Pháo phản lực mạnh nhất Đông Nam Á: Việt Nam hay Thái Lan?
EXTRA của Việt Nam và DTI-2 của Thái Lan được đánh giá là hai hệ thống pháo phản lực phóng loạt hàng đầu Đông Nam Á hiện nay.
DTI-2 là hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa do Thái Lan sản xuất trong nước dựa trên nguyên mẫu WS-1B của Trung Quốc.
Hệ thống gồm 4 ống phóng rocket được đặt trên khung gầm xe tải việt dã 6 x 6. Mục tiêu của nó là các công trình quân sự, kho tàng bến bãi, cụm tập trung binh lực… nằm sâu trong vùng kiểm soát của đối phương.
Thành phần tổ hợp pháo phản lực phóng loạt DTI-2 gồm: 1 xe chỉ huy, 6 – 9 xe phóng mang 4 đạn rocket và một số lượng tương tự xe nạp đạn.
Pháo phản lực tầm xa DTI-2 của Thái Lan
Trên xe chỉ huy trang bị hệ thống thông tin liên lạc truyền dữ liệu, máy tính điều khiển hỏa lực và hệ thống mô phỏng đường đạn, thiết bị sử dụng hệ thống định vị toàn cầu, thiết bị quan sát khí tượng và nhiều thành phần phức tạp khác nhằm đảm bảo cho khả năng khai hỏa chính xác.
Tương tự WS-1B, DTI-2 có thể sử dụng 2 loại đạn đó là ZDB-2 chuyên sát thương bộ binh bằng mảnh và bi thép, trong khi đó đạn SZB-1 chuyên dùng chống xe tăng – thiết giáp.
Đạn pháo phản lực DTI-2 cỡ 302 mm; dài 6,37 m; trọng lượng phóng 708 kg; tầm bắn 60 – 180 km; trần bay 60.000 m; mang theo đầu đạn nặng 150 kg; tốc độ Mach 5,2; sai số nhỏ nhất vào khoảng 600 m.
Pháo phản lực DTI-2 của Thái Lan bắn trình diễn
Video đang HOT
Pháo phản lực EXTRA
Đạn pháo phản lực dẫn đường EXTRA (Extended Range Artillery) do IMI (Israel Military Industries) và phân hãng MLM Systems Division của IAI (Israel Aircraft Industries) hợp tác phát triển, được giới thiệu lần đầu tại Triển lãm hàng không Paris 2005.
IAI và IMI đã kết hợp kinh nghiệm về động cơ rocket, đầu đạn và hệ dẫn của mình để phát triển EXTRA và sử dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ tiến công dẫn chính xác không theo đường ngắm (NLOS).
Pháo phản lực dẫn đường EXTRA khai hỏa
Đạn pháo được đặt trong những container kín, ghép thành cụm 4 quả nhằm thuận lợi cho việc bảo dưỡng, cất giữ và tiết kiệm. Ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, các container mang đạn sẽ được đặt trên bệ phóng cố định hoặc xe phóng để có thể cơ động được ngay.
Đạn EXTRA có chiều dài 3,97 m; đường kính 300 mm, trọng lượng phóng 450 kg; mang theo đầu đạn nổ mạnh hoặc đạn chùm nặng 125 kg; tầm bắn lên tới 150 km với độ sai lệch nhỏ hơn 10 m.
Bên trong đạn pháo tích hợp sẵn hệ thống dẫn đường GPS quân sự với khả năng tự động điều chỉnh đường đạn bằng những module đẩy, dữ liệu mục tiêu được nạp trước khi bắn và sau khi bắn đạn sẽ tự động điều chỉnh đường bay, oanh kích mục tiêu chính xác.
Bắn thử nghiệm pháo phản lực EXTRA của Việt Nam
Sau khi đánh giá qua các thông số cơ bản thì có thể thấy pháo phản lực phóng loạt DTI-2 của Thái Lan có ưu thế về tầm bắn xa và mang theo được đầu đạn lớn hơn.
Tuy nhiên, DTI-2 có độ chính xác dao động từ 1 – 1,25 % tùy theo cự ly bắn, tức là bắn càng xa thì độ chính xác càng giảm, sai số lớn nhất khi bắn hết tầm có thể lên tới trên 2 km.
