Pháo đài cổ độc đáo trong hang đá Chufut-Kale trên bán đảo Crimea
Được hình thành từ khoảng thế kỷ 5-8 sau công nguyên, pháo đài cổ Chufut-Kale là một di tích độc đáo nằm trên núi Burunchak được bao quanh bởi những vách đá dựng đứng và hệ thống hang động.
Chufut-Kale gồm hai pháo đài liên hoàn với nhau bằng những lối đi nhỏ trên mặt đất và hang động nhiều tầng bên dưới.
Công trình nhà nguyện của người Do thái dòng Karaites được xây dựng vào thế kỷ 14 bên trong pháo đài Chufut-Kale.
Pháo đài phía Tây của Chufut-Kale do người Alans thuộc bộ tộc Sarmatian hùng mạnh trên bán đảo Crimea xây dựng vào khoảng thế kỷ 7-8.
Những hang động lớn bên trong pháo đài Chufut-Kale được sử dụng làm nơi ở của các gia đình người Karaites.
Hệ thống hang động nhiều tầng lớp tạo nên sự bí ẩn của pháo đài Chufut-Kale.
Khoảng thế kỷ 14, tộc người Karaites đến định cư tại pháo đài, mở rộng thêm phần phía đông của pháo đài, đặt tên là Yany-Kale (có nghĩa là Pháo đài mới).
Video đang HOT
Tộc người Karaites đến định cư tại pháo đài vào khoảng thế kỷ 14, tạo nên những hang động cư trú mới bên trong pháo đài Chufut-Kale.
Chufut-Kale được ví là thành phố hang động, một trong những di tích thú vị nhất trên bán đảo Crimea.
Pháo đài cổ Chufut-Kale được xây dựng trên núi Burunchak, bao quanh bởi những vách đá dựng đứng và hệ thống hang động chiến đấu nhiều tầng lớp.
Mặt phía Nam của pháo đài là sườn núi thoải dốc, dễ tiếp cận, nhưng được bố trí nhiều cạm bẫy chống xâm nhập.
Từ trên núi Burunchak, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát một vùng rộng lớn của bán đảo Crimea.
Dãy tường thành phía Đông của pháo đài được xây dựng vào khoảng thế kỷ 14.
Ba mặt của pháo đài là các vách núi dựng đứng, tạo thế phòng thủ tự nhiên, bất khả xâm phạm.
Núi Burunchak được bao quanh bởi những vách đá dựng đứng và hệ thống hang động nhiều tầng lớp bên trong, là điểm du lịch cuốn hút du khách.
Những đồ lưu niệm độc đáo của người Tartar Crimea được bày bán cho du khách tham quan pháo đài Chufut-Kale.
Con đường độc đạo kết nối pháo đài cổ Chufut-Kale với trung tâm thị trấn Bakhchisarai cách đó khoảng 3km.
Những phong tục độc đáo... chạm mũi nhau thay lời chào của bộ tộc Bedouin
Tuy có lối sống rất gian khổ trong môi trường sa mạc khắc nghiệt, nhưng cư dân bộ tộc Bedouin nổi tiếng về các phong tục thú vị, lòng hiếu khách và tình yêu thương đặc biệt với lạc đà.
Bedouin là tên gọi các bộ lạc của những người du mục thường sống ở Jordan, Iraq, Arab Saudi, Oman, Yemen và Ai Cập, có lịch sử truyền thống nhiều thiên niên kỷ.
Bộ tộc Bedouin chạm mũi thay cho lời chào, sẵn sàng thịt con cứu cuối cùng đãi khách
Thuật ngữ Bedouin có nghĩa là "người sa mạc", là phiên bản Anh hóa của từ Bedu trong tiếng Arab. Theo truyền thống tên gọi này được sử dụng để phân biệt những người du mục kiếm sống bằng chăn nuôi, với những người làm việc trong các trang trại hoặc sống tại các thị trấn.
Một gia đình Bedouin quây quần trò chuyện trước căn lều của họ trên sa mạc Sahara.
Một phong tục được cho là liên quan đến niềm tự hào và phẩm giá đã có truyền thống từ ít nhất 15 thế kỷ trước của bộ tộc Bedouin là... động tác chạm mũi (đôi khi là chạm trán hoặc hôn) để thể hiện tình bằng hữu, sự tôn trọng và lòng hiếu khách nồng hậu.
Các bộ tộc Bedouin đều rất đề cao lòng hiểu khách. Tiếp đãi khách được coi như một vinh dự và cũng là nghĩa vụ thiêng liêng của bộ tộc Bedouin.
Theo truyền thống đó, người Bedouin sẵn sàng vét những hạt gạo cuối cùng và thịt con cừu cuối cùng của gia đình mình để đãi khách, dù là người lạ.
Thậm chí kẻ thù nếu đã đến lều của bộ tộc Bedouin cũng được tiếp đãi ân cần và bảo vệ tính mạng.
Khách khứa kể cả du khách đều được người Bedouin mời đến lều của mình cùng ăn uống, trải nghiệm cuộc sống đời thường với gia chủ trong suốt thời gian lưu trú.
Lạc đà được bộ tộc Bedouin gọi là "món quà của Thánh Allah"
Đa số cư dân Bedouin là người Hồi giáo dòng Sunny, họ luôn tuân thủ các phong tục truyền thống theo quy định của đạo Hồi như: mỗi con vật khi mổ đều được hiến tế theo quy trình lễ nghi; thực hiện các nghi thức hiếu, hỉ theo tập tục Hồi giáo...
Lạc đà có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người Bedouin.
Bộ tộc Bedouin thường theo chế độ ăn kiêng truyền thống lấy quả chà là là nguyên liệu chính cùng với sữa, gạo, bánh mì và vào những dịp đặc biệt sẽ có thêm thịt. Cá thì chỉ những người sống ở các vùng ven biển mới được ăn vì rất khó kiếm trong sa mạc khô cằn.
Việc nấu nướng thường được thực hiện trên bếp lửa ngoài trời, món ăn được phục vụ trong những chiếc bát lớn. Bữa ăn diễn ra theo nghi thức tập thế, mọi người quây quần ngồi trên mặt đất và ăn bằng tay. Cà phê sau đó thường được pha sẵn trong âu lớn để uống chung.
Những người phụ nữ Bedouin hiện nay pha trà và cà phê theo cách hiện đại để mời khách sau bữa ăn.
Đặc biệt lạc đà có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng với bộ tộc Bedouin. Lạc đà được gọi là "Ata Allah" (món quà của Thánh Allah) và được chăm sóc rất cẩn thận như với trẻ nhỏ vì chúng là phương tiện đi lại, cung cấp sữa, giúp gia chủ kiếm tiền mua quần áo, lương thực và thực phẩm.
Lạc đà là phương tiện giao thông, nguồn cung cấp sữa, giúp chủ nhân kiếm tiền.
Về đời sống tinh thần, thể loại thơ Ode được bộ tộc Bedouin coi là nghệ thuật đỉnh cao, thường được trình bày trên nền nhạc đệm của đàn Rabab. Người Bedouin cũng rất yêu thích hình thức văn học truyền miệng và những bài hát có giai điệu sôi động, âm vang để cổ vũ tinh thần cho lạc đà trong các đoàn lữ hành Al-Huda.
Độc đáo nhà thờ cổ xây từ đá nằm trên đỉnh núi lửa Nhà thờ Saint-Michel d'Aiguilhe trên đỉnh của miệng núi lửa đã dừng hoạt động nổi tiếng thế giới với kiến trúc độc đáo. Nhà thờ cổ hơn 1.000 tuổi này được xây từ đá. Nằm ở Aiguilhe, gần Le Puy-en-Velay, Pháp, nhà thờ cổ hơn 1.000 tuổi Saint-Michel d'Aiguilhe là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Nhà thờ...