Phản ứng sai lầm khi chàng ‘bồ bịch’
Nếu bạn vờ như kh ông biết chuyện chồng ngoại tình thì vấn đề đó còn trầm trọng hơn. Bạn không thể quên nỗi đau tinh thần chỉ bằng cách “nhắm mắt làm ngơ”.
Ảnh minh họa
Khi phát hiện chồng có người phụ nữ khác, người vợ nào cũng &’điên’ lên vì ghen tuông và uất hận. Sau đó là ước muốn kéo được chồng về nhà càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, những cách ứng xử như kể tội chồng hay đánh ghen ầm ĩ sẽ chỉ đẩy quan hệ vợ chồng xa cách thêm.
Dưới đây là 5 kiểu ứng xử người vợ nên tránh, nếu còn muốn đoàn tụ với chồng.
1. Đẩy chồng ra ngoài hoặc rời bỏ anh ấy
Hai cách này đều là “hạ sách”. Nếu bạn muốn sử dụng chúng, hãy đợi đến phút cuối (khi bạn muốn ly hôn chẳng hạn). Bây giờ, bạn cần để mắt tới những gì đang xảy đến với chồng. Điều này không quá khó vì suy cho cùng, vợ chồng bạn vẫn đang sống dưới một mái nhà. Bạn có thể tiếp tục thăm dò thái độ, hoạt động, liên lạc của chồng, sao cho càng chi tiết càng tốt. Viết và sắp xếp chứng cứ ra giấy. Điều này giúp bạn sáng suốt hơn khi đang còn băn khoăn: “Không biết anh ta có tiếp tục lừa mình?”.
2. Nói cho nhiều người biết tội của chồng
Không ít người vợ muốn “vạch áo cho người xem lưng” để thỏa mãn cơn giận. Bạn có thể phanh phui chuyện này cho cô bạn thân hoặc người trong gia đình nhưng phải “chọn mặt, gửi lời”. Một cô bạn sẽ “đưa” chuyện với một cô bạn khác, rồi lại đến tai một cô khác nữa. Lúc này, cái lỗi bằng con kiến của chồng bạn đã được biến thành con voi.
Kể lể với bạn bè hay gia đình chồng cũng không phải cách hay. Họ có thể đứng về phía chồng bạn, bênh vực và che tội cho anh ấy. Hơn nữa, những người xung quanh thường nhớ rất lâu chuyện xấu của gia đình bạn. Sau này, khi vợ chồng bạn hòa hợp, họ có thể khơi lại chuyện cũ, khiến anh ấy mất mặt.
Video đang HOT
3. Coi như không biết chuyện
Vờ phủ nhận một vấn đề càng khiến vấn đề đó trầm trọng hơn. Bạn không thể quên nỗi đau tinh thần chỉ bằng cách “nhắm mắt làm ngơ”. Ngược lại, bạn cần đối mặt với nó. Phớt lờ sẽ khiến chồng bạn tiếp tục lừa dối mà thôi. Bạn càng đương đầu với chuyện này sớm chừng nào thì càng tốt chừng ấy. Nếu để lâu, bạn sẽ dễ tạo cơ hội cho chồng đến với người đàn bà kia. Hãy nói với chồng những điều bạn biết và đe dọa anh ấy phải ngừng sự phản bội này lại.
4. Dọa ly hôn
Các chuyên gia tâm lý khuyên, khi bị phản bội bạn cần đe dọa chồng. Nhưng phải có kế hoạch chu đáo. Chọn thời gian và địa điểm bàn bạc để câu chuyện không bị gián đoạn. Bạn tránh hỏi chồng nhiều vì chắc chắn, anh ấy sẽ nói dối. Hãy đưa bằng chứng bạn thu thập được để cáo buộc chồng như họ tên, số điện thoại của nhân tình địa chỉ và thời gian họ gặp gỡ nhau… Sau đó, hãy hỏi chồng đơn giản như: “Sao anh làm như thế?”, “Chuyện này bắt đầu từ khi nào?”, “Anh có tình cảm gì với cô ta” và “Anh định thế nào giữa vợ và bồ bây giờ?”… Hãy nghe chồng nói thật cẩn thận, từ đó, bạn sẽ biết phải hành động thế nào cho đúng.
