Phan Văn Đức lập ’siêu phẩm’: Con chim đã hết sợ cành cong?
Vậy là Phan Văn Đức đã ghi bàn. Không những thế, tiền đạo xứ Nghệ còn lập siêu phẩm sau một pha qua người khéo léo rồi sút bằng chân trái.
CHUYỆN NHẶT TỪ… SIÊU PHẨM
Thật ra, “siêu phẩm” của Phan Văn Đức chỉ được ghi trong một đấu tập nội bộ của ĐT Việt Nam chiều tối 26/11 trên sân Bà Rịa – Vũng Tàu. Người ta ước, giá như bàn thắng ấy của Đức “cọt” diễn ra trong một trận đấu chính thức. Và giá như, pha lập công ấy mang về chiến thắng cho đội nhà tại AFF Cup 2020 sẽ diễn ra tới đây tại Singapore.
Dẫu vậy, pha làm bàn trong buổi đấu tập ấy cũng có những giá trị riêng dành cho cá nhân Phan Văn Đức, cho HLV Park Hang Seo và cho cả đội tuyển. Đã lâu rồi, bàn thắng đã trở thành thứ “xa xỉ phẩm” với Phan Văn Đức. Đã từ rất lâu rồi, người ta chỉ gọi tên Phan Văn Đức trong nỗi thất vọng và cả chuyện trút sự căm giận lên một cái bóng vật vờ.
Trong bóng đá, giới hạn yêu và ghét đôi khi thật mong manh dễ vỡ. Trong bóng đá, cái giới hạn anh hùng và tội đồ đôi chỉ cách nhau… một bàn thắng. Đã có rất nhiều người phải gục ngã vì phải “sống mòn” giữa hai làn ranh ấy.
Phan Văn Đức ghi bàn trong buổi đấu nội bộ của ĐT Việt Nam
Nói về Phan Văn Đức, người ta vốn dĩ quen với hình ảnh, một cầu thủ chơi bóng thông minh và bùng nổ ở những thời điểm khó tin nhất. Nhìn cái cách Phan Văn Đức tỏa sáng trong màu áo SLNA mùa giải 2021 với những “siêu phẩm” sau chuỗi ngày bị chấn thương, đủ để gieo niềm tin và cảm hứng cho những người yêu mến anh.
Tiếc thay, những gì diễn ra gần đây chỉ là những sự thất vọng đến tột cùng với những người “yêu thích bóng đá chiến thắng”. Ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022 tại UAE, tiền đạo người Nghệ An đá chính cả 3 trận nhưng anh đã không để lại quá nhiều dấu giày trên sân.
Câu ấy chuyện buồn ấy tiếp tục kéo dài đến 3 trận đấu với Saudi Arabia, Australia, Trung Quốc tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022, Phan Văn Đức đã phải nhận vô số những lời bỉ bôi, thậm chí bị “ném đá”, mặc cho những con số, những phân tích đã chứng minh, tiền đạo này chơi không hề tồi.
HLV Park Hang Seo cũng phải hứng chịu vô số chỉ trích vì niềm tin mù quáng đặt vào cậu học trò. Rồi ông Park phải cất Phan Văn Đức trên băng ghế dự bị trong trận đấu với Oman. Ngạc nhiên thay, trận thua trước Nhật Bản, Phan Đức lại xuất hiện hơn 45 phút trên sân, bất chấp sự kêu gào, hãy cho anh ngồi dự bị thêm một thời gian nữa.
Đến cuộc đối đầu với Saudi Arabia, nhiều người đã không thoát khỏi cảm giác ngỡ ngàng khi HLV Park Hang Seo đưa Phan Văn Đức vào sân thay cho Tuấn Anh đầu hiệp 2 nhưng chẳng được bao lâu, anh lại bị rút ra để nhường chỗ cho Xuân Trường.
Với một cầu thủ, việc phải thay ra lưng chừng là sự hổ thẹn. Cũng chẳng đặng đừng khi những chỉ số chuyên môn quá thấp, khu không mang đến sự hiệu quả thì việc anh ta phải rời sân như một sự tất yếu. Ít ai biết, đêm ấy, Phan Văn Đức đã trắng đêm trằn trọc để tự vấn: Tại sao mình lại tồi tệ như thế?.
Văn Đức đánh mất phong độ trong thời gian gần đây
Video đang HOT
Sau pha thay đổi “đi vào lòng người” ấy, rất nhiều người nói rằng, đấy đã là giới hạn và đặc ân cuối cùng dành cho Phan Văn Đức. HLV Park Hang Seo đã hết sự kiên nhẫn với học trò cưng. Ông phải buộc phải thực hiện sự một công việc “tàn nhẫn” nhất trong bóng đá.
