Pháo đài cây nấm ở Saint Petersburg
Thành phố Saint Petersburg (Nga) ở đầu Vịnh Phần Lan trên biển Baltic đã từng được bảo vệ bởi một loạt pháo đài vững chắc.
Hầu hết các pháo đài này được xây dựng trong và xung quanh đảo Kotlin, nằm giữa vịnh hẹp của Vịnh cách Saint Petersburg khoảng 30 km. Một số pháo đài cũng được xây dựng trên bờ Vịnh qua đảo. Họ cùng nhau đưa ra một biện pháp phòng thủ để chống lại các cuộc tấn công của kẻ địch từ biển.
Pháo đài Fort Alexander trên biển Baltic
Việc xây dựng các pháo đài này bắt đầu ngay sau khi thành phố Saint Petersburg được thành lập, được thúc đẩy trong Chiến tranh Đại Tây Dương vào năm 1700-1721. Trong hai thế kỷ tiếp theo, Nga tiếp tục tăng cường việc xây dựng khu vực trên 40 pháo đài giữa bờ phía nam và bắc của Vịnh Phần Lan. Gần một nửa trong số này được xây dựng trên các hòn đảo nhân tạo.
Pháo đài này từng là nơi quân đội Nga cố thủ trong Chiến tranh Đại Tây Dương vào năm 1700-1721
Video đang HOT
Nó có hình vòng cung nhìn từ xa tựa như Đấu trường La Mã ở Ý
Một trong những pháo đài nổi tiếng nhất trong vịnh là Fort Alexander được Hoàng đế Nikolay I (1976-1855) ủy nhiệm và đặt theo tên của anh trai, Hoàng đế Alexander I (1801-1825). Nó được xây dựng từ năm 1838 đến năm 1845.
Fort Alexander được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo và còn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay
Pháo đài Fort Alexander được xây bằng nhiều lớp gạch kiến cố với nhiều đài quan sát và khung cửa lớn để đặt trọng pháo
Giống như nhiều pháo đài ở vịnh Baltic, Fort Alexander được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo. Nền móng bao gồm các cọc dài hơn 1.500 mét, dài 12 mét được nén xuống đáy biển để củng cố vùng móng. Sau đó, nó được bao phủ bởi một lớp cát, một lớp bê tông, và một lớp đá granit để có thể xây nên pháo đài. Pháo đài có kích thước 90 x 60 m, có ba tầng và đủ chỗ để chứa một đội quân lên đến 1.000 người. Ngoài ra, nó còn có đến 103 tháp có canh được trang bị 34 khẩu đại bác.
Đường lên trên đỉnh pháo đài
Mặc dù đã bỏ hoang nhiều năm nhưng pháo đài vẫn còn vững chãi cho đến ngày nay
Mặc dù pháo đài không bao giờ thực sự tham gia vào bất kỳ hành động quân sự nào nhưng nó đã đóng một vai trò quan trọng trong Chiến tranh Crimea khi nó bảo vệ căn cứ hải quân Nga ở Kronstadt chống lại các nỗ lực của Hải quân Hoàng gia và các hạm đội của Pháp. Sự có mặt của nó đã đủ để ngăn chặn những kẻ thù cố xâm chiếm St Petersburg. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 20, pháo đài đã mất đi tầm quan trọng của mình trong việc bảo vệ chống lại pháo binh hiện đại và các quả bom lớn.
Hiện đại, pháo đài đã được trùng tu để phục vụ cho khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới
Năm 1897, pháo đài được chuyển thành phòng thí nghiệm để nghiên cứu các bệnh chết người như bệnh tả, uốn ván, loét, sốt tinh hồng nhiệt do vi khuẩn, nhiễm nhiễm trùng tụ cầu khuẩn và phế cầu khuẩn. Nhưng nó đặc biệt nổi tiếng với các thí nghiệm với vi khuẩn Yersenia gây ra bệnh dịch hạch. Sau khi nước Nga xô viết tiếp quản vào năm 1917, phòng thí nghiệm đã đóng cửa và pháo đài đã được giao cho Hải quân Nga. Hải quân duy trì các phương tiện lưu trữ trong pháo đài cho đến khi nó bị bỏ rơi vào năm 1983. Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, pháo đài Fort Alexander đã trở thành nơi dành cho các bữa tiệc cá nhân, dạ hội và vũ trường.
Ngày nay, pháo đài là một điểm thăm quan du lịch thu hút khách du lịch Châu Âu.
Theo trí thức trẻ
Thú vị với hòn đảo nhân tạo "biết di chuyển" tại Peru
Hầu hết các hòn đảo đều được thiên nhiên tạo nên bởi đá sỏi và không thể di chuyển. Nhưng "hòn đảo" này lại có thể...
Theo soha.vn
Chiêm ngưỡng tòa nhà chọc trời cao nhất châu Âu Tọa lạc tại thành phố Saint Petersburg (Nga), tòa nhà Lakhta Center, cao 462 m, không chỉ là tòa nhà cao nhất thành phố mà còn là công trình cao nhất châu Âu. Nằm trong khu phức hợp ven sông mới ở thành phố Saint Petersburg (Nga), tòa tháp Lakhta Center, cao 462 m, không chỉ là tòa nhà cao nhất thành phố...