Phản ứng viêm vẫn diễn ra trong các tế bào miễn dịch nhiều tháng sau mắc COVID-19

Theo dõi VGT trên

Một nghiên cứu mới cho thấy một loại tế bào miễn dịch gọi là macrophages vẫn có phản ứng viêm và có hoạt động trao đổi chất vài tháng sau khi mắc COVID-19 thể nhẹ.

Phản ứng viêm vẫn diễn ra trong các tế bào miễn dịch nhiều tháng sau mắc COVID-19 - Hình 1
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh việnMarseille, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Hiện thế giới vẫn chưa rõ tại sao một số người phải chịu hội chứng COVID kéo dài sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Một nghiên cứu mới của Viện Karolinska tại Thụy Điển, Trung tâm Helmholtz Munich (HMGU) và Đại học Công nghệ Munich (TUM) tại Đức, đã cho thấy một loại tế bào miễn dịch gọi là macrophages vẫn có phản ứng viêm và có hoạt động trao đổi chất vài tháng sau khi mắc COVID-19 thể nhẹ. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Mucosal Immunology.

Chuyên gia Craig Wheelock tại Khoa Y hoá sinh và lý sinh của Viện Karolinska, một trong các tác giả nghiên cứu trên, cho biết: “Chúng ta có thể thấy các macrophage từ người mắc COVID-19 nhẹ tạo ra một phản ứng viêm và trao đổi chất trong 3-5 tháng sau khi mắc bệnh. Dù đa số những người này không có các triệu chứng kéo dài, nhưng hệ miễn dịch của họ đã trở nên nhạy cảm hơn người khoẻ mạnh”.

Các triệu chứng kéo dài tương đối phổ biến sau khi mắc COVID-19 nặng nhưng cũng ảnh hưởng đến một số người có triệu chứng nhẹ. Để kiểm tra điều này, các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu m.áu của 68 người từng mắc COVID-19 nhẹ và một nhóm 36 người không mắc COVID-19.

Video đang HOT

Họ tách các macrophages trong phòng thí nghiệm và kích thích chúng bằng protein gai, steroid và lipopolysaccharide (LPS), một loại mô kích thích hệ miễn dịch. Các tế bào này sau đó được giải trình RNA để đ.ánh giá các gene hoạt tính. Các nhà nghiên cứu cũng đo sự hiện diện của các mô tín hiệu eicosanoid, vốn là biểu hiện căn bản của hiện tượng viêm nhiễm.

Chuyên gia Craig Wheelock cho biết: “Không ngạc nhiên khi phát hiện một lượng lớn eicosanoid ở những người mắc COVID-19 vì bệnh này gây viêm, nhưng thật ngạc nhiên vì các mô này vẫn được tạo ra với lượng lớn nhiều tháng sau khi mắc bệnh”. Nghiên cứu trên cũng cho thấy mức độ tập trung của leukotriene, một loại mô tăng viêm, nguyên nhân của hen suyễn.

Đồng tác giả Julia Esser-von Bieren, trưởng nhóm nghiên cứu tại trung tâm Helmholtz Munich và Đại học Công nghệ Munich, cho biết: “Rất bất thường khi mức độ tập trung các leukotriene vẫn cao trong macrophage của những người mắc COVID-19 nhẹ”.

Theo bà Bieren, leukotriene là trung gian quan trọng gây hen suyễn, nhưng loại mô này cũng liên quan đến khả năng bảo vệ chống virus cúm. Việc tăng liên tục các leukotriene sau khi nhiễm SARS-C0V-2 có thể khiến bệnh nhân nhạy cảm hơn với viêm nhiễm ở hệ hô hấp, song cũng có thể cải thiện miễn dịch chống virus SARS-CoV-2 và các virus khác.

Các mẫu m.áu được thu thập vào hai đợt, 3-5 tháng sau nhiễm, và 12 tháng sau đó. Ở đợt 1, khoảng 16% người thông báo có các triệu chứng nhẹ kéo dài trong khi phần còn lại không có triệu chứng nào. Ở đợt 2, không ai có triệu chứng và không có sự khác biện về khả năng gây viêm ở những người từng nhiễm và người khoẻ mạnh.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chẩn đoán hậu COVID-19 không được tập trung phân tích trong nghiên cứu này và cần thêm nghiên cứu để xác định liệu các kết quả này có liên quan trực tiếp đến cái được gọi là hội chứng COVID kéo dài hay không.

Phát hiện một số triệu chứng khi ngủ ở người nhiễm biến thể Omicron

Tạp chí Daily Star của Anh ngày 4/1 đưa tin Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã bổ sung một triệu chứng ở người nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, được miêu tả trên trang web NHS là chứng tê liệt khi ngủ (sleep paralysis), hay còn gọi là "bóng đè".

Phát hiện một số triệu chứng khi ngủ ở người nhiễm biến thể Omicron - Hình 1
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Mulhouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 tại Anh báo cáo gặp phải triệu chứng này trong giấc ngủ, kết hợp với hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm - một trong những triệu chứng mà nhiều bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron gặp phải. Triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm thường thấy ở người bị cảm cúm, rối loạn lo âu hoặc ung thư, song ít ghi nhận ở các ca COVID-19 trước đây.

Cảm giác "bóng đè" có thể là trải nghiệm khá kinh hoàng đối với bất cứ ai, song NHS cho biết triệu chứng này thực chất vô hại và đa số mọi người đều sẽ trải qua ít nhất 1 đến 2 lần trong đời. Theo hãng tin GlasgowLive, cảm giác như có người ở trong phòng hoặc như thể có vật gì đè lên người này có thể kéo dài đến vài phút.

Trong khi đó, một nghiên cứu đã chỉ ra sự gia tăng rõ rệt tình trạng rối loạn giấc ngủ ở các bệnh nhân bị cách ly. Nghiên cứu này cũng gợi ý rằng triệu chứng bóng đè có thể chỉ là một hậu quả từ những thay đổi xã hội mà COVID-19 gây ra, thay vì là một triệu chứng y khoa của bệnh COVID-19.

Trả lời phỏng vấn báo Mail Online, bác sĩ chuyên khoa về liệu pháp giấc ngủ Kat Lederly cho biết có khả năng virus tác động đến cơ chế điều hòa giấc ngủ trong não (các tác động thần kinh của COVID-19 đã được báo cáo) và dẫn đến tình trạng tê liệt khi ngủ, song khả năng cao hơn là do những căng thẳng phát sinh từ thay đổi lớn trong cuộc sống, những điều khó đoán định và nỗi lo âu đã ảnh hưởng đến hệ thống giấc ngủ.

Liên quan báo cáo về những triệu chứng khác thường ở người mắc COVID-19, cựu Hoa hậu Hoàn vũ người Australia Olivia Rogers đã đăng tải trên mạng xã hội Instagram cho biết cô có triệu chứng mắc COVID-19 "kỳ lạ" nhất là không thể ngừng ợ hơi.

Dù Omicron đã trở thành biến thể chủ đạo tại Mỹ và một số quốc gia châu Âu nhưng giới khoa học vẫn còn nhiều điều chưa hiểu biết về biến thể này. Bà Tyra Grove Krause, một nhà dịch tễ học tại Viện Huyết thanh Quốc gia Đan Mạch, dự đoán số ca nhiễm biến thể Omicron sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 1 và sau đó tình hình sẽ được cải thiện khá nhanh chóng. Tuy biến thể Omicron có tốc độ lây lan cao hơn biến thể Delta, song nhìn chung các ca nhiễm Omicron có triệu chứng bệnh nhẹ hơn và điều này làm dấy lên hy vọng về khả năng đạt miễn dịch tự nhiên diện rộng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bệnh nhi 13 t.uổi bị thủng dạ dày do ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
18:41:41 18/09/2024
Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân
10:32:20 17/09/2024
Chủ quan trong tầm soát, nhiều bạn trẻ suy thận nặng
18:37:08 17/09/2024
Lầm tưởng do đau miệng, người phụ nữ mắc ung thư lưỡi nguy hiểm
16:48:13 18/09/2024
Loại quả Việt được ví như 'sâm xanh', vừa bổ m.áu vừa ngừa loãng xương cực tốt
15:45:03 18/09/2024
Liên tiếp tiếp nhận bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore
09:21:22 18/09/2024
Thai phụ sốc phản vệ do tự dùng thuốc đau họng
09:05:54 18/09/2024
Đột phá mới giúp cải thiện đáng kể ung thư tuyến t.iền liệt giai đoạn đầu
10:07:10 17/09/2024

