Phản ứng của thủ lĩnh chính trị Hamas sau khi 3 con trai chết do bị Israel không kích
Israel đã không kích ở phía Bắc Dải Gaza và giết chết ba người con trai của thủ lĩnh chính trị Hamas là Ismail Haniyeh.
Ông Haniyeh đã xác nhận thông tin này.
Ba con trai vừa thiệt mạng của ông Haniyeh. Ảnh: Telegram
Theo tờ The Times of Israel ngày 10/4, Hamas xác nhận ba người con trai của ông Haniyeh tên là Hazem, Amir và Mohammad đã thiệt mạng sau khi chiếc ô tô mà họ đang lái bị tấn công ở trại Shati tại Thành phố Gaza.
Quân đội và tình báo Israel xác nhận thông tin này và nói rằng họ là thành viên của Hamas. Amir Haniyeh là chỉ huy tiểu đội trong cánh quân sự Hamas, trong khi Hazem và Mohammad Haniyeh là những đặc nhiệm cấp thấp hơn, cũng thuộc cánh quân sự của Hamas.
Quân đội Israel cáo buộc ba người này đang chuẩn bị thực hiện hoạt động khủng bố ở khu vực trung tâm Gaza thì bị tấn công.
Ông Haniyeh đã xác nhận cái chết của ba người con trong các bình luận với kênh Al Jazeera. Ông nói các con đã có vinh dự tử vì đạo. Một đoạn video xuất hiện trên mạng ghi lại khoảnh khắc ông Haniyeh được thông báo về cái chết của ba con trai khi đến thăm một bệnh viện ở Qatar. Ông vẫn bình tĩnh và sau đó tiếp tục thăm các phòng trong bệnh viện.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Haniyeh tuyên bố rằng Hamas sẽ không đầu hàng và những hành động như vậy sẽ không khiến nhóm này thay đổi mục tiêu và yêu cầu trong các cuộc đàm phán con tin với Israel
Ông Haniyeh nói: “Dòng máu thuần khiết của các con tôi là để giải phóng Jerusalem và Al-Aqsa, và chúng tôi sẽ tiếp tục hành quân trên con đường của mình, sẽ không ngần ngại và sẽ không chùn bước. Với máu của họ, chúng tôi mang lại hy vọng, tương lai và tự do cho người dân và chính nghĩa của chúng tôi. Các yêu cầu của chúng tôi rất rõ ràng và cụ thể và chúng tôi sẽ không nhượng bộ. Đối phương sẽ bị ảo tưởng nếu họ nghĩ rằng việc tấn công các con trai của tôi sẽ buộc Hamas thay đổi quan điểm”. Ông cũng nói thêm rằng máu của các con trai ông cũng như máu của người dân Palestine.
Video đang HOT
Theo báo chí Israel, cuộc tấn công nhằm vào ba con trai của ông Haniyeh đã được một đại tá trong Bộ Tư lệnh phía Nam thuộc quân đội Israel chấp thuận và không được thảo luận trước trong nội các chiến tranh. Vụ tấn công diễn ra trong thời điểm nhạy cảm vì Israel vẫn đang chờ phản hồi chính thức của Hamas về thỏa thuận con tin.
Một quan chức Israel cho biết Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant không được thông báo trước về cuộc tấn công. Cuộc tấn công có thể gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các bên.
Ông Ismail Haniyeh. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Haniyeh có 13 con và gần 60 thành viên trong gia đình ông đã thiệt mạng trong chiến tranh. Ông nói rằng mình cũng đã phải trả giá tương tự như những người dân Palestine.
Con trai cả của ông Haniyeh xác nhận trong một bài đăng trên Facebook rằng ba anh trai đã thiệt mạng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gửi lời chia buồn với ông Ismail Haniyeh qua điện thoại sau cái chết của ba con trai. Ông Erdogan nói trong một tuyên bố đăng trên mạng xã hội: “Israel chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cũng gửi lời chia buồn tới ông Haniyeh. Theo hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA, Tổng thống Raisi bày tỏ nỗi đau buồn sâu sắc trước cái chết của các con trai ông Haniyeh.
Hamas cho biết ông Haniyeh cũng đã nhận được tin nhắn chia buồn từ Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas cũng như Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani.
Được bổ nhiệm làm thủ lĩnh chính trị của Hamas vào năm 2017, ông Haniyeh hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ và thủ đô Doha của Qatar, là nhà đàm phán cấp cao nhất của Hamas trong vòng đàm phán mới nhất về thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin. Israel đã cử một phái đoàn đến đàm phán ở Cairo trong tuần này, trong khi các đại diện của Hamas cũng đã có mặt tại thủ đô Ai Cập để đàm phán.
Mặc dù một số quan chức bày tỏ sự lạc quan rằng có thể đạt được thỏa thuận sau nhiều tháng đàm phán bị đình trệ, thì cho đến nay Hamas dường như vẫn giữ nguyên yêu cầu rằng chiến tranh phải kết thúc rồi họ mới đồng ý thả con tin. Israel đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu này.
Tuần trước, ông Haniyeh nói rằng Hamas không sẵn sàng nhượng bộ điều kiện nào mà nhóm này đã đặt ra trước đó, đồng thời tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình: “Chúng tôi vẫn giữ nguyên các yêu cầu của mình: ngừng bắn vĩnh viễn, Israel rút quân toàn diện và hoàn toàn khỏi Dải Gaza, đưa tất cả những người phải di dời trở về nhà, cung cấp mọi viện trợ cần thiết cho người dân của chúng tôi ở Gaza, xây dựng lại Dải Gaza, dỡ bỏ lệnh phong tỏa và đạt được một thỏa thuận trao đổi tù nhân”.
Đầu tháng này, cảnh sát Israel đã bắt giữ một chị gái của ông Haniyeh vốn là một công dân Israel sống ở Tel Sheva. Ông Haniyeh có ba chị em gái sống ở Tel Sheva và kết hôn với người Israel gốc Arab. Hai người đã góa chồng và từng bị chính quyền Israel cáo buộc thực hiện các chuyến đi bất hợp pháp tới Gaza vào năm 2013 qua Ai Cập. Cả hai đều bị tuyên án 8 tháng tù treo vì chuyến đi này vào năm 2015. Cuối năm đó, Israel từ chối yêu cầu của ông Haniyeh để cho các chị em gái được phép tham dự đám cưới của con trai ông ở Gaza.
Đặc phái viên Trung Quốc lần đầu gặp thủ lĩnh chính trị của Hamas
Đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Khắc Kiện đã gặp thủ lĩnh văn phòng chính trị của Hamas là Ismail Haniyeh.
Ông Ismail Haniyeh (phải) và ông Vương Khắc Kiện tại Qatar ngày 17/3. Ảnh: X/@soupalestina
Theo tờ SCMP, một nguồn tin của Trung Quốc ngày 19/3 cho biết đây là cuộc gặp đầu tiên giữa một quan chức Trung Quốc và đại diện Hamas kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza nổ ra vào năm 2023.
Tuyên bố ngắn gọn cho biết ông Vương Khắc Kiện đã gặp ông Ismail Haniyeh ở Qatar ngày 17/3 và trao đổi quan điểm về cuộc xung đột ở Gaza cũng như các vấn đề khác.
Tờ Jerusalem Post dẫn nguồn tin từ Hamas nói rằng ông Haniyeh đã nhấn mạnh với đặc phái viên Trung Quốc là cuộc chiến ở Gaza cần phải kết thúc nhanh chóng. Ông cũng nói rằng Israel phải rút lực lượng khỏi Gaza và cần phải thành lập một nhà nước Palestine độc lập.
Về phần mình, ông Vương Khắc Kiện khẳng định Trung Quốc quan tâm đến mối quan hệ với Hamas - tổ chức mà ông gọi là một phần của cơ cấu quốc gia Palestine.
Ông Vương Khắc Kiện là nhà ngoại giao đầu tiên mà Trung Quốc cử tới Palestine và Israel kể từ khi chiến tranh ở Gaza xảy ra. Tuần trước, ông đã đến thăm Bờ Tây và gặp Ngoại trưởng Chính quyền Palestine là ông Riyad al-Maliki. Tại đây, ông cho biết Trung Quốc đang nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và kêu gọi thực hiện giải pháp "hai nhà nước".