Bạn chớ vội kết tội chồng khi chưa có bằng chứng. Điều này chỉ gây tranh cãi không cần thiết. Bởi vì, chắc chắn, anh ấy sẽ cãi quanh co. Bạn hãy nắm lấy một bằng chứng, dù là bằng chứng nhỏ để “kẻ phản bội” hết đường chối.
5. Lãng phí thời gian và công sức đánh ghen
Một trong nhưng cách ứng xử nhiều người vợ ưa dùng là gặp “tình địch” để “dằn mặt”. Tâm lý này là tự nhiên nhưng thường phản tác dụng. Nếu tò mò về “kẻ cướp chồng mình”, bạn hãy hỏi trực tiếp chồng như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ… của cô ta. Đừng quá ám ảnh về những gì xảy ra giữa chồng bạn và người đó. Hãy tập trung vào việc bạn nối lại với chồng thế nào.
Nếu cần thiết, có thể gọi điện hoặc đe dọa “người kia” hãy để cho chồng bạn được yên. Kéo họ hàng đi đánh ghen hay chửi rủa “tình địch” chỉ khiến chồng bạn thương cô ta nhiều hơn.
Theo Mevabe
Cuộc "đoàn tụ"... đẫm lệ
10g ngày 1-1, chiếc ôtô màu trắng của Công ty Lod chở quan tài thủy thủ gặp nạn ở Nam cực Nguyễn Tương từ từ đi vào xóm Phú Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Chiếc xe vừa vào tới ngõ nhà, tiếng khóc con, gọi cháu vỡ òa.
Chiếc quan tài kẽm lạnh lẽo tiến vào ngõ. Con về. Người mẹ vật vã ôm lấy quan tài gào khóc. Hai tay bà cứ cào cấu muốn mở nắp quan tài để nhìn mặt con, hàng xóm phải vất vả gỡ tay bà ra khỏi quan tài. Gục ra ngất lịm. Người mẹ đau khổ ấy là bà Đặng Thị Lân.
Giấc mơ cao đẳng vùi trong biển lạnh
Mấy người hàng xóm kể từ khi biết tin dữ từ Nam cực, đêm nào xóm Phú Thượng cũng nghe tiếng khóc thương ai oán của bà. Nguyễn Tương là đứa con trai duy nhất của hai vợ chồng bà Lân. Nhà nghèo, hai vợ chồng bà cố vay mượn cho Tương đi Hàn Quốc. Đi chuyến đầu vào năm 2007 được năm tháng thì Tương về, lương thưởng chỉ đủ trả nợ. Ngày 15-8-2010, Tương bay sang Hàn tiếp.
Bà Đặng Thị Lân đau đớn bên quan tài của con trai
"Ngày tiễn nó đi, ba mẹ nó mời chúng tôi dự tiệc với bao niềm hi vọng, ai ngờ ngày nó về lại nằm trong chiếc quan tài lạnh lẽo thế" - bà Lê Thi Hương, một người hàng xóm, sụt sùi nói. Có người nói từ nhỏ đến lớn, Tương là một cậu bé chăm ngoan, học khá. Tương từng thi đậu cao đẳng nhưng bố mẹ không có tiền đành bỏ lỡ giấc mơ đến cổng trường.
"Khi đi nó nói sẽ cố gắng kiếm tiền về cho bố mẹ làm nhà và sẽ trở lại cổng trường, vậy mà sao ông trời lại nỡ bất công thế này" - ông Nguyễn Tuấn, bố của Tương, khóc ngất bên quan tài con.
Nghe tin Nguyễn Tương được đưa về, thủy thủ Trần Đình Khánh - người may mắn sống sót khi tàu In Sung 1 chìm - nhòa lệ kể về Tương: "Nó là đứa rất chăm làm việc và luôn được thuyền trưởng tin tưởng. Tàu chìm, Tương cũng mặc áo phao và bám lại. Khi tàu Hong Zin 707 vừa đến cứu thì cũng là lúc Tương chịu không được lạnh giá nên đã chìm dần vào biển lạnh. Chỉ cần tàu cứu hộ đến sớm vài phút thì giờ này Tương cùng sống với chúng tôi rồi".