Tin đang nóng

Nhặt được phong bì ghi "ủng hộ bão lụt 20 triệu", người đàn ông nộp cho công an, mở ra thì ngỡ ngàng
07:02:40 19/09/2024
Ngày thôi nôi con trai, tôi c.hết điếng khi biết chồng n.goại t.ình nhờ vào phong bì của cô đồng nghiệp
05:14:34 19/09/2024
Nam ca sĩ bỏ 2 căn nhà làm nhạc: "Tôi bị lừa gạt, mất t.iền rất nhiều, phải gánh nợ hộ người khác"
06:01:37 19/09/2024
Diện mạo gây bất ngờ của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn khi xuất hiện chớp nhoáng tại 1 bệnh viện
07:03:45 19/09/2024
Sen Vàng lại dính thị phi: Cuộc thi mới của "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung bị Á hậu Thúy Vân "réo tên"
06:22:57 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây bão khi công bố hình ảnh xấu xí 9 năm về trước
07:26:04 19/09/2024
Bị nói ngăn cản mẹ chồng sang Mỹ nhìn con trai lần cuối, một Hoa hậu nói gì?
06:13:48 19/09/2024

Tin mới nhất

Liên tiếp xảy ra các vụ điện giật nghiêm trọng

18:39:43 18/09/2024
Hội chứng này thường xuất hiện sau các chấn thương nặng như sập hầm, đổ nhà, động đất, bỏng diện tích lớn, hoặc bỏng do điện giật và sét đ.ánh.

Hà Nội: Hơn 500 người mắc bệnh da liễu sau bão Yagi

18:37:29 18/09/2024
Các cơ sở y tế, hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn được đảm bảo tốt. Tổ chức thường trực khám chữa bệnh 24/24 giờ, không để gián đoạn công tác khám chữa bệnh.

Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho t.rẻ e.m?

18:35:13 18/09/2024
Một trong những vấn đề chính là việc chỉnh răng chắc chắn không hề thú vị, trẻ nhỏ có thể cảm thấy bực bội và khó chịu khi có các khí cụ như mắc cài hay máng trong miệng.

Bí quyết ăn uống giúp giảm cholesterol hiệu quả nhất

18:28:12 18/09/2024
Yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan beta-glucan. Beta-glucan giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm chậm quá trình trình tiêu hóa, giữ ổn định lượng đường trong m.áu.

Trà hoa nghệ tây mật ong, liệu pháp tự nhiên trị mất ngủ

18:25:34 18/09/2024
Việc bổ sung mật ong càng làm tăng hiệu quả này, giúp tạo ra trạng thái tinh thần tích cực trước khi ngủ và giảm những suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

B.é t.rai 4 t.uổi suýt c.hết vì cúm A/H1N1, bệnh nguy hiểm như thế nào?

18:23:30 18/09/2024
Rửa tay bằng xà phòng và nước. Đừng chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Tránh tiếp xúc những người bị bệnh. Ở nhà nếu bị bệnh. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc, ống hút và đồ dùng.

Phát hiện côn trùng dài 3 cm sống lâu ngày trong tai

18:18:11 18/09/2024
Bệnh nhân sau đó được bác sĩ chỉ định nội soi gắp dị vật. Sau khi được gắp bỏ "con bọ" và vệ sinh tai, tình trạng đau buốt tai của bệnh nhân giảm dần. Con vật gắp ra là một "con bọ" có chiều dài khoảng 3cm, rộng 1cm.

Đừng chỉ ăn quả, lá của cây này mọc um tùm được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' hàng đầu

18:15:56 18/09/2024
Trong trường hợp mắc bệnh kiết lỵ, cắt rễ và lá của cây ổi, đun chừng 20 phút, lọc lấy nước uống hàng ngày đến khi bệnh giảm. Để giảm đau dạ dày, đun sôi 8 lá ổi trong 1,5 lít nước uống ba lần một ngày.

Phát hiện bất ngờ về vai trò của tinh bột đối với bệnh gout

18:13:25 18/09/2024
Các chương trình giảm cân ít carbohydrate có thể làm giảm nồng độ urat, mặc dù mối quan hệ giữa lượng carbohydrate nạp vào và nguy cơ mắc bệnh gout vẫn chưa chắc chắn.

Phẫu thuật lấy hơn 50 viên sỏi ở túi mật bệnh nhân

18:11:34 18/09/2024
Để phòng tránh các bệnh lý về túi mật và các bệnh về ổ bụng khác, mọi người nên: Khám sức khỏe định kỳ mỗi 4-6 tháng/lần, đặc biệt là siêu âm bụng để phát hiện sớm.

Những bài tập phù hợp cho người bệnh đa hồng cầu nguyên phát

18:09:08 18/09/2024
Khả năng tập trung và sức mạnh cơ bắp có thể giảm đi khi cơ thể đang mệt mỏi. Nếu tập thể dục trong tình trạng này, nguy cơ chấn thương sẽ tăng cao và lợi ích của bài tập không được tận dụng tối đa.