Và sau đây là những lời phát biểu rất êm ái nhằm giữ gìn hình ảnh cho cậu học trò của HLV Park Hang Seo: “Phan Văn Đức là cầu thủ xuất sắc, giữ vai trò trung tâm trong tấn công của chúng tôi. Trong vòng loại World Cup, Đức chưa phát huy tối đa năng lực, cậu ấy hơi thiếu tự tin.
Còn chuyện thay ra, tôi phải thay đổi đội hình để tìm kết quả tốt hơn. Tôi rất mong muốn Đức sẽ tìm lại được lối chơi và kỹ năng trong thời gian tới”.
HAI LUỒNG ĐIỆN CHẠY GIỮA CÁI ĐẦU VÀ ĐÔI CHÂN
Đã có những lúc bàn thắng đã ở rất gần với Phan Văn Đức nhưng nó lại chối từ anh một cách phũ phàng. Tiền đạo người Nghệ Anh chia sẻ, chỉ cần một bàn thắng thôi sẽ giúp cho anh đập tan sự căng thẳng sau quãng thời gian phải nhận quá nhiều áp lực.
Sự thật, Phan Văn Đức thừa nhận, anh đang mất đi sự tự tin. Chính cái sự tự tin ấy đã tạo nên một Phan Văn Đức mang trong mình bản năng một “sát thủ”. Cũng lại là Đức chua chát tâm sự, cũng là một pha bóng tương tự nhưng cái đầu và đôi chân bị “lệch pha” bởi có 2 dòng điện chạy trong người. Trong tâm trí anh ở thì hiện tại, chỉ chứa những con tính cầu toàn, những phép tính làm sao để tránh sai số … thay vì nghĩ suy, sáng tạo ra sự đột biến như thường thấy.
Phan Văn Đức cũng nói rằng, là một cầu thủ tấn công nếu không ghi bàn hay kiến tạo thì đấy có thể xem là một thất bại. Với HLV Park Hang Seo, có lẽ điều quan trọng, cậu học trò của ông đã phục vụ tốt và hiểu được ý tưởng chiến thuật của đội tuyển. Tức, anh ta nhất thiết không phải quá hay trong khâu tấn công nhưng phải trở thành mắt xích đáp ứng được các tiêu chí phòng ngự, điểm luân chuyển trái bóng hay có thể tạo ra sự đột biến.
Trước những đối thủ đẳng cấp, mọi ý tưởng với Phan Văn Đức của ông Park dường như đã đổ vỡ. Và người ta có lý khi cho rằng, nhà cầm quân này cần sự đổi thay để giúp cho cậu học trò vượt qua “cơn bĩ cực” thay vì lối cũ ta về.
LỐI ĐI NÀO CHO NGƯỜI HÙNG?
Vậy làm sao để Phan Văn Đức tìm lại hình bóng ngày nào? Không dễ trả lời câu hỏi này. Nhưng ít nhất người ta thấy đã một lối đi khi cậu học trò của ông Park sẽ không phải chịu áp lực quay đầu phòng ngự và chạy “cắm cổ” lên tấn công như tại vòng loại World Cup.
Phan Văn Đức có thể sẽ được giải phóng khỏi thiên chức phòng ngự, hoặc anh không phải tham gia phòng ngự nhiều như thời gian qua, thay vào đó được đặt gần khung thành đối thủ hơn.
Cần phải nói lại, Phan Văn Đức đặc biệt nguy hiểm là nhờ anh sở hữu một bộ não xử lý dữ liệu nhanh gọn khi đứng gần vòng cấm địa. Hẳn HLV Park Hang Seo biết điều này và chắc chắn ông sẽ có những điều chỉnh cần thiết ở giải đấu tới đây.
Phan Văn Đức lập “siêu phẩm” trong một trận đấu tập, suy cho cùng đó cũng chỉ một sản phẩm để tham khảo. Dẫu vậy, sản phẩm không chính thức ấy lại mang đến sự tích cực, ít nhất về mặt tâm lý cho tiền đạo khi giải đấu đang được đếm ngược từng ngày.
Phía trước với Phan Văn Đức là những ngọn núi trùng trùng, anh phải đi xuyên qua nó và cũng chỉ có một con đường duy nhất mới mong tìm lại những hình ảnh đã mất. Chắn chắn vào thời điểm này Phan Văn Đức rất cần những sự khích lệ, rất cần những liều “dopping” tinh thần để vượt qua sự “sống mòn” trong quãng thời gian dài vừa qua.
