Phanh khí nén trên xe container an toàn như thế nào, có dễ “mất phanh” không?
Cùng tìm hiểu hệ thống phanh khí nén trên xe container để biết được độ an toàn, cũng như “lời đồn” xe Container “mất phanh” vụ tai nạn gần đây có thực sự đúng như thế.
Đối với các loại xe ô tô cỡ nhỏ, hệ thống phanh trên xe thường chỉ cần sử dụng phanh thuỷ lực hoặc phanh điện là đủ để có thể giảm tốc độ của chiếc xe xuống mức an toàn. Thế nhưng nếu trong trường hợp bị rò rỉ dầu phanh thì khả năng mất an toàn là rất cao nên đối với những loại xe cỡ lớn như xe container thì phải có hệ thống phanh riêng có khả năng ổn định hơn, an toàn hơn để có thể giúp xe giảm tốc – và một công nghệ mang tên phanh khí nén đã được ra đời vào năm 1869.
Cấu tạo van ba ngả trong hệ thống phanh khí nén đầu tiên của George Westinghouse từ năm 1869.
Đây là một công nghệ an toàn được sáng chế ra bởi kỹ sư George Westinghouse và lúc ban đầu thì hệ thống phanh khí nén này được ứng dụng cho ngành đường sắt giúp những chiếc tàu hoả giảm tốc độ hiệu quả hơn. Sau này, hệ thống phanh khí nén được phát triển và ứng dụng trên nhiều loại xe thương mại cỡ lớn.
Cấu tạo của hệ thống phanh khí nén khá rắc rối và cồng kềnh khi bao gồm những chi tiết quan trọng như bơm nén khí được đặt ngay trên động cơ, bình chứa khí nén, hệ thống phân phối khí nén tới các bầu phanh, các van xả khí xả nước an toàn,….Chính vì thế, việc chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh khí nén khá khó khăn nhưng bù lại thì hệ thống này lại hoạt động rất bền bỉ và đáng tin cậy.
Cấu tạo cơ bản của hệ thống phanh khí nén trên xe container.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh khí nén như sau: khi người lái xe nổ máy, bơm khí nén trên xe bắt đầu hoạt động và nén khí vào các bình chứa khí của xe. Điều thú vị là khi khí nén chưa đủ áp suất thì hệ thống phanh của xe chưa mở và xe không thể di chuyển. Điều này sẽ mang lại an toàn ngay cả trong trường hợp hệ thống phanh khí nén gặp lỗi khiến khí nén không được cung cấp đủ và chiếc xe sẽ tự động phanh lại chứ không bị mất phanh như hệ thống phanh thuỷ lực. Đây chính là sự an toàn và ổn định hơn hẳn của hệ thống phanh khí nén. Sau khi đủ áp suất khí nén trong bình, hệ thống lò xo hồi vị trên các bầu phanh mới được nới lỏng ra và xe mới có thể di chuyển.
Khi người lái xe đạp chân phanh, thông qua ty đẩy làm cho piston điều khiển chuyển động nén lò xo và đẩy van khí nén mở cho khí nén từ bình chứa chuyển đến các bầu phanh trên bánh xe. Khí nén làm hai guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên ma sát, làm giảm tốc độ của xe.
Video mô tả quá trình hoạt động của hệ thống phanh khí nén trên xe container.
Khi chân người lái không tác động vào bàn đạp phanh nữa, lò xo của piston điều khiển và van khí nén sẽ đóng kín đường dẫn khí từ bình chứa, đồng thời xả khí nén ở bầu phanh ra ngoài. Hệ thống lò xo trong bầu phanh sẽ kéo hai guốc phanh khỏi tang trống giúp xe có thể chuyển động bình thường.
Ngay cả trong trường hợp xe đang di chuyển mà hệ thống máy nén khí gặp vấn đề thì lượng khí nén trong bình chứa vẫn đủ để thực hiện được 10 lần đạp phanh giúp cho người lái xe có thể giảm tốc độ về mức an toàn và sau đó tiến hành kiểm tra, sửa chữa.
Có thể thấy rằng, với những phương tiện vận tải cỡ lớn như vậy thì hệ thống phanh cũng được thiết kế để có thể đảm bảo an toàn tối đa cho cả chiếc xe và cả những người tham gia giao thông xung quanh. Tuy nhiên, vẫn cần có sự tập trung điều khiển của người tài xế điều khiển xe và sự cẩn trọng của các phương tiện khác – đặc biệt là xe máy – khi đi cùng phần đường.
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc do xe container gây ra tại Bến Lức, Long An.
Quay trở lại với trường hợp tai nạn thảm khốc do xe container gây ra với hàng loạt nạn nhân đi xe máy tại Bến Lức, Long An thì cơ quan chức năng đã loại bỏ trường hợp hệ thống phanh khí nén của xe gặp vấn đề. Tài xế Phạm Thành Hiếu có dấu hiệu dương tính với thuốc gây nghiện cũng như có nồng độ cồn trong máu cao. Như vậy, khả năng gây tai nạn sẽ do người lái xe đã mất kiếm soát chứ không phải lỗi của hệ thống phanh.
Đừng đổ lỗi tại “xe điên” hay “mất phanh”, khi điều khiển giao thông, vấn đề lớn nhất nằm ở phía người lái.
Theo tinxe.vn
'Hung thần' container: Những lưu ý để tránh xa hiểm họa
Nhiều vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra do container, xe tải cỡ lớn. Người điều khiển ô tô, xe máy gần container cần trang bị kỹ năng để đảm bảo an toàn.
Container - "hung thần xa lộ"
Với đặc thù của một phương tiện chuyên chở hàng hóa, các loại xe tải, xe container thường có thiết kế thùng tải dài, trọng lượng xe lớn... Nhưng những chiếc xe này luôn mang đến hiểm họa khó lường cho các phương tiện khác cùng lưu thông trên đường. Nguyên nhân chủ yếu là do kích thước, trọng lượng lớn khiến xe di chuyển khó khăn hơn những xe thông thường khác.
Những chiếc xe tải có diện tích bề mặt lớn, do đó rất khó để kiểm soát chúng về mặt khí động, đặc biệt khi những xe này không chở hàng. Chúng có thể "dạt nhầm" vào phần đường của bạn do ảnh hưởng của sức gió.
Một điều đặc biệt hết sức nguy hiểm là trước những tình huống bất ngờ phanh gấp, xe tải, xe container rất dễ "ủi" các phương tiện khác từ phía sau. Bởi không giống như hệ thống phanh đĩa trên các xe ô tô du lịch, phần lớn các mẫu xe tải, xe container đều sử dụng phanh tang trống. Nên khi chở hành hóa tải trọng lớn, lưu thông với tốc độ cao, ngoài phản ứng của người lái, các loại xe tải, xe container cần thời gian và quãng đường phanh để xe dừng hẳn, lớn hơn các loại xe khác.
Ngoài ra, xe tải, xe container có kích thước lớn, thân xe dài nên cho dù có sự hỗ trợ của hệ thống gương chiếu hậu, người lái các loại xe này vẫn khó có thể bao quát được toàn bộ tầm nhìn và tình trạng giao thông xung quanh khi lưu thông. Nhiều tài xế lái xe container cho hay, sẽ luôn có một vài vị trí ở phía trước, sau hay hai bên thân xe (tùy thuộc vào khoảng cách giữa các xe) mà tài xế không thể nhìn hết được. Vị trí này thường được người lái gọi là điểm mù. Nói cách khác, người điều khiển không thể nào quan sát được điểm mù thông qua gương chiếu hậu lẫn nhìn trực tiếp. Vì vậy, nếu điều khiển xe ô tô, xe máy đi vào điểm mù của tài xế xe tải, xe container, nguy cơ xảy ra tại nạn rất cao, nhất là khi các loại xe này đổi hướng hay chuyển làn đường...
Hiện trường vụ xe container gây tai nạn khiến 4 người chết và nhiều người bị thương ở Long An.
Một vấn đề đáng lo ngại nữa là việc nổ lốp vẫn thường xảy ra ở những chiếc xe tải cỡ lớn. Những chiếc lốp này thực sự là quả bom nổ chậm. Bạn không thể biết rằng khi nào bánh xe nổ và có thể thổi bay bạn. Đó là chưa kể tới việc xe chệch hướng khi bị nổ lốp.