Đây là những nguy cơ sức khỏe khi bỏ ăn sáng

17:55:25 18/09/2024
Ăn sáng lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu của cơ thể bỏ ăn sáng có thể dẫn đến lượng đường trong m.áu tăng đột biến hoặc giảm đột ngột, gây ra cảm giác thèm ăn không lành mạnh và mệt mỏi.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Bắt các đối tượng cưỡng đoạt t.iền bến bãi của lái xe, chủ hàng

Pháp luật

08:30:10 19/09/2024
Các đối tượng lấy danh nghĩa thu t.iền bến bãi tại chợ trái cây thuộc xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội, để cưỡng đoạt tài sản của chủ hàng và lái xe đỗ tại tuyến đường 35 đoạn đi qua địa phận xã.

Sao Việt 19/9: Hồ Quỳnh Hương tiết lộ quy tắc sống, Hà Hồ mặc giản dị vẫn đẹp

Sao việt

08:27:21 19/09/2024
Hồ Quỳnh Hương tâm sự về 6 quy tắc sống của bản thân, Hồ Ngọc Hà diện áo tank top và quần jeans khoe vẻ đẹp rạng ngời.

Táo đỏ Hằng Du Mục lại dính tin đồn, cô liền tuyên bố ngay điều này trên livestream

Netizen

08:26:30 19/09/2024
Thời gian gần đây, táo đỏ Hằng Du Mục liên tục vướng phải rất nhiều vấn đề như bị làm nhái khắp nơi, bị nhiều người ủng hộ rồi sale lại khiến các hàngthật và fake lẫn lộn, làm nhiều người cảm thấy lo lắng.

Diện mạo đời thường của nam thần hot nhất Kpop "đ.ánh bay" tiêu chuẩn visual thần tượng

Nhạc quốc tế

08:23:08 19/09/2024
Gương mặt điển trai với đường nét nam tính miễn chê khiến dân tình điên đảo. Các fan còn công nhận, Mingyu ở đời thường có sức hút rất mãnh liệt.

Những điều không phải ai cũng biết về núi Bà Đen

Du lịch

08:19:17 19/09/2024
Là điểm đến du lịch nổi tiếng, núi Bà Đen trở thành biểu tượng tâm linh của người dân Nam Bộ. Núi Bà Đen sở hữu 6 ngôi chùa có lịch sử 300 năm t.uổi, cùng với đó là hệ thống công trình tâm linh độc đáo.

Tử vi ngày 19/9/2024 của 12 cung hoàng đạo:Cự Giải cần phải hết sức thận trọng

Trắc nghiệm

08:16:41 19/09/2024
Trước khi đặt bút ký, hãy đọc kỹ từng điều khoản và điều kiện để đảm bảo rằng bạn không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào.

Nữ thiết kế mất 4 năm cải tạo mái nhà 20 t.uổi thành khu vườn sân thượng "bạt ngàn" hoa

Sáng tạo

08:12:08 19/09/2024
Dayao đã yêu thích thực vật từ khi còn nhỏ và tình yêu này đã tiếp tục từ khi còn nhỏ. Khi cô còn nhỏ, cha mẹ Dayao đã trồng rất nhiều hoa và cây trong sân trang trại, đây là bước làm quen với thực vật của cô.

Haaland săn bàn thắng thứ 100 cho CLB Man City

Sao thể thao

08:05:20 19/09/2024
CLB Man City là đội bóng duy nhất ở Premier League sở hữu thành tích 100% chiến thắng sau bốn trận đấu, nhưng chuỗi khởi đầu hoàn hảo của họ đã bị thử thách bởi một đội Brentford đoàn kết và làm việc chăm chỉ vào cuối tuần qua.

"Thiên sứ tội lỗi": Bất ngờ trước diện mạo người chồng thứ 5 của Baifern Pimchanok

Phim châu á

07:49:30 19/09/2024
Người đàn ông thứ 5 trong đời Thong (Baifern Pimchanok) đã xuất hiện ở những tập phim mới nhất của Thiên sứ tội lỗi .

NSX chưa công bố nhưng 1 "tượng đài âm nhạc" đã bị lộ chuyện thi Chị Đẹp mùa 2!

Nhạc việt

07:45:03 19/09/2024
Chiều 18/9, NS Đức Trí và ekip đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Live Concert Có Đôi Lần. Đêm nhạc được tổ chức vào tối 5/10 sắp tới tại Nhà thi đấu Quân Khu 7 (TP.HCM).

Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất

Tin nổi bật

07:36:17 19/09/2024
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Đây là cơn bão số 4, xảy ra ngay khi bão số 3 vừa gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc.