Phản ứng của Trung Quốc và Nhật Bản về vụ va chạm không quân giữa Hàn Quốc và Nga
Lên tiếng về vụ va chạm không quân giữa Hàn Quốc và Nga, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, Vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc không phải không phận của nước này, trong khi Nhật Bản lên tiếng phản đối hành động của cả Moscow và Seoul.
Quang cảnh khu vực xảy ra vụ va chạm không quân giữa Hàn Quốc và Nga. (Nguồn: Reuters)
Ngày 23/7, phát biểu tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố, Vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc không phải không phận của nước này và mọi quốc gia có quyền tự do di chuyển trong đó.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Hàn Quốc cho rằng, 2 máy bay ném bom của Trung Quốc và 2 máy bay ném bom của Nga đi vào Vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc.
Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga lại cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra phản đối với cả Hàn Quốc và Nga.
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, 2 máy bay ném bom Nga và 2 máy bay ném bom Trung Quốc đi vào vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đã trao công hàm phản đối chính thức tới Nga về vụ việc này.
Video đang HOT
Khu vực mà Hàn Quốc gọi là Vùng nhận diện phòng không của nước này nằm trên hòn đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Takeshima còn Hàn Quốc gọi là Dokdo.
PV.
Theo giaoducthoidai/Reuters
'Câu lạc bộ hạt nhân' nhóm họp tại Trung Quốc giữa căng thẳng
Trung Quốc là nước chủ nhà hội nghị then chốt giữa các nước trong "câu lạc bộ hạt nhân" diễn ra vào tuần tới, có khả năng tác động đến việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Hội nghị giữa phái đoàn năm cường quốc hạt nhân Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc - còn được gọi là "câu lạc bộ hạt nhân P5" - sẽ khai mạc vào ngày 30/1, trùng với thời điểm Bắc Kinh và Washington khởi động vòng đàm phán thương mại mới, theo South China Morning Post.
Ngày 24/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã xác nhận "việc giải giáp hạt nhân, chống phổ biến hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hòa bình" sẽ là nội dung chính trong chương trình nghị sự của nhóm.
"Chủ đề chính của hội nghị sẽ là thắt chặt hợp tác giữa năm cường quốc hạt nhân và bảo vệ Hiệp định Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT)", bà Hoa nhấn mạnh.
Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự hội nghị. Ảnh: AP.
Bà cũng cho rằng thực trạng an ninh quốc tế ngày một bất ổn và thiếu tính chắc chắn khiến "quan hệ và trách nhiệm nước lớn" trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Dẫn đầu phái đoàn Nga sẽ là Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov. Trong khi đó, phái đoàn Mỹ sẽ được dẫn đầu bởi bà Andrea Thompson, thứ trưởng ngoại giao chuyên trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế.
Triệu Thông, chuyên gia về chính sách hạt nhân toàn cầu tại Trung tâm Carnegie - Thanh Hoa, cho rằng hội nghị tuần tới ở Bắc Kinh sẽ đặt nền tảng cho một hội nghị quan trọng vào năm 2020 nhằm đánh giá lại NPT.
Cuộc họp đánh giá NPT diễn ra sau mỗi năm năm. Trong lần nhóm họp năm 2015 tại New York, các nước thành viên hiệp định đã không thể thống nhất về phương hướng phát triển sắp đến của NPT.
"Hội nghị năm 2015 không thành công khi không đưa ra được kết luận cho tuyên bố chung có nội dung thực chất. Nếu hội nghị năm 2020 tiếp tục thất bại, nỗ lực chống phổ biến hạt nhân sẽ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng", ông Triệu nhấn mạnh.
Theo học giả của Trung tâm Carnegie - Thanh Hoa, tuyên bố mới nhất của bà Hoa Xuân Oánh cho thấy hội nghị tuần tới sẽ là cơ hội quan trọng để Mỹ và Nga thảo luận những bất đồng xoay quanh Hiệp định Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2018 đã tuyên bố rút khỏi hiệp định với cáo buộc Nga phát triển vũ khí vi phạm nội dung INF.
"Mỹ và Nga nên nắm lấy cơ hội quý báu này để thảo luận cách giảm nhiệt căng thẳng INF. Nếu hiệp định này đổ vỡ, hiệp định New START giữa hai cường quốc cũng sẽ chịu tác động. Điều này sẽ tạo ra xu hướng vô cùng nguy hiểm", ông Triệu cảnh báo.
New START là hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân được Moscow và Washington ký vào năm 2010. Hiệp định INF được ký kết trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh nhằm chấm dứt mối đe dọa hạt nhân châm ngòi bởi các vũ khí tầm ngắn và tầm trung.
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. Ảnh: Reuters.
Hội nghị diễn ra giữa lúc Trung Quốc đang cùng lúc chịu nhiều áp lực từ Mỹ. Cùng thời điểm với hội nghị an ninh quan trọng tại Bắc Kinh, phái đoàn thương mại Trung Quốc do Phó thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu sẽ họp với phái đoàn Mỹ của Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin.
Bên cạnh đó, tuần tới cũng là hạn chót cho đề nghị chính thức dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Huawei, từ Canada về Mỹ để xét xử các cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Bà Mạnh bị bắt hôm 1/12 tại thành phố Vancouver và đang được tại ngoại.
Vụ việc không chỉ làm nảy sinh căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Canada mà còn khiến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc thêm nghiêm trọng. Mỹ cần chính thức đề nghị dẫn độ bà Mạnh đến tòa án New York trước ngày 30/1.
Theo Zing
Tàu Trung Quốc đánh cá trái phép bỏ chạy, 'bắt cóc' 10 thanh tra Nhật Bản Một tàu Trung Quốc đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản đã bất ngờ bỏ chạy trong nửa ngày khi 10 thanh tra Nhật Bản vẫn ở trên boong. Tàu tuần duyên Nhật Bản đã nhiều lần phát hiện tàu Trung Quốc. Ảnh: Reuters Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết...