Phản ứng của Trump trước vụ phóng tên lửa Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện quan điểm rõ ràng, trong cuộc họp báo tổ chức ngay sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong cuộc họp báo sau khi Triều Tiên phóng tên lửa.
Theo Bloomberg, trong cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Florida, ông Abe gọi vụ phóng tên lửa là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi Triều Tiên tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa, kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Trump lên nắm quyền.
Về phần mình, ông Trump khẳng định sự ủng hộ tuyệt đối với Nhật Bản. “Tôi chỉ muốn mọi người hiểu, và biết rằng, nước Mỹ ủng hộ Nhật Bản 100%m một đồng minh lớn của chúng ta”.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Tokyo đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gửi thông điệp mạnh mẽ tới Triều Tiên, để phản đối vụ việc này.
Người Triều Tiên theo dõi bản tin truyền hình Hàn Quốc về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Trong khi đó, Hàn Quốc cũng đã lên án mạnh mẽ vụ thử tên lửa đạn đạo, và gọi đó là mối đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Sáng ngày 12.2, Triều Tiên bất ngờ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung mới. Tên lửa bay về phía đông đến vùng biển Nhật Bản khoảng 500km. Hiện chưa rõ chính xác tên lửa này được phóng thuộc loại nào.
Trong thông điệp mừng năm mới 2017, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố, nước này có thể phóng thử tên lửa bất cứ lúc nào và ở nơi nào.
Chính quyền Tổng thống Trump khi đó cảnh báo sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thử tên lửa.
Theo Danviet
Lực lượng nào dám tấn công tàu chiến Mỹ ở Trung Đông?
Đợt tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ nhằm vào mục tiêu của phiến quân Houthi ở Yemen có thể sẽ đẩy Washington can thiệp sâu hơn vào cuộc nội chiến ở quốc gia này.
Lực lượng Houthi đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ ở Yemen.
Lực lượng Houthi bắt nguồn từ đâu?
Houthi đóng vai trò chính trong liên minh nổi dậy ở Yemen, còn được biết đến với tên gọi Ansar Allah, thuộc dòng Hồi giáo Shiite.
Tên gọi Houthi đến từ Hussein Badr al-Din al-Houthi, người đã dẫn đầu cuộc nổi dậy năm 2004 nhằm chiếm khu tự trị rộng lớn hơn và bảo vệ những người Shiite khỏi Hồi giáo dòng Sunni.
Houthi bị sát hại năm 2004 nhưng gia đình và những người ủng hộ tiếp tục phong trào nổi dậy. Tầm ảnh hưởng của phong trào lan rộng sau khi Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh bị lật đổ năm 2012.
Ngày nay, lực lượng Houthi kiểm soát một khu vực rộng lớn ở phía bắc Yemen, chiếm thủ đô Sanaa vào tháng 9.2014 và đẩy bộ máy chính phủ hợp pháp đi lưu vong tháng 11.2015.
Thế lực nào ủng hộ Houthi?
Saudi Arabiaa, quốc gia Hồi giáo dòng Sunn cùng đồng minh Mỹ luôn cáo buộc chính phủ Hồi giáo dòng Shiite ở Iran hỗ trợ tài chính và quân sự cho Houthi.
Iran luôn phủ nhận điều này dù hải quân Mỹ nói đã chặn được một số tàu Iran bị tình nghi mang vũ khí đến Yemen. Iran cũng là đối thủ lớn nhất của Saudi Arabia trong khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, Viện nghiên cứu Washington cho rằng quan hệ Iran-Houthi chỉ ở mức hạn chế. "Houthi cũng giống như Hezbollah, luôn muốn ly khai và hành động vì lợi ích riêng. Iran có thể hỗ trợ gián tiếp cho lực lượng này".
Tàu khu trục USS Mason hai lần bị phiến quân Houthi nhắm bắn bằng tên lửa hành trình.
Saudi Arabia và Ai Cập lo ngại nội chiến ở Yemen sẽ ảnh hưởng đến Vịnh Aden và kênh đào Suez, hai cửa ngõ nối liền với nhiều tuyến đường giao thương quan trọng.
Houthi tấn công tàu chiến Mỹ?
Lực lượng Houthi ngày 13.10 phủ nhận cáo buộc của Mỹ về hai vụ tấn công bằng tên lửa hành trình từ Yemen, nhằm vào tàu khu trục USS Mason.
Houthi nói tên lửa không được phóng đi từ khu vực do họ kiểm soát, Reuters đưa tin. Thủ lĩnh lực lượng Houthi lên án hành động tấn công của Mỹ, phá hủy 3 trạm radar quân sự của phiến quân.
Trong khi đó, quan chức Mỹ nói có bằng chứng quả quyết rằng chính phe Houthi đã bắn tên lửa vào tàu USS Mason. Lực lượng này có thể đã cho các tàu nhỏ để giúp dẫn đường cho tên lửa bắn vào tàu chiến Mỹ. Washington cũng điều tra khả năng radar do Houthi kiểm soát đã chĩa về phía tàu Mason để giúp định vị, hỗ trợ tấn công.
Phát ngôn viên lực lượng Houthi, Thiếu tướng Sharaf Luqman Haq nói hành động tấn công trực tiếp của người Mỹ vào lãnh thổ Yemen là không thể chấp nhận được và mọi diễn biến tiếp theo sẽ được đáp trả một cách phù hợp. Ông Sharaf Luqman Haq không nêu rõ lực lượng Houthi sẽ phản ứng với Mỹ như thế nào.
Mỹ là đồng minh lớn nhất của Saudi Arabia trong cuộc chiến chống phiến quân Houthi và do đó, tàu chiến Mỹ hoạt động trong khu vực lãnh hải Yemen sẽ là mục tiêu tấn công tiềm tàng của phiến quân.
Mỹ đáp trả bằng loạt tên lửa Tomahawk, phá hủy 3 căn cứ radar của lực lượng Houthi.
"Những cáo buộc như vậy chỉ là cái cớ để Mỹ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và che giấu những tội ác nhằm vào người Yemen", lực lượng Houthi tuyên bố.
Mỹ can thiệp sâu hơn vào nội chiến Yemen?
Mỹ cho đến nay chỉ hỗ trợ hậu cần và tiếp dầu cho đồng minh Saudi Arabia trong cuộc chiến với phiến quân Houthi. Chiến dịch quân sự của Mỹ tập trung vào Al-Qaeda ở Yemen nhiều hơn.
Năm 2015, Houthi thậm chí còn phóng tên lửa đạn đạo Scud nhằm vào căn cứ quân sự của Saudi Arabia nhưng không thành công.
Giám đốc hãng an ninh hàng hải Anh MAST, Gerry Northwood cho rằng, dù không công khai can thiệp vào tình hình Yemen nhưng Mỹ sẽ đề phòng trước mối đe dọa từ phiến quân Houthi.
Lực lượng Houthi sẽ rất khó có thể lặp lại việc phóng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình vào tàu chiến hay lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh. "Mỹ đã trực tiếp can thiệp, sẽ rất khó để Houthi có thể chuẩn bị tên lửa cho các đợt tấn công tiếp theo", ông Northwood nói.
Theo Danviet
Nhật Bản lắp đặt hệ thống báo động Triều Tiên phóng tên lửa Chính phủ Nhật Bản đang lắp đặt một hệ thống khẩn cấp mới có thể phát báo động một cách toàn diện và nhanh hơn về các đợt phóng tên lửa của Triều Tiên. Những hệ thống hiện nay có thể báo cho các chính quyền địa phương về những đợt phóng tên lửa nếu chúng có thể ảnh hưởng tới Nhật Bản,...