“Pháo đài bay” B-52 được Mỹ đem tới châu Phi tập trận
RIA Novosti đưa tin, hôm 16/2, Bộ Tư lệnh châu Phi của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ (AFRICOM) cho biết, Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc tập trận ở châu Phi với các máy bay ném bom chiến lược B-52.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ. (Ảnh tư liệu).
“Nhiệm vụ huấn luyện B-52 đã diễn ra ở Đông Phi trong sự kết hợp với các đối tác của chúng tôi. Đợt huấn luyện quy mô này cho thấy tầm vóc toàn cầu và sự linh hoạt vượt trội của lực lượng vũ trang Mỹ”, AFRICOM viết trên Twitter.
Chi tiết cụ thể về cuộc tập trận không được tiết lộ.
Máy bay B-52 hoạt động từ năm 1955, được biết tới nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, toàn bộ 76 chiếc B-52 đã được trang bị hệ thống thông tin chung, hệ thống bản đồ, radio, vô tuyến đời mới nhất. Các loại vũ khí mới cũng được nâng cấp theo thời gian. Trước đây, B-52 từng nằm trong kế hoạch sẽ “nghỉ hưu” vào năm 2040. Tuy nhiên hiện tại Mỹ chưa có máy bay nào đủ sự tin cậy như B-52.
Video đang HOT
“Pháo đài bay” B-52 có thể chở gần 35 tấn vũ khí, từ bom thông thường đến đầu đạn hạt nhân. Trong khi máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay ném bom siêu thanh B-1 có thể “nghỉ hưu” khi siêu máy bay B-21 đi vào hoạt động, Không quân Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng B-52. Phía Mỹ sẽ trang bị cho mẫu B-52 lâu đời này động cơ và tên lửa mới.
Mới đây, hôm 6/1, Mỹ đang chuẩn bị triển khai phi đội gồm 6 oanh tạc cơ chiến lược B-52 đến Diego Garcia, căn cứ trên Ấn Độ Dương, nơi có thể nhanh chóng triển khai tấn công Iran.
Ngoài ra, hôm 7/1, truyền thông Iraq đưa tin, Mỹ có kế hoạch xây dưng một sân bay cho máy bay ném bom chiến lược B-52 trên cơ sở căn cứ không quân Ain al-Assad ở tỉnh Anbar, Iraq.
Thanh Bình (lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Châu Á cần đầu tư 800 tỷ USD để giải quyết khủng hoảng lương thực
Dân số châu Á có thể tăng xấp xỉ 250 triệu người trong thập kỷ tới. Trong khi người tiêu dùng đang đòi hỏi nguồn thực phẩm bền vững và an toàn hơn, một nghiên cứu mới lại chỉ ra rằng châu lục này "không thể tự cung cấp đủ lương thực".
Một người đàn ông điều khiển thiết bị bay phun thuốc trừ sâu cho cây lúa tại An Huy, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Kênh truyền hình RT dẫn báo cáo từ PwC, Rabobank và hãng đầu tư Temasek cho biết châu Á đang phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu lương thực - thực phẩm qua các chuỗi cung ứng từ Mỹ, châu Âu và châu Phi.
"Nếu đầu tư này không cụ thể hóa, chúng tôi tin rằng ngành công nghiệp này sẽ phải vật lộn để theo kịp nhu cầu tiêu thụ, dẫn đến hậu quả nguồn thực phẩm nghèo nàn hơn cho dân số châu Á", báo cáo trên giải thích. Theo dự đoán, chi tiêu dành cho thực phẩm sẽ tăng gấp đôi mốc 4.000 tỷ USD hiện nay vào năm 2030.
Bản báo cáo "Các số liệu thống kê và xu hướng chính trong thương mại quốc tế" cũng cho hay nhìn chung, một số nước ở Mỹ Latinh, Đông Phi và Nam Á vẫn là các nhà xuất khẩu thực phẩm ròng, trong khi đa số những quốc gia còn lại ở châu Á và châu Phi là các nước nhập khẩu thực phẩm ròng.
Đáng lưu ý, tình trạng biến đổi khí hậu và gia tăng dân số cũng đặt thêm gánh nặng cho khu vực châu Á bởi việc gây thâm hụt nguồn cung cũng như biến động giá cả. Lượng đất trồng trọt tính trung bình cho mỗi người dân châu Á dự kiến sẽ giảm 5% vào năm 2030.
Ông Richard Skinner - người đứng đầu các hoạt động và chiến lược của PwC tại châu Á-Thái Bình Dương - đánh giá những yếu tố trên đã vẽ nên một bức tranh ảm đảm về tương lai ngành lương thực của châu Á. Trả lời kênh CNBC, ông Skinner nói: "Nếu không giải quyết thực trạng này, chúng ta sẽ rơi vào tình thế xấu trong 10 năm tới".
Ông cho rằng ngành công nghiệp lương thực của châu Á cần đầu tư 800 tỷ USD trong thập kỷ kế tiếp cho công nghệ và đổi mới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng thực phẩm.
Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức
Tin quân sự: Mỹ đưa cỗ máy chiến tranh B-52 tới châu Âu Mỹ đã triển khai máy bay ném bom chiến lược Boeing B-52 tới Anh để tham gia tập trận, như thông báo trên trang web của bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang Mỹ ở châu Âu và châu Phi. Một chiếc máy bay từ cánh quân máy bay ném bom thứ 307 của Không quân Mỹ đã xuất phát từ căn...