Pháo phòng không tự hành của Việt Nam có thể diệt tên lửa hành trình
Nga vừa giới thiệu nguyên mẫu pháo phòng không tự hành ZAK-57 chuyên diệt tên lửa hành trình – tính năng hệ thống ZSU-23-4 Việt Nam cũng có thể hoàn thành.
Pháo phòng không tự hành của Việt Nam có thể diệt tên lửa hành trình
Nga trình làng vũ khí mới
Theo Viện nghiên cứu và phát triển Burevestnik, đến năm 2017, Nga sẽ có những thử nghiệm đầu tiên với pháo phòng không tự hành ZAK-57. Nguồn tin này cho biết, đây là hệ thống độc nhất vô nhị trên thế giới.
Hơn 10 đơn vị khoa học công nghệ quân sự hàng đầu của Nga đã tham gia vào dự án phát trên hệ thống ZAK-57 Derivatsiya-PVO SPAAG. Viện Burevestnik được giao nhiệm vụ lãnh đạo công tác phát triển này đồng thời nghiên cứu chế tạo module chiến đấu (tháp pháo).
Ngoài ra, Cục thiết kế Tochmash được giao nhiệm vụ phát triển pháo 57 mm sử dụng đạn dẫn đường có điều khiển.
Theo thông số ban đầu, ZAK-57 có thể đối phó với các mục tiêu bay cân âm ở tốc độ Mach 0,8 có kích thước nhỏ – thường là tên lửa hành trình hoặc các loại máy bay không người lái trang bị công nghệ tàng hình, đạn pháo phản lực phóng loạt….
Nga trình làng pháo ZAK-57
Đặc biệt, ZAK-57 có thể hạ những mục tiêu phức tạp trên chỉ với 2 phát đạn. Ngoài ra loại pháo mới cũng có thể dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất bao gồm binh lính và xe thiết giáp.
Video đang HOT
Pháo tự hành ZAK-57 có tầm bắn từ 200 m đến 6 hoặc 8 km với các máy bay có người lái và 3 – 5 km với máy bay không người lái. Tầm bắn cao nhất đạt 4,5 km. Đối với mục tiêu trên bộ là xe bọc thép, pháo có tầm tác xạ khoảng 3 km.
Để hỗ trợ cho ZAK-57 bắn chính xác mục tiêu, nhà sản xuất trang bị cho pháo này một hệ thống thu thập hình và khóa mục tiêu tự động, hệ thống chỉ thị mục tiêu và đo xa laser hoạt động được trong mọi thời tiết. Pháo mới có góc nâng từ -5 độ đến 75 độ
Đạn mà pháo ZAK-57 dùng có đầu đạn nặng khoảng 2 kg với 400g chất nổ mạnh HE tương đương với sức công phá được tạo ra bởi các loại pháo 76 mm trước đây.
Loại đạn dẫn đường này được Tochmash phát triển trên cơ sơ đạn S-60 và các công nghệ được áp dụng trên đạn pháo thông minh của pháo tự hành 152 mm Koalitsiya-SV. Hệ thống mới sử dụng khung thân xe chiến đấu bộ binh BMP-3 nên có độ cơ động rất cao.
Tổng trọng lượng hệ thống chỉ có 20 tấn nên có thể không vận ra chiến trường rất dễ dàng. Theo chuyên gia quân sự Vladimir Tuchkov ZAK-57 có thể thay thế cả 2 hệ thống Tunguska and Pantsir-S1 hiện đang trang bị trong quân đội Nga.
Khắc tinh với tên lửa hành trình
Dù ra đời từ thời Liên Xô cũ nhưng đến nay, pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 vẫn được coi là vũ khí đặc trị với nhiều mục tiêu bay, trong đó có tên lửa hành trình.
ZSU viết tắt của cụm từ Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (phiên âm tiếng Nga) có nghĩa là (phòng không tự hành gắn kết), 23 là chỉ đường kính nòng pháo 23 mm, 4 có nghĩa là số lượng pháo được gắn kết trên hệ thống.
Pháo ZSU-23-4 khai hỏa trong diễn tập
Đây là loại pháo phòng không tự hành được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp, ZSU-23-4 thường được triển khai xen kẽ để bảo vệ đội hình tăng-thiết giáp trước máy bay đối phương. ZSU-23-4 có tốc độ bắn từ 800 – 1.000 phát/phút/nòng, tầm bắn 2.500 mét.
Hệ thống tích hợp sẵn radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học trên khung gầm xe bánh xích TM-575. Biến thể nâng cấp gần đây tích hợp thêm từ 4 – 6 tên lửa phòng không tầm thấp 9K38 Igla hoặc 9K310 Igla-1 cùng hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp, máy tính đường đạn thế hệ mới.
Sức mạnh chiến đấu của hệ thống được tăng lên từ 2 – 2,5 lần so với trước, việc bổ sung thêm tên lửa giúp hệ thống đối phó hiệu quả với những mục tiêu khó xơi như tên lửa hành trình.
Hiện nay, pháo ZSU-23-4 vẫn được trang bị trong lực lượng vũ trang Nga, những nước thuộc Liên Xô cũ cùng những quốc gia từng được Moskva viện trợ, trong đó có Việt Nam.
Theo Đất Việt
Trung Quốc muốn "sao chép" tàu chiến Gepard mà Việt Nam dùng?
Trung Quốc được cho là tỏ ra hứng thú với công nghệ tàu chiến Gepard (Việt Nam đang dùng) cùng tên lửa hành trình Kalibr.
Các chuyên gia Trung Quốc gần đây đã tiến hành đánh giá vũ khí Nga đang tham chiến ở Syria, và bày tỏ sự quan tâm đáng kể tới lớp tàu chiến Gepard Project 11661K thực hiện các cuộc phóng tên lửa hành trình Kalibr từ biển Caspian vào mục tiêu phiến quân IS ở Syria.
Theo các tài liệu được công bố, chuyên gia vũ khí Trung Quốc đánh giá cao các phẩm chất kỹ-chiến thuật của tàu hộ vệ Gepard Projekt 11661K. Ảnh: Cặp tàu Gepard đóng cho Hải quân Nga gồm 691 Tatarstan và 693 Dagestan.
Theo các chuyên gia Viện nghiên cứu chiến thuật hải quân thuộc Viện hàn lâm khoa học quân sự Trung quốc, tàu hộ vệ tên lửa Gepard Project 11661K với cự ly hành trình 5.000 hải lý và khả năng tuần tra ở tốc độ 10 hải lý/h trong một thời gian dài sẽ là phương án lý tưởng cho Hải quân Nga một khi tổ chức triển khai trú đóng thường xuyên một lực lượng tàu tiến công tại trạm bảo đảm vật chất-kỹ thuật ở Tartus, Syria.
Các tàu này có cơ cấu vũ khí cân đối, có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu trên biển (tàu nổi, tàu ngầm), lẫn mục tiêu mặt đất bằng các tên lửa hành trình 314 Kalibr. Ảnh: Hệ thống phóng thẳng đứng UKSK trang bị Kalibr trên tàu hộ vệ Dagestan.
Tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr có tầm phóng ước tính 1.500-2.500km đã "hút hồn" các chuyên gia Trung Quốc và khơi gợi bản tính "xấu".
Các chuyên gia Trung Quốc không che giấu sự quan tâm của mình đối với loại tên lửa này và có lẽ sẽ rất nỗ lực nhằm lấy cho được tài liệu kỹ thuật hoặc ký hợp đồng với công nghiệp quốc phòng Nga để mua một lượng nhỏ tên lửa 314 ở các biến thể khác nhau...
...Và tất nhiên sau đó họ sẽ làm gì chắc hẳn ai cũng biết, đó là sao chép công nghệ Kalibr để trang bị cho các tàu chiến nước này. Tuy nhiên, sau các vụ sao chép vi phạm bản quyền Su-27/30, S-300PMU1/2, Nga chắc không dễ cung cấp công nghệ tên lửa Kalibr cho Trung Quốc.
Đáng lưu tâm, các chuyên gia Trung Quốc cũng đang theo dõi chặt chẽ việc Nga đóng các tàu hộ vệ Gepard 3.9 dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là phiên bản xuất khẩu của Gepard 11661K với cấu hình vũ khí - radar dành riêng cho Việt Nam.
Các tàu Gepard 3.9 của Việt Nam tất nhiên cũng có khả năng tích hợp tên lửa Kalibr, nhưng hiện chúng được trang bị tên lửa Kh-35 Uran-E. Nhưng tương lai, hai chiếc tàu mới đang được đàm phán có thể sẽ sử dụng Kalibr.
Theo Kiến Thức
Với gói nâng cấp này, ZSU-23-4 Việt Nam sẽ là cận vệ tốt của S-300 Trong biên chế chiến đấu của Quân đội Nga, hệ thống phòng không tầm xa S-300/400 thường được bảo vệ bởi các tổ hợp Pantsir-S1. Đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, chúng ta cũng đi theo mô hình tương tự, tuy nhiên do còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như tiềm lực tài chính mà trọng...