Ông Vương Khắc Kiện cũng đã hội đàm với ông Hagai Shagrir, lãnh đạo phòng châu Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Israel và bà Rachel Feinmesser, Giám đốc trung tâm nghiên cứu chính sách của Bộ Ngoại giao Israel.
Kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu, Trung Quốc đã tìm cách thể hiện vai trò khi công bố quan điểm gồm 5 điểm về cuộc khủng hoảng ở Gaza, trong đó kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vạch ra một mốc thời gian và lộ trình cụ thể để thực hiện giải pháp hai nhà nước.
Trước đó, ngày 13/2, Trung Quốc kêu gọi Israel ngừng hoạt động quân sự tại thành phố Rafah của Gaza càng sớm càng tốt, đồng thời cảnh báo về thảm họa nhân đạo nghiêm trọng nếu giao tranh không dừng lại. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Trung Quốc theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở khu vực Rafah, phản đối và lên án những hành động gây tổn hại cho dân thường và vi phạm luật pháp quốc tế".
Ngày 12/1, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Trương Quân đã cảnh báo về hậu quả của chính sách buộc người Palestine phải di dời khỏi Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập lệnh ngừng bắn ngay lập tức. Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đại diện Trung Quốc bày tỏ quan ngại về số người Palestine thiệt mạng. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng đã có trên 200 nhân viên Liên hợp quốc và nhà báo thiệt mạng, trong khi 90% người dân sinh sống ở Gaza phải rời bỏ nhà cửa. Đại sứ Trung Quốc còn lo ngại về tác động lan rộng của cuộc xung đột ở Gaza đối với Biển Đỏ. Theo ông, hành động quân sự do Mỹ và Anh phát động nhằm vào phong trào Houthi ở Yemen chắc chắn sẽ khiến căng thẳng trong khu vực leo thang.
Năm 2023, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã điện đàm riêng với người đồng cấp Israel và Palestine. Các quan chức Trung Quốc khác cũng đã thảo luận về tình hình Gaza với nhiều quốc gia ở Trung Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã không lên án Hamas hay gọi nhóm này là một tổ chức khủng bố.
Trong khi đó, các nhà đàm phán đã gặp nhau tại Doha (Qatar) ngày 18/3 để cố gắng thu hẹp những bất đồng còn lại giữa Hamas và Israel để thiết lập một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza cũng như vấn đề trao đổi con tin. Các nhà đàm phán Ai Cập, Qatar và Israel đã tổ chức các cuộc thảo luận kéo dài trong ngày 18/3. Các nhà hòa giải Ai Cập và Qatar sau đó đã gặp gỡ các quan chức của Hamas. Giám đốc Cơ quan Tình báo Mossad của Israel David Barnea, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ (CIA) William Burns và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Ai Cập Abbas Kamel cũng đã đến Qatar ngày 18/3.
Các cuộc đàm phán tại Doha là nỗ lực mới nhất trong hơn 3 tháng đàm phán giữa các nhà hòa giải của Mỹ, Ai Cập và Qatar nhằm làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn ở Gaza. Động thái này diễn ra sau khi các nhà đàm phán không đạt được thỏa thuận ngừng bắn trước tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, bắt đầu vào ngày 11/3, bất chấp sức ép mạnh mẽ của Mỹ. Các nguồn tin cho hay các cuộc đàm phán tại Doha có thể sẽ kéo dài vài ngày vì các nhà hòa giải muốn giới lãnh đạo Hamas ở Gaza phản hồi các câu hỏi và đề xuất mới.
Phong trào Hamas thông báo đang nghiên cứu đề xuất ngừng bắn Ngày 30/1, thủ lĩnh phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh cho biết nhóm này đã nhận được đề xuất ngừng bắn sau cuộc thảo luận tại Paris (Pháp) và sẽ nghiên cứu đề xuất này. Binh sĩ Israel tiến hành chiến dịch quân sự tại Dải Gaza ngày 23/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, ông Haniyeh cho biết phản ứng của...