Pháo phản lực Tornado-G của Nga có sức mạnh thế nào?
Hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado-G của quân đội Nga được trang bị hệ thống định vị vệ tinh đại, cho phép các binh sĩ bắn tới 40 hoả tiễn mà không cần rời khỏi cabin và có thể sẵn sàng khai hỏa chỉ trong một phút.
Kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2-2021, quân đội Nga đã tập trung mọi loại hỏa lực để chống lại lực lượng cố thủ dày đặc của Kiev. Trong số hệ thống pháo và tên lửa được Nga sử dụng trên thực địa có pháo phản lực bắn loạt (MLRS) Tornado-G, phiên bản mới của hệ thống pháo phản lực nổi tiếng của Liên Xô.
Sức mạnh của Tornado-G đã được thể hiện rõ hôm 9-1 khi quân đội Nga công bố đoạn video ghi lại cảnh hệ thống pháo phản lực này bắn vào một đoàn xe tiếp viện của Ukraine đang di chuyển trong bóng tối ở tỉnh Donetsk. Hình ảnh từ camera nhiệt hồng ngoại cho thấy hàng chục quả đạn được bắn về phía quân đội Ukraine, thắp sáng cả bầu trời đêm.
Hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado-G trong cuộc diễu hành tại thủ đô Moscow. Ảnh: SPUTNIK
Pháo phản lực Tornado-G là gì?
Tornado-G là sản phẩm của quá trình hiện đại hóa hệ thống pháo đa nòng 122mm tự hành BM-21 Grad do Liên Xô thiết kế. Tornado-G được tập đoàn vũ khí Splav phát triển tại TP Tula (Nga) từ cuối những năm 1990 đến những năm 2000 và được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga từ đầu những năm 2010 trở đi.
Tính năng nổi bật chính của Tornado-G là hệ thống máy tính tích hợp và hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hỗ trợ định vị vệ tinh GLONASS (hệ thống định vị vệ tinh do Nga phát triển và có các chức năng tương tự như GPS dùng để xác định vị vị trí). Hệ thống này cho phép các binh sĩ bắn tới 40 tên lửa 122mm mà không cần rời khỏi cabin của họ và có thể sẵn sàng khai hỏa chỉ trong một phút.
Tornado-G thường được lắp đặt trên xe tải quân sự Kamaz hoặc Ural, nhưng về mặt lý thuyết, hệ thống pháo này có thể được gắn vào các phương tiện khác, miễn là chúng có trọng lượng và mã lực phù hợp để di chuyển. Hệ thống pháo Tornado-G thường nặng khoảng 14.000 kg khi đầy tải. Nhờ các hệ thống điện tử thu nhỏ, việc bổ sung kíp lái cần thiết để vận hành đã giảm từ 5 người đối với pháo phản lực bắn loạt BM-21 xuống còn 2-3 người đối với Tornado-G.
Video đang HOT
Hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado-G tại trường bắn Alabino bên ngoài thủ đô Moscow. Ảnh: SPUTNIK
Đạn dành cho BM-21 có thể được sử dụng cho Tornado-G, cũng như các loại đạn mở rộng được thiết kế đặc biệt nhằm tăng tầm bắn lên 40, 70 hoặc thậm chí 90 km. Một quả đạn tiêu chuẩn nặng từ 66-70 kg và có khối lượng đầu đạn từ 25-35 kg.
Các loại đạn thường được dùng bao gồm đạn HEAT xuyên giáp và đạn phân mảnh tích lũy có thể xuyên giáp dày từ 60-170 mm, đủ để phá hủy hoặc gây sát thương nghiêm trọng cho hầu hết các xe tăng hạng nhẹ, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và khẩu đội súng cối.
Giống như tất cả hệ thống MLRS cũng như hầu hết các loại súng hạng nặng và lựu pháo, Tornado-G có một “điểm mù” lớn là không thể bắn trong phạm vi dưới 4 km cũng như không có giáp bảo vệ, nghĩa là hệ thống pháo này cần được bảo vệ và tránh xa những khu vực mà quân địch có thể đột phá và tiêu diệt.
Hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado-G trong cuộc diễu hành tại thủ đô Moscow. Ảnh: SPUTNIK
Quân đội Nga hiện sở hữu bao nhiêu hệ thống pháo Tornado-G?
Quân đội Nga lần đầu tiên xác nhận sử dụng Tornado-G cho chiến dịch quân sự của họ Ukraine vào tháng 11-2022. Ước tính Moscow có khoảng 180 hệ thống pháo Tornado-G trong kho của mình, theo hãng tin Sputnik.
Chi phí sản xuất Tornado-G là bao nhiêu?
Thông tin về chi phí sản xuất hệ thống pháo Tornado-G hiện vẫn là một bí mật vì quân đội Nga không công bố bất kỳ số liệu chính thức nào.
Tuy nhiên, theo một báo cáo năm 2017 trên các phương tiện truyền thông kinh doanh của Nga, Bộ Quốc phòng nước này đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất để chế tạo 36 hệ thống MLRS với giá 1,07 tỉ rup, tương đương khoảng 29,94 triệu rup mỗi chiếc (khoảng 453.600 USD).
Phân tích yếu tố cản trở quá trình phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên
Giới phân tích cho rằng cạnh tranh Mỹ-Trung là một trong những yếu tố cản trở mục tiêu phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.
Một bài bình luận trên tờ South China Morning Post ngày 5-1 nhận định cạnh tranh giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc là một trong những yếu tố cản trở mục tiêu phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.
