Phản ứng trái chiều về giải thưởng hòa bình cho EU
Sau khi Liên minh châu Âu (EU) được trao giải Nobel Hòa bình 2012 vì 6 thập niên nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở châu Âu, cộng đồng thế giới đã có những phản ứng trái chiều về quyết định này. Người khen cũng lắm, kẻ chê cũng nhiều.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jose Manuel Barroso (trái) nhận hoa từ Đại sứ Na Uy Atle Leikvoll.
Trong phát biểu đầu tiên ngay sau khi Ủy ban giải Nobel tại Na-uy đọc quyết định trao giải thưởng cao quý này cho EU để đề cao vai trò của khối trong việc tái thiết và tái thống nhất châu Âu sau thế chiến thứ II và Chiến tranh Lạnh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) nhấn mạnh những giá trị châu Âu đã được chính thức công nhận.
“Đây là một vinh dự không chỉ cho các thể chế trong EU mà còn cho toàn thể 500 triệu người dân trong khối”, ông J.Manuel Barroso phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở EC ở thủ đô Brussels của Bỉ.
Ông cũng đã điểm lại một số mốc phát triển và những nỗ lực của EU từ một liên minh gồm 6 nước thành viên ban đầu nay đã phát triển thành 27 nước, với rất nhiều thăng trầm phải vượt qua trong những thời kỳ khó khăn để trở thành một tấm gương về sự đoàn kết và hội nhập.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy cũng bày tỏ vui mừng, coi phần thưởng này là niềm vinh dự to lớn đối với EU.
“Đây là sự công nhận mạnh mẽ nhất có thể đối với những nỗ lực chính trị của liên minh”, ông khẳng định.
Theo ông, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính được coi là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi thể chế này ra đời và hiện vẫn đang tiếp tục hoành hành tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro (Eurozone), EU vẫn giữ vững vai trò của mình trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định tại châu lục.
Video đang HOT
Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz thì cho rằng EU đã có công lớn trong việc đưa “châu lục của chiến tranh” thành “châu lục của hòa bình”.
“EU đã tái thống nhất cả lục địa già bằng các phương cách hòa bình và đưa những kẻ thù trở thành những người bạn của nhau. Nỗ lực tái thống nhất lịch sử này của EU đã hoàn toàn được công nhận”, ông Schulz chia sẻ.
Lãnh đạo của Pháp, Đức và nhiều quốc gia thành viên khác trong EU cũng bày tỏ vui mừng.
“Euro không chỉ là một đơn vị tiền tệ mà còn là biểu tượng của sự hợp nhất hòa bình và các giá trị”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói.
“Giải thưởng này đã xác nhận vai trò lịch sử của EU trong việc thúc đẩy hòa bình và đồng thuận ở châu Âu, đặc biệt trong việc mở rộng vai trò ở Trung và Đông Âu. EU phải luôn nỗ lực để duy trì và củng cố thêm những thành quả này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh nói.
“Giải thưởng Nobel Hòa bình càng đặt lên vai EU trọng trách lớn hơn trong viên duy trì thống nhất, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và củng cố sự đoàn kết trong khối”, văn phòng Tổng thống Pháp ra tuyên bố.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số tô chức và cá nhân lại phê phán quyêt định trao giải thưởng hòa bình cho EU.
Duma Quôc gia (Hạ viên) Nga cho rằng quyêt định trao giải thưởng hòa bình năm 2012 cho EU đã làm hạ giá trị của giải thưởng danh giá này.
“EU không đặt các vân đê an ninh và gìn giữ hòa bình vào các mục tiêu ưu tiên của tổ chức này, trong khi có nhiêu tô chức khác thực sự đóng góp lớn vào viêc củng cô hòa bình thê giới”, Phó Chủ tịch thứ nhât Ủy ban các vân đê đôi ngoại của Duma Quốc gia Vyacheslav Nikonov nói.
Ông Nikonov cho rằng viêc trao giải thưởng này có thể chỉ nhằm ủng hô EU vê tinh thân trong bôi cảnh tổ chức này đang suy sụp vì cuộc khủng hoảng nợ công và số phận mong manh của đông euro.
Cùng chung quan điểm này, Giám đôc Quỹ hòa bình Nga đông thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Nghị viên châu Âu (PACE) Leonid Slusky đánh giá viêc trao giải thưởng hòa bình cho EU là “không đúng chuân mực”.
“Việc kiên tạo hòa bình là nhiêm vụ thứ yêu trong hoạt đông của EU vì tổ chức này chủ yếu là môt thiêt chê kinh tế”, ông lý giải.
Tô chức Kiên tạo Hòa bình Thụy Điên cũng phê phán quyêt định trao giải thưởng cho EU vì trong EU hiện vân có những nhà sản xuât vũ khí lớn.Tông Thư ký tô chức này Kristofer Burnet-Kargill cho rằng EU cân phải đóng vai trò lớn hơn trong cuôc đâu tranh vì hòa bình trên thế giới.
