Pháo sáng nguy hiểm tới sức khỏe như thế nào?
Nhiều loại pháo sáng, pháo khói được CĐV sử dụng trên khắp thế giới, trong đó phổ biến nhất là pháo sáng loại chuẩn, pháo sáng dành cho hải quân và pháo khói thông thường.
Ảnh minh họa.
Pháo sáng không bị dập tắt dễ dàng vì được thiết kế để thích ứng với môi trường nước. Không những thế, loại pháo này có thể cháy tới nhiệt độ 1600 độ C (nhiệt độ nóng chảy của thép), có loại lên đến 3000 độ C. Chưa dừng lại ở đó, khói được tạo ra từ pháo sáng cũng rất nguy hiểm và không nên hít vào, với những người bị hen suyễn, khói từ pháo sáng sẽ khiến họ trở nên khó thở nhanh chóng.
Ở Anh, đem pháo sáng, bom khói hoặc pháo hoa vào sân được coi là hành động vi phạm pháp luật. Để ngăn chặn hành vi này, nhà chức trách đưa ra những hình thức xử lý khác nhau, nặng nhất là cấm đến sân trong khoảng thời gian dài hoặc phạt tù. Ở Scotland, một người vi phạm điều trên có thể bị phạt tù 3 tháng.
Tuy nhiên, những người sử dụng pháo sáng tại sân vận động bóng đá thường vô tư mà không ý thức được tác hại của nó. Với họ đó có thể là niềm vui nhưng với người khác đôi khi lại trở thành sự khó chịu và gây nguy hiểm cho người xung quanh.
Năm 1992, Guillem Lazaro (13 tuổi), người Tây Ban Nha, qua đời vì một quả pháo sáng phát nổ ngay trước ngực tại 1 SVĐ ở Barcelona.
Video đang HOT
Năm 1993, ông John Hill (67 tuổi) qua đời sau khi bị trúng một quả pháo sáng dùng trong hải quân ở trận Xứ Wales gặp Romania. Hai người đàn ông sau đó đã thừa nhận tội giết người và bị bắt giam.
Năm 2013, một cậu bé 14 tuổi qua đời vì một quả pháo sáng phát nổ trong trận đấu của đội Corinthians.
Năm 2015, thủ môn Igor Akinfeev của Nga bị ném pháo sáng vào đầu trong trận đấu giữa Montenegro và Nga.
Theo các chuyên gia, pháo sáng được cấu tạo bởi rất nhiều các chất độc hại, trong đó chủ yếu là lưu huỳnh, phốt pho và KCIO3 (một chất oxy hóa cực mạnh có tác dụng được với nhiều phi kim và kim loại khác).
Do độc hại, nên pháo sáng thường sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt hay trong tình huống cần kêu gọi cứu nạn. Tuyệt đối không đốt pháo sáng ở chỗ đông người, vì có thể gây cháy hoặc làm bị thương người khác.
Có rất nhiều loại pháo sáng khác nhau như pháo khói, pháo sáng chuẩn, pháo sáng dùng cho hải quân và pháo khói thông thường…
Tại Việt Nam, loại pháo sáng được các cổ động viên sử dụng là pháo sáng chuẩn. Loại pháo này có nhiệt độ cao nhất đạt khoảng 1.600 độ C và có thể cháy kéo dài trong 60 giây. Bởi vậy, khi đốt pháo sáng ở đám đông chen chúc, người ở gần dễ gặp các tổn thương nặng ở mặt, mắt, ngực, tay, cổ…
Nếu rơi vào ai đó, loại pháo này có thể làm cháy quần áo chỉ trong chớp mắt và gây bỏng cho con người. Trong tình huống này, vết bỏng của nạn nhân rất dễ bị nhiễm độc (do pháo sáng có chứa lưu huỳnh) và để lại nhiều di chứng thẩm mỹ về sau do nguy cơ hình thành sẹo xấu, sẹo co kéo, nặng hơn là những tác động lan rộng và sâu tới cơ, xương…ảnh hưởng tới khả năng tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân.
Ngoài ra, khi cháy pháo sáng còn tỏa ra một lượng khói lớn, độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là những người có tiền sử bị bệnh hen suyễn, hô hấp hay khó thở, khói pháo sáng có thể khiến bệnh tái phát. Thậm chí, nếu hít khói pháo sáng trong thời gian dài sẽ gây ngộ độc khí, phù nề da, cản trở hô hấp và suy hô hấp nguy hiểm tới tính mạng.
Theo infonet
Tình hình sức khỏe nữ cổ động viên bị trúng pháo sáng
Theo các bác sĩ, vết thương của nữ cổ động viên ở sân Hàng Đẫy không phải do bỏng mà do công phá từ sức nổ của pháo, điều trị rất khó khăn.
Ngày 12-9, ThS Nguyễn Nam Giang, Trưởng Khoa bỏng BV Xanh Pôn (Hà Nội), cho biết việc điều trị vết thương của nữ cổ động viên HA (34 tuổi) bị trúng pháo sáng tại sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội) vẫn còn rất khó khăn.
"Nguyên nhân là do vết thương của bệnh nhân không phải do bỏng, mà do công phá từ sức nổ của pháo. Với vết thương do hỏa khí, việc điều trị rất khó khăn, trường hợp bệnh nhân đề kháng kém thì điều trị sẽ rất lâu dài. Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, vết thương đau nhiều" - BS Giang cho biết.
Nữ cổ động viên bị trúng pháo sáng tại sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội) đang được điều trị tại BV Xanh Pôn. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ dự kiến quá trình điều trị của bệnh nhân HA kéo dài khoảng 15 ngày. Sắp tới bệnh nhân sẽ được phẫu thuật ghép da, điều trị theo phác đồ.
Theo BS Giang, với những trường hợp không may bị tổn thương như bệnh nhân HA, ngay khi xảy ra sự cố cần phải cầm máu, nếu có tổn thương xương phải sơ cứu, cố định bằng nẹp cứng sau đó chuyển vào bệnh viện.
Trước đó, chiều tối 11-9, khi trận đấu giữa Hà Nội FC và Nam Định đang diễn ra trên sân Hàng Đẫy, một quả pháo sáng bất ngờ được bắn sang từ khán đài của nhóm cổ động viên Nam Định khiến một cổ động viên nữ của CLB Hà Nội ở khán đài A là chị HA bị trọng thương, phải vào bệnh viện cấp cứu.
AN HIỀN
Theo PLO
Vụ nữ CĐV bị pháo sáng gây sát thương: Đốt pháo sáng có thể dẫn đến những hiểm họa khôn lường như thế nào? Thông tin cổ động viên Nam Định đốt pháo sáng trong trận đấu giữa Hà Nội FC và Nam Định FC hôm qua khiến một người gặp nạn khiến nhiều người lo sợ về sản phẩm này. Tối qua, một lần nữa pháo sáng lại tung hoành trên sân Hàng Đẫy trong trận đấu giữa Hà Nội FC và Nam Định FC ở...