Chính vì vậy, những chiếc xe này luôn mang đến hiểm họa khó lường cho các phương tiện khác cùng lưu thông trên đường. Nhắc đến container, xe tải cỡ lớn, người ta gọi chúng là "hung thần xa lộ".
Thực tế, liên tiếp trong thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ tai nạn giao thông thảm khốc do "hung thần" container gây ra. Nguyên nhân các vụ tai nạn này là do tài xế container phóng nhanh, dừng đậu sai quy định, lưu thông sai làn đường, tài xế uống bia, xe chở quá khổ quá tải, xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật...
Ngoài lỗi của tài xế loại xe này, nguyên nhân tai nạn còn do chính những phương tiện khác chủ quan, không hiểu biết và chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm khi lưu thông cùng xe container, xe tải cỡ lớn.
Lưu ý khi đi gần xe container, xe tải cỡ lớn
Điều khiển ô tô, xe máy lưu thông gần xe container luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa khôn lường. Vì vậy, các tài xế cần biết cách xử lý những tình huống khi đi bên cạnh chúng.
Giữ khoảng cách an toàn: Việc giữ khoảng cách giữa xe tải lớn là một lựa chọn khôn ngoan của tài xế. Bởi với khoảng cách an toàn cho dù có vấn đề gì từ xe tải như nổ lốp xe, đổ hàng, hay tai nạn thì tài xế vẫn không gặp nguy hiểm.
Tránh xa những điểm mù của xe tải: Điểm mù chính là những vị trí cực kỳ nguy hiểm đối với bất cứ loại xe nào chứ không riêng gì xe tải. Do đó, tài xế cần tuyệt đối tránh xa hoặc nhanh chóng đi lên phía trước xe tải, hoặc tụt hẳn phía sau, chứ đừng đi xung quanh nó.
Không nên chạy xe song song với xe container: Trừ trường hợp khi vượt, còn lại bạn không nên điều khiển xe chạy song song với xe tải lớn, xe container. Việc đi song song với các loại xe này sẽ khiến xe của bạn rơi vào điểm mù hai bên thân xe tải và sẽ rất dễ xảy ra va chạm nếu xe container đánh lái chuyển làn.
Không chạy trước mũi xe: Việc chạy trước mũi xe container là vô cùng nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho bạn bất cứ lúc nào. Bởi thông thường, vào các tình huống bất ngờ, bạn chỉ cần 20m để phanh dừng lại thì những "gã khổng lồ" đó lại cần tới những 50m. Điều này dễ khiến bạn bị đâm nát đuôi, chưa kể đến sự cố hy hữu từ các lái xe container thiếu trách nhiệm.
Điều khiển ô tô, xe máy lưu thông gần xe container luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa khôn lường. (Ảnh minh họa. Nguồn: NĐT)
Vượt xe tải nhanh và dứt khoát: Nếu bạn muốn vượt xe tải thì hãy vượt càng nhanh càng tốt, đi phần bên ngoài làn đường của nó. Bạn cần xi nhan từ sớm xin vượt, chỉ vượt bên trái và giữ khoảng cách với xe container. Để hạn chế tối đa di chuyển vào điểm mù của xe container, bạn nên vượt bên trái các xe tải, xe container, đây là khu vực có ít điểm mù hơn. Ngoài ra, khi vượt bạn nên chú ý tốc độ, dứt khoát trong thao tác chân ga.
Luôn nhường xe tải, đặc biệt khi lên dốc, vào cua: Khi nhận thấy xe tải, xe containermuốn vượt qua xe bạn, hãy giảm tốc độ nhường đường tạo không gian cho xe dễ dàng vượt qua. Không nên lưu thông phía trước xe tải với khoảng cách quá gần.
Anh Tuấn (Tổng hợp)
Theo vietnamnet
Quá trình phanh một chiếc xe container diễn ra như thế nào? Các xe container là những phương tiện có trọng tải lớn, vì vậy chúng cần có hệ thống phanh đặc biệt giúp đảm bảo an toàn cho khi di chuyển trên đường. Chiều ngày 2/1, trên quốc lộ 1, đoạn qua ngã tư Bình Nhựt, ấp 3, xã Thạch Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, chiếc xe container biển số 62C-043.48 lưu...