Trên các trang mạng xã hội, rất nhiều người cũng đã bày tỏ thái độ không đồng tình với quyết định của Ủy ban Hòa bình Nobel năm nay khi họ viện dẫn cảnh hàng triệu người dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Italia và Pháp vẫn phải xuống đường biểu tình phản đối các chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ. Đó là chưa kể tình trạng chủ nghĩa dân tộc, nạn thất nghiệp và nghèo đói đang có xu hướng tăng lên cùng với thời gian kéo dài của cuộc khủng hoảng nợ công.
Theo Dantri
Thế giới nói về giải Nobel Hòa bình của EU
Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu hôm qua ca ngợi việc EU đoạt giải Nobel Hòa bình, một số nhà phê bình lại chỉ trích rằng giải thưởng được trao nhầm chỗ và không xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso nhận hoa chúc mừng từ đại sứ Na Uy tại EU sau khi liên minh này đoạt giải Nobel Hòa bình. Ảnh: AFP
Giải thưởng được Ủy ban Nobel ở Oslo trao tặng để "vinh danh ý tưởng về sự hội nhập của châu Âu", Thủ tướng Đức Angela Merkel nói và cho rằng đây là một quyết định tuyệt vời.
Bên cạnh lời chúc mừng là những lời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) thực hiện hết trách nhiệm của mình, khi khối này đang phải đấu tranh với nạn thất nghiệp tăng cao và một nền kinh tế tụt dốc.
Các lãnh đạo EU cũng vui mừng và tự hào khi liên minh được trao giải thưởng. "Khi tôi tỉnh dậy sáng nay, tôi không ngờ hôm nay là ngày tuyệt vời đến vậy", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso nói ngay khi biết kết quả. Còn Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy thì ca ngợi về công lao thống nhất một lục địa bị Chiến tranh Lạnh chia cắt của Liên minh châu Âu.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon gọi giải thưởng là "một sự công nhận hoàn toàn xứng đáng đối với những thành tựu của EU", không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới. "EU vượt xa những mơ ước ban đầu khi mới thành lập về việc tạo nên một lục địa thống nhất và hòa bình sau sự tàn phá của hai cuộc thế chiến",AFP dẫn lời ông Ban nói và cho rằng khả năng thống nhất của nó là điều quan trọng nhất trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng khen ngợi quyết định này không tiếc lời khi cho rằng sự thống nhất và hòa bình tại châu lục này không xảy ra ngẫu nhiên. "Nó xảy ra nhờ những nỗ lực và cống hiến của các lãnh đạo cũng như công dân toàn châu Âu", bà nói.
Tuy nhiên, những người có chủ trương nghi ngờ châu Âu lại kinh ngạc trước việc thắng giải của EU vì cho rằng thể chế này phình to quá mức, làm tổn hại tới những lợi ích thực sự của người dân.
Tổng thống Czech Vaclav Klaus gọi giải thưởng là "một sai lầm tệ hại". "Tôi cứ nghĩ đó là một lời nói đùa. Tôi không thể tưởng tượng nổi kể cả trong giấc mơ là ai đó sẽ nghiêm túc trong chuyện này", ông nói và cho rằng giải Nobel Hòa bình nên trao cho một cá nhân thay vì một tổ chức.
"Điều này cho thấy người Na Uy thực ra cũng có khiếu hài hước", Nigel Farage, một thành viên Nghị viện châu Âu, chủ tịch đảng Độc lập nước Anh nói. "EU có thể nhận được giải thưởng vì hòa bình ngớ ngẩn vì chắc chắn nó vẫn chưa tạo ra sự thịnh vượng. EU đã tạo ra sự nghèo đói và thất nghiệp cho hàng triệu người", Farage cho biết.
Một số người cũng bày tỏ sự bất bình về giải thưởng trên mạng xã hội Twitter. Họ gọi nó là một trò cười. "Các cuộc biểu tình chống thắt lưng buộc bụng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Italy và Pháp, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít, thất nghiệp và nghèo đói. Đúng vậy, EU xứng đáng với giải thưởng!", một người dùng với tài khoản AnonOpGreece viết trên Twitter.
Với việc được trao giải Nobel Hòa bình, EU sẽ nhận chứng nhận Nobel, huy chương vàng cùng khoảng 1,2 triệu USD. Lễ trao giải sẽ được diễn ra tại thủ đô Oslo của Na Uy vào ngày 12/12, đúng vào dịp kỷ niệm ngày mất của nhà công nghiệp Thụy Điển kiêm người sáng lập giải, Alfred Nobel.
Theo VNE
Cậu bé đường phố nhận giải thưởng hòa bình Cris Kesz Valdez - 13 tuổi, người Philippines - được trao giải thưởng Hòa bình thiếu nhi quốc tế 2012 (trị giá 100.000 euro) vào ngày 19/9 tại TP Hague, Hà Lan, vì những nỗ lực cải thiện quyền lợi trẻ em đường phố. Là trẻ em đường phố, Cris sống nhờ vào bãi rác và thường qua đêm tại một nghĩa trang....