“Phao” cứu sinh cho hộ dân vùng khó
Thông qua chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Cà Mau đã giúp nhiều hộ có vốn đầu tư vào sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Chương trình tín dụng này được ví như “phao” cứu sinh cho nhiều hộ dân vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Ổn định sản xuất
Dẫn chúng tôi đi thăm khu chuồng lợn với 16 con lợn thịt và 4 con lợn nái, ông Tiền Phi Săng (ngụ ấp Bá Huê, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi), phấn khởi nói: “Năm 2015, nhờ được vay vốn từ chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn của Ngân hàng CSXH, tôi đầu tư làm chuồng trại và mua con giống về chăn nuôi lợn. Hiện 16 con lợn thịt sắp xuất bán, ước lãi gần 20 triệu đồng”.
Gia đình ông Tiền Phi Săng có thu nhập ổn định nhờ tập trung vào mô hình nuôi lợn. Ảnh: Chúc Ly
Video đang HOT
Cũng là một trong những hộ trong vùng khó khăn được vay vốn chính sách, ông Tiêu Hoàng Văn, ngụ cùng ấp Bá Huê, bộc bạch: “Những năm gần đây đời sống kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn do đầu tư vào mô hình tôm công nghiệp không hiệu quả. Được vay 10 triệu đồng chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn từ Ngân hàng CSXH tỉnh, tôi đầu tư vào 7.000m2 đất nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp nuôi cua. Mỗi tháng gia đình tôi thu về khoảng 3,5 triệu đồng, đời sống gia đình từ đó đỡ phần vất vả”.
Trao đổi với chúng tôi, anh Phạm Hoàng Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Duyệt chia sẻ: “Đến nay Hội Nông dân xã nhận ủy thác tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH và đã cho khoảng 230 hộ vay với khoảng 1,8 tỷ đồng. Riêng chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đã giải ngân khoảng 260 triệu đồng, giúp nhiều hộ dân ổn định sản xuất”.
Cho vay đúng đối tượng
Theo lãnh đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đầm Dơi, huyện có 9/16 xã thuộc danh mục đơn vị hành chính vùng khó khăn. Đến hết tháng 7, tổng dư nợ của chương trình cho vay vốn hộ gia đình sản xuất, kinh doanh là gần 24,5 tỷ đồng, với 1.479 hộ được thụ hưởng. “Vốn đã giúp xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, giúp nhiều hộ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội vùng khó khăn” – ông Trần Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đầm Dơi cho hay.
Theo ông Phan Văn Lùng-Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Cà Mau, tính đến ngày 31.7, tổng dư nợ tín dụng chính sách ưu đãi trên địa bàn đạt hơn 1.834 tỷ đồng. Chương trình cho vay vốn hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đạt dư nợ hơn 227,5 tỷ đồng với 11.374 hộ vay.
Ông Phan Văn Lùng chia sẻ thêm: “Nguồn vốn bổ sung hàng năm còn hạn chế so nhu cầu thực tế tại địa phương dẫn đến nhiều mô hình hiệu quả nhưng không có vốn để mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh; nhiều hộ đủ điều kiện, có nhu cầu về vốn nhưng chưa được xét cho vay”.
Theo Danviet
Những tấm lòng nhân hậu với nông dân nghèo
Hội Nông dân (ND) tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Ban liên lạc cựu học sinh Trường Nữ sinh trung học Quảng Ngãi vừa trao tặng 21 con bò sinh sản cho 21 hộ hội viên, ND nghèo, khó khăn của 4 xã Phổ Nhơn (Đức Phổ), Đức Phú (Mộ Đức), Nghĩa Trung (Tư Nghĩa) và Tịnh Hiệp (Sơn Tịnh).
Chương trình đã trao tặng mỗi hộ ND 1 con bò cái sinh sản 12 tháng tuổi, trị giá hơn 13 triệu đồng/con. Với hình thức luân chuyển, các hộ này chăm sóc, nuôi dưỡng, dự tính sau 20 - 24 tháng bò cái sẽ sinh 1 bê con, nếu là bê cái sẽ được trao cho hộ nghèo khác trong xã. Cứ thế chương trình sẽ được tiếp tục nhân rộng trên địa bàn xã để giải quyết khó khăn về vốn cho các hộ nghèo.
Niềm vui lan tỏa của hộ nghèo Quảng Ngãi khi được chương trình trao tặng bò sinh sản. Ảnh: Đồng Xuân
Bà Huỳnh Thị Xuân (65 tuổi ở thôn Nhơn Phước, xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ)-1 trong 21 hộ nghèo được nhận bò sinh sản đợt này xúc động nói: "Được Hội ND quan tâm và các chị em trong Ban liên lạc Trường Nữ sinh trung học Quảng Ngãi tặng bò giống, gia đình sẽ gắng chăm sóc thật tốt để mau lớn và sinh bê. Hy vọng sẽ có thêm nhiều hộ nghèo khác cũng may mắn như gia đình tôi...".
Được biết, chương trình này đã được thực hiện từ năm 2011 và đã có 10 hộ ND nghèo ở 2 xã Hành Thuận (Nghĩa Hành) và xã Bình Chương (Bình Sơn) được nhận bò sinh sản. Hội ND xã có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý để nhận rộng mô hình. Từ 10 con bò cái giống được trao năm 2011 đến nay mô hình này đã tăng lên 34 con được trao cho 34 hộ nghèo, khó khăn khác trong 2 xã, giúp các hộ này nâng cao thu nhập cho gia đình.
Bà Nguyễn Thị Liên - Trưởng Ban liên lạc cựu nữ sinh trung học Quảng Ngãi chia sẻ: "Đều xuất thân trong gia đình thuần nông, chúng tôi hiểu được khó khăn, thiếu vốn của những ND nghèo. Chúng tôi đã tập hợp, liên lạc với các chị, em nay đã thành đạt, có kinh tế ổn định đóng góp với phương châm "của ít lòng nhiều", cùng với Hội ND tỉnh để giúp đỡ, hỗ trợ cho những gia đình nghèo, khó khăn, từng bước thoát nghèo...".
Theo Danviet
Nuôi cá an toàn, mỗi năm bỏ túi hơn trăm triệu đồng Để chăn nuôi cá thành công, anh Hồng luôn tâm niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi khi cá dính bệnh việc chạy chữa rất tốn kém công sức, tiền của. Từng rất thành công với việc chăn nuôi lợn, gà, nhưng 4 năm qua, anh Chu Văn Hồng ở xóm Thuận Trại, xã Phú Đông, huyện Ba Vì (Hà Nội) lại chuyển...