“Pháo đài quân sự” và thế chân vạc Trung Quốc ở Biển Đông
Sự hiện diện bất thường các máy bay chiến đấu, và việc xây dựng các bến cảng lớn có thể tiếp nhận các chiến hạm lớn nhất trong hạm đội Trung Quốc, các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông có thể trở thành bàn đạp để thực hiện các cuộc tấn công trong tương lai, các chuyên gia Mỹ cảnh báo.
Cận cảnh Đá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự tại quần đảo Trường Sa. Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay. Khu màu vàng xây dựng Dư luận quốc tế trong thời gian gần đây rất chú ý đến thực trạng Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp và xây dựng công trình quân sự ở Biển Đông. Trên trang Mauldin Economics, chuyên gia phân tích địa chính trị nổi tiếng George Friedman – sáng lập viên hãng phân tích Stratfor và hai chuyên gia Xander Snyder, Cheynne Ligon đã phân tích các khía cạnh liên quan đến những cơ sở quân sự của Trung Quốc xây dựng trái phép tại Biển Đông và cảnh báo về tham vọng độc chiếm vùng biển này cũng như những nguy cơ đối với khu vực và thế giới.
Các chuyên gia đã cung cấp một cái nhìn rõ ràng về trận đồ mà Trung Quốc đang bày ra ở Biển Đông trên những khu vực mà Bắc Kinh ngang nghiên cho là của mình, bất chấp vi phạm chủ quyền của các nước láng giềng, cũng như phán quyết của Tòa án quốc tế về tính chất không có cơ sở pháp lý của các yêu sách phi lý của Trung Quốc.
Ba chuyên gia Mỹ nhận xét Trung Quốc không xây dựng bồi đắp tràn lan mà chủ yếu tập trung trên một số đảo đá, rạn san hô ở hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và sắp tới có thể là tại bãi cạn Scarborough hình thành thế chân vạc ở Biển Đông. Trung Quốc đã rầm rộ xây dựng (phi pháp) các bến cảng, đường băng, triển khai các hệ thống radar, tên lửa…
Theo họ, những pháo đài quân sự này được Bắc Kinh dùng làm phương tiện để kéo dài tầm với của Trung Quốc ra thật xa bờ biển của họ.
Cận cảnh Đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự tại quần đảo Trường Sa. Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay. Khu màu vàng xây dựng các hầm chứa các khẩu đội tên lửa cơ động. Khu vực màu xanh lơ là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 9/3/2017
Chuyên gia Mỹ đánh giá, không phải tất cả các đảo đá đều được tôn tạo như nhau, và mỗi khu vực đều nhằm phục vụ một ý đồ chiến lược riêng biệt. Chính trong bối cảnh đó mà Trung Quốc đã chú ý đến bãi cạn Scarborough Shoal, hiện đang là một điểm gây căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc. Friedman nêu rõ Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền một cách phi lý ở Biển Đông dựa trên một tấm bản đồ về cái gọi là “9 đường đoạn” mà nước này tự vẽ phứa ra, đòi chủ quyền ngang ngược trên khoảng 90% Biển Đông, và khu vực mà Trung Quốc cho là của họ có chỗ cách bờ biển Trung Quốc đến 1.243 hải lý.
Trung Quốc ngang ngược lập luận rằng cái gọi là “đường 9 đoạn” đó là do các thỏa thuận lịch sử trước đây, điều mà tất cả các bên liên quan (ngoại trừ Trung Quốc) đều phủ nhận. Khi bị chất vấn, Bắc Kinh luôn mập mờ về các thỏa thuận trên.
Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp trên quy mô lớn các đảo đá mà họ kiểm soát trái phép ở Trường Sa. Một báo cáo năm 2016 của Lầu Năm Góc cho thấy là đến cuối năm 2015, Trung Quốc đã bồi đắp xong khoảng 3.200 mẫu Anh đảo nhân tạo phi pháp trong khu vực này, trước khi hứa hẹn là sẽ không bồi thêm nữa.
Theo các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc tập trung bồi đắp, xây dựng phi pháp 3 bãi đá lớn nhất, bao gồm Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập. Cả 3 đảo nhân tạo xây dựng trái phép đều được trang bị các dàn vũ khí phòng không cỡ lớn cũng như các hệ thống vũ khí tầm gần. Các thực thể trên đều có bãi đáp trực thăng, đường băng rất dài, và nhà chứa máy bay có khả năng chứa đến 24 chiến đấu cơ và nhiều loại máy bay lớn hơn, kể cả các máy bay lớn nhất của Trung Quốc hiện nay.
Trung Quốc đã bố phòng trái phép tại nhiều đảo đá ở quần đảo Hoàng Sa
Video đang HOT
Trung Quốc đã bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa nhiều thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa
Đá Chữ Thập đã có hải cảng mà tàu lớn nhất của Trung Quốc có thể cập bến. Việc xây các cảng tương tự đang được tiến hành trên Đá Vành Khăn và Subi. Trên 3 thực thể địa lý này, người ta còn thấy 4 cấu trúc hình lục giác hướng ra phía biển. Hiện chưa rõ mục đích của các cấu trúc này là gì.
Riêng trên Đá Chữ Thập, Trung Quốc triển khai một lực lượng gồm 200 lính đồn trú, với các cơ sở giải trí và các tiền đồn cố định. Còn trên 4 đảo nhỏ hơn gồm Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma và Châu Viên đều có những cơ sở mà cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS của Mỹ xác định là các trạm radar hay bãi đáp trực thăng.
Một số cấu trúc khác như hải đăng, boong ke, hoặc các bãi tiếp liệu nhỏ cũng được thấy trên các thực thể nhỏ này.
Quần đảo Hoàng Sa là một tiền đồn phòng thủ khác của Trung Quốc, cách đảo Hải Nam khoảng 200 hải lý về phía đông nam. Hải Nam là nơi đặt căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
Trung Quốc hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau trên 8 đảo tại Hoàng Sa, với các hệ thống radar được bố trí trên ít nhất 6 đảo.
Theo chuyên gia Mỹ, đảo Phú Lâm ở phía đông bắc Hoàng Sa là nơi có sự hiện diện quân sự đông đảo nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Bên cạnh một lực lượng quân sự gồm 1.400 người, đảo này còn có một đường băng mà các loại chiến đấu cơ J-11 và oanh tạc cơ JH-7 có thể sử dụng, có các nhà chứa máy bay có thể dùng cho 20 máy bay, bãi đáp trực thăng, cơ sở radar, và tên lửa đất đối không HQ-9 với tầm bắn 124 dặm. Cho dù vào giữa năm 2016, Trung Quốc nói rằng các tên lửa này đã được gỡ đi, các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy là các khẩu đội tên lửa này vẫn còn ở đó.
Đảo Phú Lâm đã bị Trung Quốc biến thành pháo đài quân sự phi pháp
Vào khoảng cuối năm 2016, Trung Quốc còn tìm cách bình thường hóa sự hiện diện trái phép của mình trên đảo Phú Lâm bằng cách cho mở các tuyến bay dân sự phi pháp hàng ngày đến đây.
Các chuyên gia Mỹ cho rằng các hòn đảo khác trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép không có đường băng, do đó có chức năng yểm trợ cho đảo Phú Lâm. Một số công trình bồi đắp đã bắt đầu ở các đảo Bắc và Trung ở phía đông Hoàng Sa. Nhưng hiện nay đảo Cây, nằm ngay phía đông bắc đảo Phú Lâm đã xây dựng cơ sở quân sự, bao gồm radar và một số cấu trúc lục giác không rõ là gì, ngầm trong lòng đất.
Cận cảnh Đá Subi đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự tại quần đảo Trường Sa. Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay. Khu màu vàng xây dựng các hầm chứa các khẩu đội tên lửa cơ động. Khu vực màu xanh lơ là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 14/3/2017
Ở khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa, các đảo Quang Ảnh, Tri Tôn, Hoàng Sa và Quang Hòa đều có bãi đáp trực thăng và trạm radar.
Trên bãi Scarborough hiện chưa có cơ sở quân sự gì của Trung Quốc, nhưng lại là điểm gây căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc-Philippines.
Nhìn bản đồ thì có thể thấy rõ nguyên nhân: Scarborough nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây Philippines chỉ cách Manila 220 hải lý. Vào đầu tháng 3 vừa qua, bãi này đã thu hút sự chú ý khi Tiêu Kiệt, thị trưởng cái gọi là “thành phố Tam Sa”, thông báo ý định đặt một “trạm quan trắc môi trường” trên bãi Scarborough. Sự việc đã làm người dân Philippines phẫn nộ, đòi tổng thống Duterte phải phản ứng.
Sau đó, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã cải chính, nói rằng Trung Quốc không có ý định xây dựng bất kỳ cái gì trên bãi Scarborough kể cả cơ sở môi trường và tuyên bố của thị trưởng cái gọi là “thành phố Tam Sa” đăng trên website của báo Hải Nam đã bị rút xuống.
Qua các sự kiện được nêu bật, George Friedman kết luận: Trung Quốc đang tăng cường năng lực quân sự trên các đảo đá chiếm cứ trái phép.
Các hệ thống tên lửa Trung Quốc cài đặt trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp chính là công cụ bảo vệ không phận, với một phạm vi giới hạn là 124 dặm, có nghĩa để bắn hạ máy bay địch bay đến. Những chiếc máy bay của Trung Quốc bị phát hiện trên các đảo ở Biển Đông như tiêm kích J-11, được sử dụng để duy trì ưu thế trên không phận các đảo.
Chuyên gia Mỹ cảnh báo, lực lượng quân sự Trung Quốc trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp này có thể chuyển từ phòng thủ sang tấn công. Sự hiện diện bất thường các máy bay ném bom JH-7, và việc xây dựng các bến cảng lớn có thể tiếp nhận các chiến hạm lớn nhất trong hạm đội Trung Quốc, cho thấy lực lượng này có thể sử dụng làm bàn đạp thực hiện các cuộc tấn công trong tương lai từ các hòn đảo nhân tạo phi pháp trên.
Ngoài ra, nếu Scarborough Shoal trở thành một cơ sở quân sự khác của Trung Quốc, bãi này đủ gần Philippines để gây ra mối đe dọa tấn công, chuyên gia Mỹ cảnh báo.
(Theo VietTimes)
Tên lửa Triều Tiên nổ trên không: Đó mới là điều đáng sợ?
Tên lửa Triều Tiên nổ tung trên không đã đạt đến độ cao cần thiết để Bình Nhưỡng kích hoạt một loại siêu vũ khí hủy diệt, báo Nhật Bản nhận định.
Triều Tiên thử nghiệm siêu vũ khí hủy diệt trong lần phóng thử tên lửa mới nhất?
Theo Nikkei Asian Review, Triều Tiên tháng trước đã phóng thử tên lửa đạn đạo, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Tên lửa nổ tung trên không khiến cho nhiều chuyên gia nhận định, đây là một vụ phóng thử thất bại nữa của Bình Nhưỡng.
Báo Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên đã kích hoạt chế độ tự hủy vì phóng nhầm tên lửa hướng sang Nga.
Nhưng theo tạp chí Nhật Bản, việc tên lửa nổ tung ở độ cao 71km chính là thông điệp cảnh báo mà Triều Tiên gửi đến thế giới. Đó là khả năng kích hoạt vũ khí xung điện từ (EMP), đủ sức làm sập mạng điện, vô hiệu hóa các thiết bị điện tử và phương tiện chiến đấu của đối phương.
Đòn tấn công bằng EMP dựa trên khám phá khoa học của Mỹ và Liên Xô, khi theo dõi bầu khí quyển trong một đợt thử vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.
Để tăng sức công phá của xung điện từ, bom hạt nhân phải kích nổ ở độ cao đáng kể, nơi không khí loãng. Xung điện từ sẽ tạo ra một luồng điện có công suất cực lớn, tác động đến các hệ thống ăng ten và cáp điện dưới mặt đất, khiến toàn bộ mạng lưới điện trong khu vực ngừng hoạt động hoàn toàn.
Theo quân đội Hàn Quốc, tên lửa Triều Tiên phóng thử nghiệm ngày 29.4 đã phát nổ ở tầng điện ly của khí quyển trái đất. Mặc dù các khí tài quân sự của Mỹ có thể được bảo vệ nhờ lá chắn xung điện từ, song mạng lưới điện và các hệ thống điện tử dân sự thì không được bảo vệ kỹ lưỡng như vậy.
Vụ nổ kích hoạt xung điện từ sẽ gây ra thảm họa trên diện rộng.
Một cuộc tấn công xung điện từ sẽ gây ra khủng hoảng đối với xã hội Nhật Bản, Hàn Quốc, miền Bắc Trung Quốc và cả vùng Viễn Đông Nga. Mạng lưới điện và hệ thống máy tính sẽ ngừng hoạt động.
Việc không có điện trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp nước và khí đốt, cũng như các thiết bị liên lạc và truyền tín hiệu. Nói cách khác, vụ nổ tạo ra xung điện từ đủ mạnh sẽ làm tê liệt cả một quốc gia.
Một cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân tầm cao ngoài khơi Thái Bình Dương của Mỹ vào năm 1962 đã tạo ra xung điện từ mạnh đến mức toàn bộ quần đảo Hawaii bị mất điện. Hiện tại, các chuyên gia quân sự vẫn chưa thể đánh giá chính xác những thiệt hại từ một đòn tấn công bằng EMP.
Tạp chí Nikkei Asian Review đánh giá, những đợt phóng tên lửa của Triều Tiên trước đây đều tiềm ẩn thông điệp quân sự. Khi nước này phóng 7 quả tên lửa đạn đạo xuống Biển Nhật Bản vào năm 2006, Bình Nhưỡng muốn nói rằng họ có khả năng tiêu diệt một tàu sân bay cùng các tàu chiến Mỹ.
Tháng 3 năm nay, Triều Tiên cũng đã phóng thử 4 tên lửa đạn đạo. Đây được coi là động thái ám chỉ rằng họ có đủ năng lực tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực.
Do đó, trong đợt phóng tên lửa mới nhất, Triều Tiên có thể ngầm gửi thông điệp rằng nước này sẵn sàng tung đòn tấn công EMP, gây thảm họa trên diện rộng.
Theo Danviet
"Ác điểu" RQ-4 Global Hawk Mỹ điều đến đối phó Triều Tiên Quân đội Mỹ lần đầu tiên đưa đến Nhật Bản loại máy bay trinh sát mới nhất, có thể theo dõi mọi hoạt động hạt nhân của Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng leo thang. Triều TIên chắc chắn sẽ không vui vì sự xuất hiện của các máy bay trinh sát hiên đại Mỹ. Ảnh minh họa. Theo Express, máy bay...