Phản ứng của Nga trước kế hoạch tham gia hội nghị BRICS của Tổng thống Pháp
Paris nên giải thích lý do tại sao Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lại muốn tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của BRICS do Nam Phi tổ chức.
Ngày 14/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nước này mong muốn nhận được lời giải thích hợp lý về kế hoạch tham dự hội nghị BRICS của Tổng thống Macron và liệu phía Pháp có thực sự muốn đóng góp vào các hoạt động của sự kiện quan trọng này hay có ý gì khác.
Trao đổi với Sputnik, bà Zakharova khẳng định do Pháp không phải là một thành viên của BRICS và cũng chưa bao giờ thể hiện sự quan tâm tới tổ chức này nên việc nhà lãnh đạo nước này có ý định tham gia sự kiện sẽ được tổ chức tại Nam Phi cần được giải thích một cách cụ thể từ văn phòng Tổng thống Pháp hoặc người được ủy quyền đại diện cho nước này tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS.
Trước đó, báo chí Pháp trích dẫn các nguồn tin từ Điện Elysee, cho biết Tổng thống Macron đã đề nghị Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa gửi lời mời để ông có thể tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS sắp tới. Mặc dù vậy, theo nguồn tin thì Nam Phi chưa có phản ứng chính thức nào về việc liệu họ có sẵn sàng đồng ý cho các nhà lãnh đạo quốc tế khác ngoài các quốc gia thành viên tham dự sự kiện này hay không.
BRICS là nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới gồm Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi. Một số quốc gia khác đã bày tỏ ý định gia nhập khối, bao gồm Argentina, Iran, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Ai Cập.
Video đang HOT
BRICS chiếm 18% thương mại hàng hóa toàn cầu, 25% đầu tư nước ngoài và nắm giữ 23% nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, 5 quốc gia thành viên của nhóm đã hình thành nên một lực lượng quan trọng của nền kinh tế thế giới.
Nam Phi, nước đảm nhận chức chủ tịch luân phiên BRICS từ tháng 1/2023, sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15 vào tháng 8 tới đây.
Lính NATO đụng độ với người dân ở Kosovo: Nga lên tiếng
Tình hình an ninh ở các khu vực phía Bắc Kosovo là "rất mong manh", cảnh sát Kosovo cho hay.
Binh sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình NATO bị ngã khi đụng độ với người biểu tình ở Kosovo (ảnh: Reuters)
Reuters hôm 30/5 đưa tin, hàng chục binh sĩ NATO vẫn đang bảo vệ tòa thị chính ở thị trấn Zvecan (Kosovo), một ngày sau khi xảy ra vụ đụng độ khiến 41 binh sĩ NATO và 52 người biểu tình người Serb bị thương.
Nguồn tin giấu tên từ cảnh sát Kosovo tiết lộ, những cuộc đụng độ có thể tiếp tục xảy ra. Các chướng ngại vật do người biểu tình dựng lên có thể bị dỡ bỏ bất cứ lúc nào.
Bình luận trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga hôm 30/5, bà Maria Zakharova - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga - cho rằng, cần có "các bước quyết định" để làm giảm căng thẳng ở Kosovo.
"Chúng tôi kêu gọi phương Tây chấm dứt các tuyên bố sai trái và ngừng đổ lỗi tình hình ở Kosovo cho cộng đồng người Serb. Họ bị đẩy đến tuyệt vọng, không vũ trang và đang cố gắng bảo vệ các quyền tự do hợp pháp của mình", bà Zakharova bình luận.
Theo bà Zakharova, lực lượng NATO ở Kosovo là nhân tố khiến căng thẳng leo thang ở miền Bắc Kosovo.
"Cuộc khủng hoảng ở các thị trấn Zvecan, Leposavic và Zubin Potok vốn có thể giải quyết khá dễ dàng bằng biện pháp hòa bình. Nhưng điều đó lại quá khó khăn đối với lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO. Sự thiếu chuyên nghiệp của họ trở thành nguồn cơn gây ra bạo lực không cần thiết", bà Zakharova chỉ trích.
Theo bà Zakharova, cộng đồng người Serb ở khu vực phía Bắc Kosovo nên được trao quyền tự trị.
Cộng đồng người Albania chiếm hơn 90% dân số Kosovo, còn người Serb chỉ chiếm đa số ở khu vực phía Bắc (khoảng 50.000 người). Năm 2008, Kosovo tuyên bố tách khỏi Serbia và thành lập nhà nước riêng. Nhiều người Serb ở Kosovo đến nay vẫn phản đối điều này.
Theo Reuters, cuộc đụng độ hôm 29/5 ở một số khu vực miền Bắc Kosovo khiến 41 binh sĩ NATO bị thương. Tổng thống Serbia - ông Aleksandar Vucic - tuyên bố, có 52 người Serb ở Kosovo bị thương và đặt quân đội Serbia trong tình trạng báo động cao nhất.
Ô tô bị đốt cháy ở Kosovo (ảnh: Reuters)
Người Serb tấn công binh sĩ NATO (ảnh: Reuters)
Căng thẳng bắt đầu gia tăng từ tuần trước, khi các thị trưởng người Albania nhậm chức ở miền Bắc Kosovo. Hồi tháng 4, cộng đồng người Serb ở Kosovo đã tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử thị trưởng. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở miền Bắc Kosovo chỉ là 3,5%, nhưng các thị trưởng người Albania vẫn đắc cử.
Để phản đối, hàng trăm người Serb đã tổ chức biểu tình, chặn thị trưởng người Albania vào văn phòng, khiến cảnh sát Kosovo phải dùng hơi cay để giải tán. Động thái của chính quyền Kosovo hứng chỉ trích từ Mỹ và phương Tây.
Tổng thống Pháp lên kế hoạch thăm Đức Ngày 8/5, văn phòng tổng thống hai nước Đức và Pháp thông báo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Đức vào tháng 7 tới, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đầu tàu châu Âu ngày càng trầm lắng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thực hiện chuyến thăm cấp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Có thể bạn quan tâm

Những xe phân khối lớn ăn xăng quá nhiều sẽ bị ngừng bán?
Xe máy
10:29:50 04/05/2025
Khoảnh khắc thiên nhiên, 'mùa yêu chim Trảu'
Lạ vui
10:26:42 04/05/2025
Cận cảnh siêu xe Pagani Zonda 760 Roadster Kunlun độc nhất thế giới
Ôtô
10:26:21 04/05/2025
Hàn Quốc lo bảo mật thông tin gia tăng sau vụ tấn công mạng vào SK Telecom
Thế giới số
10:21:11 04/05/2025
iPhone 17 Pro và 17 Pro Max có nâng cấp gì đặc biệt ở hệ thống camera?
Đồ 2-tek
10:11:13 04/05/2025
Trào lưu 'Botox từ thiên nhiên' có hiệu quả?
Làm đẹp
10:07:09 04/05/2025
Cô gái TP.HCM từ bỏ mức lương gần 80 triệu đồng/tháng để ngủ bù
Netizen
09:53:13 04/05/2025
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
Sức khỏe
09:44:02 04/05/2025
Bên trong bữa tiệc sinh nhật xa hoa của David Beckham
Sao thể thao
09:36:41 04/05/2025
Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm
Góc tâm tình
09:20:31 04/05/2025