Pháo binh Nga gầm thét, đáp trả tập trận Mỹ-NATO
Đáp trả lại các hành động quân sự của Mỹ-NATO, quân đội Nga đã tổ chức các cuộc tập trận hỏa lực cực lớn thuộc địa bàn Quân khu phía nam.
Lực lượng pháo binh Nga tổ chức tập trận cực lớn
Nga đã tổ chức cuộc tập trận hỏa lực cực lớn với sự tham gia của lực lượng pháo binh Quân khu phía Nam, từ 17/8 đến 18/9. Cuộc tập trận sẽ huy động 9.000 quân nhân và 3.000 đơn vị vũ khí, thực hiện hơn 1.000 nhiệm vụ hỏa lực, trong đó có 900 hoạt động bắn pháo.
Quan sát viên Aleksandr Khrolenko của Hãng thông tấn quốc tế “Rossiya Segodnya” nhận định, trên nền bối cảnh bất ổn ở Ukraine và “cơn thần kinh” chống Nga ở Tây Âu, cùng với sự tham gia của NATO vào cuộc tập trận ở Nam Kavkaz, cuộc xuất quân của pháo binh Quân khu phía Nam có vẻ đúng lúc.
Vị chuyên gia này nhận định, hiện nay đội ngũ pháo binh Nga đang chuyển từ hành động chiến đấu “có tiếp xúc” sang “phi tiếp xúc” nhờ những hình thức phối hợp trinh sát-hỏa lực và điện tử-hỏa lực để triệt hạ các mục tiêu của đối phương cả ở tuyến đầu lẫn hậu phương.
Đà phát triển khả năng chiến đấu của binh chủng pháo binh Nga được tiếp nối nhờ các vũ khí có độ chính xác cao, hiệu suất mạnh của đạn dược và hỏa lực tự động hóa. Pháo binh giáng đòn từ cự ly xa, trên bình diện mặt trận trải rộng và độ sâu đáng kể.
Hệ thống pháo phản lực 9K58 Smerch của Nga
Trong quá trình diễn ra hội thao, lực lượng pháo binh sẽ thực hành kỹ năng phóng hỏa lực từ các hệ thống pháo phản lực nhiều nòng như “Grad-M”, “Tornado-G”, “Uragan”, “Smerch”, pháo tự hành “Akatsya” 152-mm, “Msta-S”, tổ hợp tên lửa chống tăng “Sturm-S”, súng cối 120-mmn “Podnos” và “Sani”, vào những mục tiêu đơn lẻ và nhóm mục tiêu, ở các tầm xa khác nhau.
Hệ thống pháo phản lực mới “Tornado-G” có hiệu suất chiến đấu vượt hơn gấp 3 lần so với hệ thống trước nó là “Grad”, trong khi chỉ cần thời gian ngắn hơn một nửa để chuyển sang tư thế sẵn sàng chiến đấu, mỗi loạt đạn của nó có sức mạnh “thổi bay” các mục tiêu trên địa bàn diện tích khoảng 1 hec-ta.
Các đơn vị chống tăng của lục quân Nga sở hữu tổ hợp tên lửa mới hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết mang tên “Khrizantema-S”. Tổ hợp này có khả năng xuyên thủng lớp thiết giáp bảo vệ của mọi loại xe tăng hiện đại.
Video đang HOT
So với các mẫu “tiền bối”, lựu pháo tự hành đã hiện đại hóa “Msta-SM” 152-mm có vận tốc bắn nhanh hơn gấp 6 lần, cho phép thực hiện chế độ phóng hỏa lực tấn công cực nhanh.
Hệ thống pháo phản lực mới “Tornado-G”
Với sự phát triển phương pháp hỏa lực tầm xa hủy diệt đối phương, pháo binh còn tích cực sử dụng các máy bay trinh sát không người lái “Orlan”, “Zastava”, “Granat” và “Leer”, tạo điều kiện cho các xạ thủ xác định tọa độ mục tiêu chính xác hơn và nhanh chóng điều chỉnh hỏa lực đạt kết quả cao nhất.
Nga tăng cường tập trận đáp trả hành động quân sự Mỹ-NATO
Ngoài cuộc tập trận của lực lượng pháo binh quân khu phía Nam, nằm trong lãnh thổ Liên bang, cuộc thao luyện của các căn cứ pháo binh trong biên chế của Quân khu này cũng đang diễn ra trên các thao trường bên ngoài đất nước như vùng Nam Ossetia và Armenia.
Nét đặc thù của tập dượt pháo binh phối hợp là giải quyết những nhiệm vụ chung và thực hành tương tác hiệp đồng của các bộ phận xạ kích cơ giới, xe tăng, đơn vị nhảy dù-đổ bộ và thủy quân lục chiến.
Hiện nay, những cuộc tập dượt thao diễn chung có tính chất tương tự được Bộ quốc phòng Nga tổ chức thường niên tại tất cả các Quân khu.
Sắp tới, từ ngày 24 đến 28-8-2015, Nga sẽ đăng cai tổ chức cuộc tập trận chung của Lực lượng phản ứng nhanh thuộc Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), với sự tham gia của các thành viên CSTO là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan.
Tập thể lực lượng phản ứng nhanh của CSTO được thành lập vào năm 2009, với quân số 22.000 người.Các đại diện quân đội toàn thể những nước này sẽ tham gia cuộc thao diễn quân sự mang tên “Tương tác-2015″ (Interaction-2015), huy động hơn 2.000 quân nhân và 200 đơn vị thiết bị quân sự.