Trong khi đó EXTRA của Việt Nam dù cho mang theo đầu đạn nhỏ hơn nhưng kích thước toàn hệ thống lại rất nhỏ gọn, cho khả năng cơ động cao.
Đặc biệt, nhờ phương thức dẫn đường tiên tiến nên sai số ở mọi cự ly của EXTRA đều nhỏ hơn 10 m, ưu điểm này vượt trội hoàn toàn pháo phản lực của Thái Lan, khiến cho lợi thế về đầu đạn lớn và tầm bắn xa của DTI-2 trở nên vô nghĩa.
Do đó, EXTRA của Việt Nam hoàn toàn xứng đáng giữ vị trí pháo phản lực số 1 tại khu vực Đông Nam Á vào thời điểm hiện nay.
Theo Trí Thức Trẻ
Trung Quốc chào bán pháo phản lực "khủng" cỡ nào ở UAE?
Các công ty Trung Quốc giới thiệu số lượng đa dạng pháo phản lực cỡ nòng lớn 300-400mm tại triển lãm quốc phòng ở UAE mới kết thúc.
Các công ty Trung Quốc "đổ bộ" số lượng đa dạng pháo phản lực cỡ nòng lớn 300-400mm tại triển lãm quốc phòng ở UAE mới kết thúc.
Tại Triển lãm Vũ khí IDEX 2015 tại Abu Dhabi (UAE), Trung Quốc trưng bày, giới thiệu, chào bán hàng loạt hệ thống pháo phản lực hạng nặng và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Trong đó, đáng chú ý là hệ thống pháo phản lực thế hệ mới AR3 do Công ty công nghiệp Phương Bắc (Norinco), Trung Quốc sản xuất. Điểm khác biệt mấu chốt giữa hệ thống mới này với AR2 đang phục vụ trong Quân đội Trung Quốc ở chỗ: AR3 có thể bắn rocket lớn hơn cỡ 370 mm, thay vì loại 300 mm như ở hệ thống cũ.
Hệ thống pháo phản lực hạng nặng AR3.
Ông Xu Wulin, đại diện Norinco tiết lộ trên IHS Jane's rằng, giàn phóng AR3 thiết kế thành 2 khối ống phóng, mỗi khối có thể chứa 4 quả rocket cỡ 370 mm hoặc 5 quả rocket cỡ 300 mm. Trong khi đó, AR2 có thể mang theo 12 quả rocket 300 mm nhưng lại chỉ được nạp từng quả một.
Bên cạnh AR3, Norinco cũng trình làng các phiên bản đạn rocket dẫn đường mới thuộc gia đình Fire Dragon (Rồng Lửa) dùng cho hệ thống pháo phản lực đa nòng. Đó là loại Fire Dragon 140 sử dụng đạn rocket 300 mm và Fire Dragon 280 sử dụng rocket cỡ 370 mm. Cả hai đều được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và dẫn đường GPS, có thể bắn ở tầm xa từ 140-280 km, xa hơn so với các phiên bản Frie Dragon không dẫn đường.
Để điều khiển, rocket cỡ 370 mm còn được trang bị cánh mũi gắn ở phía trước có thể gấp lại được trước khi bắn. Trong khi đó rocket cỡ 300mm thì không có. Không những thế, Norinco còn trình diện cả Fire Dragon 60 bắn đạn cỡ 220 mm sử dụng ống phóng SR5 có thể mang tới 12 quả rocket trong các hộp tách riêng. Fire Dragon 60 có phạm vi hoạt động lên tới 70 km và bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ 3 m nhờ hệ thống định vị INS/GPS chính xác cao. Loại rocket này có thể lắp được đầu đạn loại xuyên giáp hay đầu đạn nổ mạnh.
Mặc dù Norinco không tiết lộ đầu đạn nào được chọn cho các vũ khí Fire Dragon lớn hơn, nhưng có thể đoán được thông qua các đầu đạn dành cho loại rocket 300 mm không dẫn đường: đầu đạn nổ cao nguyên khối 190 kg hoặc đầu đạn chùm có thể mang 414 hoặc 623 bom bi chống tăng và tiêu diệt sinh lực địch.
Ngoài ra, các công ty khác của Trung Quốc cũng tập trung quảng bá các hệ thống pháo phản lực đa nòng đủ kích cỡ tại IDEX. Trong đó, Công ty Hàng không quốc tế Trường Chinh (ALIT) đưa ra loạt sản phẩm thuộc gia đình A-series, WS-series và M20.
Đó là các loại hệ thống pháo phản lực A100, A200 và A300, tất cả đều sử dụng các đạn cỡ 301 mm. Tuy nhiên A300 thuộc loại phiên bản có tầm bắn xa hơn với phạm vi từ 200-290 km. Cả A200 và A300 đều sử dụng thiết bị đo quán tính và dẫn đường GPS cho phép độ lệch mục tiêu ở ngưỡng 30 m khi sử dụng đầu đạn nguyên khối và 45 m với đầu đạn chùm phân mảnh.
Bảng chỉ số tầm bắn các loại rocket/tên lửa.
Đại diện của ALIT cho biết, A-series đã sẵn sàng đưa vào sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một khách hàng, tuy nhiên vị này đã từ chối tiết lộ chi tiết, chỉ biết khách hàng đó đương nhiên không phải là Quân đội Trung Quốc.
Thậm chí, khả năng của A300 còn có thể nhân đôi khi trang bị các tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 cỡ 750 mm của ALIT, cho phép bắn ở tầm xa tối đa 280 km với một đầu đạn nặng 480 kg và độ lệch mục tiêu chỉ 3 m. Trong khi A200 cũng có thể phù hợp với đạn WS-3A cỡ 400 mm, một thành viên lớn nhất của gia đình WS-series, có tầm bắn tối đa 280 km với một đầu đạn 200 kg và độ lệch mục tiêu 50 m.
Không kém cạnh, người hàng xóm của ALIT là Tập đoàn Quốc doanh xuất nhập khẩu chế tạo máy chính xác Trung Quốc (CPMIEC) cũng tung các hệ thống SY300, SY400, B611M và P12 tại triển lãm.
Trong đó, SY300 và SY400 sử dụng các đạn rocket có cỡ lần lượt là 300 mm và 400 mm. Điểm khác biệt căn bản của SY300 và SY400 là chúng sử dụng hệ thống dẫn đường GNSS chứ không phải GPS, thêm vào đó còn có INS và chế độ phóng rocket thẳng đứng có thể tiêu diệt mục tiêu ở bất kỳ hướng nào. Độ lệch mục tiêu của SY300 và SY400 khi sử dụng GNSS được hy vọng ở ngưỡng lần lượt 50 m và 30 m.
Hệ thống SY400.
Phạm vi bắn tối đa của SY400 là 200 km khi sử dụng đầu đạn 200 kg. Tầm xa này giảm xuống còn 150 km khi mang đầu đạn 300 kg, bằng tầm bắn của A200 và WS-3A. SY400 có thể bắn các loại đầu đạn nổ phân mảnh đơn, đầu đạn nổ nhiệt áp, đầu đạn chùm mục tiêu kép hoặc đầu đạn nổ mảnh có chứa tác nhân gây cháy.
Hệ thống SY400 cũng có thể bắn các tên lửa chiến thuật lớn hơn BP-12A. Loại tên lửa cỡ 600 mm có tầm xa tối đa 280 km, bán kính lệch mục tiêu 50 m khi mang đầu đạn 480 kg, sử dụng dẫn đường GNSS và INS.
Không dừng lại ở đó, CPMEIC còn giới thiệu cả một hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật B611M, sử dụng đạn dẫn đường 605 mm, với số lượng 2 quả cho mỗi ống phóng. Hệ thống nay có phạm vi tối đa lên tới 260 km, độ lệch mục tiêu 50 m khi sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp và một đầu đạn cỡ 480 kg, có hiệu suất hoạt động tương như với BP-12A.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Ly khai Ukraine khai hỏa rocket đa nòng cực "khủng" Lực lượng ly khai thuộc "Cộng hòa Nhân dân" Lugansk tự xưng hôm 8/2 đã khai hỏa loạt rocket có sức hủy diệt cực mạnh từ hệ thống pháo phản lực Grad. Hệ thống pháo phản lực 9K51 Grad (BM-21 nâng cấp), được thiết kế để tiêu diệt binh lực địch (cả trong lẫn ngoài công sự, xe tăng, xe bọc thép, các...