Ông Kim Jong-un cùng các quan chức Triều Tiên tham dự một buổi lễ bàn giao hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) hôm 31-12-2022. Ảnh: KCNA
Cuộc cạnh tranh tên lửa mới
Vào tuần trước, Hàn Quốc thông báo đã phóng thử tên lửa nhiên liệu rắn sau chín tháng kể từ vụ thử đầu tiên, mở đường cho việc phát triển tên lửa đạn đạo.
Đáp trả vụ thử trên của Hàn Quốc, Triều Tiên đã phóng 3 tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào ngày 31-12-2022 và 1 quả vào ngay ngày đầu năm 2023. Trước đó Bình Nhưỡng đã thử nghiệm một động cơ nhiên liệu rắn có lực đẩy cao cho hệ thống vũ khí chiến lược mới.
GS Kang Jun-young chuyên nghiên cứu về Trung Quốc của ĐH Ngoại ngữ Hàn Quốc nhấn mạnh rằng các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và nhiên liệu rắn mới của Hàn Quốc có thể là chỉ dấu cho "một cuộc cạnh tranh tên lửa" trên bán đảo Triều Tiên.
"Seoul không chỉ ngồi đó và không làm điều gì trong khi công nghệ tên lửa của Triều Tiên đang cải tiến. Đó là lý do vì sao Hàn Quốc cũng phát triển vũ khí của riêng họ. Đây là một khía cạnh của cuộc chạy đua vũ trang, khởi đầu bởi sự phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên" - ông Kang nói.
Ngoài ra, GS Kang cũng nói rằng việc Seoul sở hữu công nghệ tên lửa tầm trung hoặc tầm xa đặt ra "mối đe dọa" cho Bắc Kinh. Ông nói thêm rằng chính quyền Mỹ quyết định sửa đổi hướng dẫn phát triển tên lửa của liên minh Mỹ-Hàn trong giai đoạn 2020-2021 không chỉ cho phép Hàn Quốc sử dụng động cơ nhiên liệu rắn mà còn có thể tăng cường khả năng răn đe của Mỹ đối với Trung Quốc.
Những thay đổi trên cho phép Seoul phát triển tên lửa đạn đạo sử dụng công nghệ mới và loại bỏ các hạn chế giới hạn tên lửa ở tầm bắn 800 km, nghĩa là phần lớn tên lửa Hàn Quốc phát triển lúc trước không có khả năng tấn công các mục tiêu bên ngoài bán đảo Triều Tiên.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định vụ phóng tên lửa nhiên liệu rắn là một phần nằm trong kế hoạch xây dựng khả năng giám sát trên không, tuy nhiên động cơ nhiên liệu rắn cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của tên lửa đạn đạo vì giúp giảm thời gian chuẩn bị và thời gian phóng so với động cơ nhiên liệu lỏng.
Cạnh tranh Mỹ-Trung cản trở nỗ lực phi hạt nhân hoá
Giới chuyên gia cho rằng cạnh tranh Mỹ-Trung là một trong những yếu tố cản trở nỗ lực phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Lee Jin-man/AP
Phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên đã là mục tiêu chung của Trung Quốc và Mỹ kể từ đầu những năm 1990 khi Triều Tiên và Hàn Quốc ký thỏa thuận nhằm loại bỏ "các nguy cơ chiến tranh hạt nhân". Tuy nhiên kể từ đó, quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Seoul trở nên căng thẳng và diễn biến phức tạp, đặc biệt là lúc Triều Tiên bắt đầu tiến hành một số vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006.
Căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington trong những năm gần đây cũng là một nhân tố khiến cho nỗ lực phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên "dậm chân tại chỗ". Theo GS Park, thật khó có thể hình dung bất kỳ tiến triển nào trong bối cảnh cạnh tranh giữa hai cường quốc không ngừng gia tăng kể từ năm 2018.
Điển hình là việc Mỹ ngày càng thắt chặt quan hệ quốc phòng với đồng minh Hàn Quốc như triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom chiến lược B-52 trong cuộc tập trận chung với Hàn Quốc vào tháng trước.
Ngoài ra, GS Park Won-gon chuyên nghiên cứu về Triều Tiên thuộc ĐH Ewha Womans (Hàn Quốc) nhận định căng thẳng leo thang với Bắc Kinh một phần nào đó đã thúc đẩy sự ủng hộ của Washington đối với sự phát triển công nghệ tên lửa của Hàn Quốc.
Theo GS Park, theo quan điểm của Mỹ, việc Hàn Quốc sở hữu năng lực tên lửa có thể giúp nâng cao khả năng răn đe đối với Triều Tiên. Ngoài ra, sự mở rộng liên minh giữa Washington và Seoul cũng có thể góp phần trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Trong khi đó, GS Kang cho rằng nguồn cơn căng thẳng trên bán đảo Tiều Tiên bắt nguồn từ Bình Nhưỡng và nếu Bắc Kinh không hành động để kiềm chế Triều Tiên thì phi hạt nhân hoá vẫn là mục tiêu xa vời.
Nóng Nga-Ukraine 9-10: Quan chức Nga tuyên bố 4 tỉnh ly khai Ukraine là một phần của Nhà nước Liên minh Nga-Belarus Quan chức Nga tuyên bố 4 tỉnh ly khai Ukraine là một phần của Nhà nước Liên minh Nga-Belarus; EU không công nhận việc Nga kiểm soát nhà máy Zaporizhzhia; ông Putin ký lệnh tăng cường an ninh cầu Crimea. Tình hình chiến sự Thông tin từ Ukraine . Theo hãng tin Ukrinform, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết quân...