Tham gia vào cuộc thao diễn quân sự chung này có nhóm quân nhỏ nhất gồm một trung đội đổ bộ là của Tajikistan, lực lượng tham gia đông nhất là hai tiểu đoàn binh sĩ Nga, với khoảng một nghìn quân. Ngoài ra, Nga còn huy động hơn 40 phi cơ và trực thăng tham dự vào cuộc tập trận chung.
Ông Khrolenko nhấn mạnh, bối cảnh thực tế hiện nay khẳng định sự cần thiết tiến hành những hội thao quân sự như vậy.
Mới đây, viện cớ “ngăn chặn cuộc xâm lăng của Nga”, Hoa Kỳ đã gửi xe tăng và pháo cho đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ ở Bulgaria để “kiềm chế Nga” trong khuôn khổ cái gọi là “Sáng kiến bảo đảm an ninh châu Âu”. Ít nhất có 4 xe tăng “Abrams” và 3 dàn pháo tự hành đã lên đường tới nước này.
Trung tâm chỉ huy diễn tập “Trident Juncture 2015″ của NATO ở Zaragoza của Tây Ban Nha
Ngoài ra, chính phủ nước này đã buộc phải đưa một số sửa đổi vào Luật về Các lực lượng vũ trang Bulgaria, để hợp pháp hóa việc thành lập một trung tâm điều phối hoạt động của NATO, nhằm phối hợp hành động của các lực lượng phản ứng nhanh của Khối đồng minh quân sự này.
NATO cũng đang xây dựng một Trung tâm chỉ huy cực lớn tại thành phố Zaragoza của Tây Ban Nha để làm nơi ở cho hơn 650 nhân viên chỉ huy và kiểm soát, nhằm chuẩn bị cho cuộc tập trận chung lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua, mang tên “Trident Juncture 2015″.
Cuộc tập trận lớn nhất trong thập kỷ qua của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới, quy tụ khoảng 36.000 binh lính đến từ hơn 30 quốc gia thành viên NATO và các quốc gia đối tác Australia, Auslia, Bosnia và Herzegovina, Phần Lan, Macedonia, Thụy Điển và Ukraine.
Khu vực tập trận trên bộ trải dài khắp các khu vực miền nam và miền trung châu Âu, trên lãnh thổ của Tây Ban Nha, Italy, Bồ Đào Nha. Khu vực tập trận trên biển sẽ diễn ra trên tại vùng biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia, mở đường hành động quân sự?
Quân đội Trung Quốc có thể mở rộng sự hiện diện ở bên ngoài quốc gia, nếu cần thiết có thể tiến hành các hành động quân sự để bảo vệ "lợi ích bên ngoài" của mình, theo luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc.
Luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc cho phép quân đội mở rộng sự hiện diện ra bên ngoài - Ảnh: THX/AFP
Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc ngày 1.7 đã thông qua Luật an ninh quốc gia mới, bao trùm các lĩnh vực từ quốc phòng, tài chính, khoa học và công nghệ, văn hóa và tôn giáo. Luật mới của Trung Quốc cũng nêu rõ về việc thắt chặt an ninh mạng cũng như các điều khoản về chủ quyền không gian mạng.
Trong luật an ninh quốc gia được thông qua ngày 1.7, Trung Quốc nhấn mạnh an ninh trên biển và trên không là lợi ích cốt lõi, và nước này sẽ dùng "tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ, theo Reuters.
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 2.7 đưa tin, một trong những điểm đáng chú ý của luật mới này là việc quân đội Trung Quốc có thể tiến hành các hành động quân sự để bảo vệ cái mà nước này coi là "lợi ích bên ngoài".
Theo South China Morning Post, việc Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc thông qua luật này là cần thiết để nước này có thể tuyên chiến với các quốc gia khác. Và tất cả các hành động của quân đội Trung Quốc ở trong nước và nước ngoài đều cần được Quân uỷ Trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu thông qua.
Luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc được thông qua chỉ hơn một tháng sau khi nước này công bố sách trắng quốc phòng năm 2015, với những nội dung nhấn mạnh chiến lược "chủ động phòng vệ", cũng như khẳng định những bước đi bảo vệ lợi ích ở vùng biển xa bờ.
Tàu ngầm, tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận - Ảnh: Reuters
Trang tin International Business Times (Mỹ) ngày 2.7 nhận định việc quốc hội Trung Quốc thông qua luật mới này là động thái liên quan tới tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Zheng Shuna, một thành viên của Ủy ban Lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì an ninh tại các không gian tự nhiên, trong đó nêu tên Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc dùng yêu sách đường chín đoạn để tuyên bố chủ quyền phi lý.
International Business Times dẫn lời bà Bonnie Glaser, cố vấn châu Á cấp cao thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington (CSIS, Mỹ), nhận định rằng luật an ninh quốc gia mới có thể sẽ đặt nền móng cho một Trung Quốc "kiên quyết" hơn. Theo bà Bonnie Glaser, Trung Quốc sẽ viện dẫn luật này, cùng với các luật trong nước khác nữa để biện minh cho những hành động của mình tại Biển Đông.
Thời gian qua, Trung Quốc liên tục có những hành động đáng lo ngại tại Biển Đông, khiến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích. Hành động của Trung Quốc ngày càng hung hăng, khi liên tục đẩy mạnh các động thái như ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và còn muốn quân sự hóa các đảo này.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Đô đốc Mỹ: Trung Quốc khó giữ đảo nhân tạo nếu hành động quân sự Bắc Kinh không có lợi thế nếu tiến hành hoạt động quân sự tại các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, bởi quần đảo này cách Trung Quốc đại lục quá xa, khó có thể chi viện nếu xung đột nổ ra, cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (USPACOM) khẳng định. Trung Quốc đang xây một...