Ngày đầu năm mới, cả xóm Phú Thượng đẫm lệ buồn. Ông Hồ Xuân Thi, chủ tịch xã Kỳ Khang, đến thắp hương lên bàn thờ và quặn lòng nói: "Tui cũng chẳng nhớ đây là lần thứ mấy thay mặt chính quyền xã thắp hương cho các thủy thủ đi xuất khẩu lao động trở về trong quan tài. Tương cũng như 670 người ở xã Kỳ Khang đang lao động ở nước ngoài đóng góp nguồn thu nhập chính cho địa phương. Em mất quá sớm, không biết mai này cuộc sống bố mẹ em sẽ ra sao đây".
Nghĩa trang thuyền viên
Sau khi đón nhận thi thể, chính quyền xóm Phú Thượng đã cử hành nghi thức của một đám tang cho Tương. Ông Lê Nhật Tân, phó tổng giám đốc LOD, thắp hương chia buồn, cam kết hoàn thành hợp đồng cho thuyền viên và hỗ trợ cho gia đình.
Ngay buổi sáng, đại diện LOD cũng tiến hành thanh lý hợp đồng đối với thuyền viên Nguyễn Tương và trao 16.000 USD tiền bảo hiểm cho gia đình. Ông Lê Nhật Tân hứa trong một thời gian ngắn Công ty TNHH Triện Mỹ (ở thị trấn Kỳ Anh) sẽ hoàn trả tiền chống trốn, tiền lương của thuyền viên Nguyễn Tương.
Nhận tiền từ công ty, bố Tương đau đớn uất nghẹn: "Ước gì đây là tiền lương của nó chứ không phải tiền đền mạng, chúng tôi cần con về nguyên vẹn chứ có cần tiền đâu. Của bao nhiêu cũng hết nhưng nỗi đau mất con biết bao giờ hàn gắn được đây".
Đúng 10g ngày 2-1, làng xóm tiễn thuyền viên Nguyễn Tương về nghĩa trang xã Kỳ Khang. Cái nghĩa trang mà dân địa phương hay gọi là "nghĩa trang thuyền viên", bởi nơi ấy nhiều thủy thủ xấu số cũng đã nằm lại vì mưu sinh xa xứ. Kỳ Khang hiện có hàng trăm thuyền viên đi trên tàu đánh cá Đài Loan, Hàn Quốc...
Giấc mơ học hành của Nguyễn Tương đã chìm trong biển lạnh Nam cực
Nỗi đau chồng chất
Khi nghe báo đài đưa tin lực lượng cứu hộ New Zealand ngừng tìm kiếm, người nhà của thuyền viên Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Song Hào và Nguyễn Văn Thành không còn hi vọng ngóng chờ tin từ Nam cực và lần lượt lập bàn thờ, phát tang.
Nhìn lên di ảnh con trai Nguyễn Văn Thành, ông Nguyễn Tiến Cương đau xót nói: "Thằng Thành cao lớn lắm chứ. Vậy mà nó gần được cứu thì chân tay lạnh cóng không cầm được dây đã bị sóng biển cuốn trôi. Có lẽ con nó không về nữa".
Ông Nguyễn Văn Hiến, bố thuyền viên Nguyễn Văn Sơn, bảo mỗi khi đi ngang nhà con trai, ông không dám bước vào nữa. Nhìn đứa cháu nội 1 tuổi sớm khăn trắng ông lại khóc và tự trách mình không lo được cho con mới để nó đi làm thuê ở nước ngoài.
Ngày nhận tin dữ của thuyền viên, bà Đậu Thị Xuân vật ra chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần. Bởi Nguyễn Tương là cháu nội của bà, còn Nguyễn Song Hào - thuyền viên mất tích chưa tìm được - chính là con ruột của bà. Thi thể cháu nội về nhà, thi thể con trai ruột chưa tìm được, bà như không còn thiết sống ở trên đời này...
Theo Tuổi Trẻ
Gia đình cô dâu Việt 'đoàn tụ' trong nước mắt ở Hàn Quốc Hôm qua, cha mẹ của cô dâu xấu số Thạch Thị Hoàng Ngọc bị người chồng Hàn Quốc tâm thần đâm chết, đã bật khóc nức nở khi nhìn thấy quan tài con gái tại bệnh viện quận Saha, Busan. Mẹ của Ngọc, bà Trương Thị Út, đã nén đau thương sang nơi đất khách để đưa con về nhưng nỗi đau của...