Chúng tôi nghĩ rằng, trong bóng đá, bạn có quyền yêu và ghét nhưng nếu có thể, xin hãy đợi sau khi cuộc chiến diễn ra rồi bày tỏ quan điểm vẫn chưa muộn.
Và lời cuối, nếu yêu thương ĐT Việt Nam, bạn hãy mở cho những người từng được tung hô như “người hùng” một cơ hội. Dẫu gì họ cũng đang là một trong những niềm hy vọng có thể giúp bóng đá Việt Nam bảo vệ ngôi vương ở đấu trường khu vực.
Công Phượng chỉ còn là quân bài dự phòng của HLV Park Hang Seo?
Công Phượng trở lại tập luyện cùng tuyển Việt Nam từ hôm qua 8/9, nhưng tiền đạo sinh năm 1995 phải rất nỗ lực để lấy lại suất đá chính.
Nguyễn Công Phượng đang thể hiện phong độ trái ngược trong màu áo CLB và đội tuyển quốc gia. Ở HAGL, Công Phượng ghi 6 bàn sau 12 trận, là cầu thủ quan trọng bậc nhất. Còn trong màu áo tuyển Việt Nam, tiền đạo xứ Nghệ phải chật vật đấu tranh tìm suất đá chính.
Công Phượng mất vị thế
Lần gần nhất Công Phượng có suất đá chính là Asian Cup 2019. Đó là giải đấu cầu thủ sinh năm 1995 chơi 5 trận, ghi 2 bàn trong vai trò tiền đạo ảo. Tuy nhiên, quyết định chuyển sang Incheon United chơi bóng (sau đó là Sint-Truidense) sau đó đã tạo ra bước ngoặt cho Công Phượng.
Công Phượng (số 10) trở lại tuyển Việt Nam.
Tại Kings Cup 2019, Công Phượng đá hỏng quả luân lưu khiến Việt Nam thua Curacao ở chung kết. 3 tháng sau, tiền đạo số 10 mất suất đá chính ở đội tuyển.
Trong 8 trận đấu ở vòng loại thứ hai World Cup 2022, Công Phượng chỉ 2 lần ra sân từ đầu, 5 trận vào sân từ ghế dự bị, ghi 1 bàn thắng trước Indonesia - đối thủ yếu nhất bảng, và đó cũng không phải bàn thắng mang nhiều ý nghĩa. Vỏn vẹn 302 phút thi đấu (không trận nào đá trọn 90 phút) là con số đáng báo động với Công Phượng.
Sau trận gặp Australia tối 7/9, HLV Park Hang Seo chia sẻ về học trò: " Tháng 8, khi tuyển Việt Nam tập trung, tôi có gọi cho Công Phượng, nhưng cậu ấy có việc cá nhân là bà xã sinh con. Đây là việc quan trọng với cậu ấy, tôi cũng nói vậy nên cậu ấy không có mặt. Không phải tôi không gọi cậu ấy.
Tôi bàn với VFF và quyết định không triệu tập (cho trận gặp Ả Rập Xê Út). Sau đó, tôi có đề nghị triệu tập (cho trận đấu Australia) nhưng tình hình COVID-19 phức tạp, các chuyến bay TP.HCM - Hà Nội bị ngưng nên cậu ấy không bay được ".
Chiến lược gia người Hàn Quốc muốn học trò góp mặt. Ông nhấn mạnh "tiền đạo có nhiều nhiệm vụ, không nhất thiết phải ghi bàn", nhưng tầm ảnh hưởng suy giảm của Công Phượng là điều có thể thấy rõ.
Công Phượng chỉ ghi 1 bàn sau 9 trận gần nhất cho đội tuyển.
Bộ ba tấn công được HLV Park Hang Seo ưu tiên là Nguyễn Quang Hải - Nguyễn Tiến Linh - Nguyễn Văn Toàn. Khi Phan Văn Đức trở lại, tiền đạo này được dùng thế vào chỗ Văn Toàn. Công Phượng chủ yếu vào sân từ ghế dự bị.
Song ngay cả suất đá dự bị, Công Phượng giờ cũng phải cạnh tranh với Văn Toàn, Hà Đức Chinh hay tân binh Phạm Tuấn Hải. Xét trên yếu tố hiệu quả, 302 phút thi đấu của Công Phượng (1 bàn thắng) còn không sánh được với 30 phút của Trần Minh Vương (1 bàn thắng, 1 kiến tạo).
