, tấn công lực lượng công vụ.
Ngày 12-9, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Khánh Hải kiêm Chủ tịch VFF đã gửi công văn cho VFF, VPF đề nghị làm rõ, xử lý sự cố pháo sáng, pháo thăng thiên xảy ra trên sân Hàng Đẫy. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ trách nhiệm, xử lý các cá nhân, tập thể liên quan đến sự cố một nữ CĐV và cảnh sát cơ động bị thương.
Theo PLO
Quanh sự cố pháo sáng: Xử lý thích đáng "những kẻ vô hình" Trong hai số báo "Cú tát" vào hệ thống điều hành bóng đá Việt Nam (27-4-2019) cùng "Người vô hình" VPF và những chuyện dở khóc dở cười (29-4-2019), Báo Báo đã phản ánh đầy đủ về trách nhiệm cùng hậu quả xấu mà bóng đá Việt Nam (BĐVN) sẽ nhận được, ở đây là V-League và cụ thể hơn là Ban tổ...