Trở lại vào tháng 10?
Tuy nhiên, mọi thống kê chỉ có ý nghĩa ở vòng loại thứ hai. Bước sang vòng loại ba, tuyển Việt Nam đang có bước chuyển mình. Đơn cử như sơ đồ chiến thuật, khi công thức 3-4-3 được chuyển thành 5-4-1, sau đó là 3-5-2.
HLV Park Hang Seo mạnh dạn tin Nguyễn Hoàng Đức - dù trong 5 trận đầu ở vòng loại hai, cầu thủ của CLB Viettel không lần nào đá tiền vệ trung tâm. Ở hàng thủ, Nguyễn Thành Chung, Nguyễn Thanh Bình đều được "thử lửa" ở các mức độ khác nhau.
Trên hàng công, dù vẫn tin tưởng nhiều cái tên cố định như Quang Hải, Tiến Linh, Văn Đức, nhưng ở trận gặp Australia, ông thầy 62 tuổi đã trao cơ hội cho Văn Toàn, Đức Chinh.
Hoàng Đức và Văn Đức được HLV Park Hang Seo tin dùng.
Cuộc cạnh tranh trên hàng công có thể mở ra lần nữa, bởi về tổng thể, đội hình chính của tuyển Việt Nam hiện nay chưa tấn công quá tốt. HLV Park Hang Seo đã gọi lên tuyển Nguyễn Xuân Nam và giữ Tuấn Hải đến phút chót.
Điều đó cho thấy, chiến lược gia người Hàn Quốc đang cởi mở với những thay đổi. Việc không đặt nặng thành tích với vòng loại ba càng giúp tuyển Việt Nam rộng đường tính toán các giải pháp mới.
Một trong những yếu tố khiến Công Phượng ngồi dự bị là anh không phù hợp với cách chơi gọn gàng, tốc độ trong sơ đồ 3-4-3. Vị trí tiền đạo cánh trong sơ đồ này đòi hỏi cầu thủ phải xử lý nhanh, đơn giản, thính nhạy với bàn thắng và di chuyển nhịp nhàng.
HLV Park Hang Seo chỉ thực sự cần một tiền đạo giỏi rê dắt, tạo đột biến ở một vài thời điểm, nên Công Phượng thường xuyên ra sân nhưng đều là từ băng ghế dự bị.
Dù vậy, sơ đồ 5-4-1 có thể mang tới hy vọng cạnh tranh cho Công Phượng. Ở sơ đồ thiên về phòng ngự này, các cầu thủ tiền vệ đá giăng ngang cần giỏi cầm bóng, che chắn, xoay sở và phối hợp nhanh ở quãng giữa sân nhằm tạo ra nhịp chơi, qua đó triển khai bóng linh hoạt.
Tiến Linh có thể mất suất đá chính nếu không ghi bàn trở lại.
Đó là điểm mạnh của Công Phượng. Trong màu áo HAGL, cầu thủ sinh năm 1995 được HLV Kiatisak Senamuang kéo về đá giữa, và thực tế có nhiều trận chơi rất tốt ở vị trí mới. Đá giữa sân làm nhiệm vụ kiến thiết, rồi bất ngờ xâm nhập vòng cấm ghi bàn là công thức đã giúp Công Phượng có 6 bàn ở V-League.
Tất nhiên, tham chiếu ở giải vô địch quốc gia không thể áp dụng cho đội tuyển, bởi các trận thuộc vòng loại thứ ba World Cup có độ khó cao hơn rất nhiều. Nhưng, sự chuyển biến đồng thời về lối đá của Công Phượng cùng đòi hỏi của HLV Park Hang Seo là cơ hội để cầu thủ số 10 lấy lại chỗ đứng.
Một vị trí ở tuyến giữa, thậm chí đá cắm thay cho Tiến Linh - cầu thủ mờ nhạt ở cả 2 trận, là mục tiêu khả dĩ để Công Phượng phấn đấu.
Vòng 5 V-League 2021: Nhiều điểm nhấn Công Phượng đã ghi bàn và Hoàng Anh Gia Lai lên đứng đầu V-League nhưng chấn thương nặng của Hùng Dũng mới là điểm nhấn lớn nhất của V-League sau vòng đấu thứ 5. Văn Thanh lập cú đúp giúp HAGL lần đầu lên đỉnh V-League năm nay. Ảnh: Quang Vinh. Không còn "đá cho vui" Phải đến làm khách trên sân của...