Phản ứng của Nga sau khi Mỹ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất

Nga tuyên bố sẽ không để bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang, đồng thời nhận định vụ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất của Mỹ là “đáng tiếc”.

Chính phủ Nga hôm nay (20/8) tuyên bố, vụ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất của Mỹ là đáng tiếc và cho thấy, nước này từ lâu đã chuẩn bị cho sự đổ vỡ của Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF).

Phản ứng của Nga sau khi Mỹ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất - Hình 1

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Reuters

Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó hôm 19/8 cho biết, Mỹ đã thử nghiệm một tên lửa hành trình thông thường, có khả năng đánh trúng mục tiêu cách đó hơn 500 km. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên kể từ khi nước này quyết định rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung.

Bình luận về vụ thử, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Nga sẽ không bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang và vẫn không có ý định triển khai tên lửa trừ khi Mỹ khơi mào./.

Theo Thu Hoài/VOV1 (biên dịch)

Reuters

Trật tự thế giới bắt đầu thay đổi

Ngày 2-8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước về Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga sau khi tố cáo Moscow vi phạm Hiệp ước, điều mà Nga đã nhiều lần phủ nhận.

Ngay sau khi Hiệp ước chính thức bị hủy, cả Washington và Moscow đều tuyên bố được tự do phát triển và triển khai các tên lửa tầm trung đến nơi mà họ muốn.

INF chính thức bị phá vỡ

Sau quyết định rút khỏi INF của Mỹ, Moscow đã đề xuất thảo luận về một số khu vực mà Mỹ - Nga đồng thuận không triển khai tên lửa tầm trung. "Chúng tôi đã đề xuất với Hoa Kỳ và các nước NATO khác rằng họ cân nhắc khả năng tuyên bố một lệnh cấm tạm thời tương tự để áp dụng đối với việc triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung như của chúng tôi, giống như tuyên bố của ông Vladimir Putin", Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov phát biểu. Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 2-8 đã bác bỏ đề nghị của Nga về lệnh cấm tạm thời này.

Video đang HOT

Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga không muốn có một cuộc chạy đua vũ trang và ông đã hứa rằng ông sẽ không triển khai tên lửa của Nga trừ khi Hoa Kỳ làm như vậy trước. Ngày 5-8, ông Putin họp với Hội đồng An ninh Nga, sau cuộc họp, ông ra lệnh cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Cơ quan Tình báo đối ngoại SVR giám sát chặt chẽ xem bất kỳ bước đi nào của Mỹ nhằm phát triển, sản xuất hoặc triển khai những tên lửa thuộc diện bị cấm theo hiệp ước đã bị hủy bỏ.

Ngày 6-8, Fu Cong, Giám đốc Cục Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước INF sẽ có tác động tiêu cực trực tiếp đến sự ổn định chiến lược toàn cầu, cũng như an ninh ở châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Fu nói Trung Quốc đặc biệt quan ngại về các kế hoạch đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thông báo để phát triển và thử nghiệm tên lửa tầm trung trên đất liền ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trật tự thế giới bắt đầu thay đổi - Hình 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2-8 nói rằng nếu có thương thảo về một thỏa ước mới, ông muốn có sự tham dự của Trung Quốc lẫn Nga. Mỹ hiện đang đối đầu với mối đe dọa tên lửa từ Trung Quốc. Cho đến nay, do không bị ràng buộc bởi các thỏa thuận quốc tế, Bắc Kinh đã phát triển được một hệ thống tên lửa tầm trung hùng hậu tại Hoa lục, phần lớn gồm những loại bị cấm theo thỏa ước INF trước đây, được đánh giá là tân tiến nhất thế giới, trái ngược hoàn toàn với tình trạng yếu kém của binh chủng tên lửa Trung Quốc vào thời điểm Mỹ - Liên Xô ký thỏa thuận INF năm 1987.

Hàng trăm tên lửa Trung Quốc được bố trí tại miền đông nam nước này, có thể dễ dàng tấn công Đài Loan, hòn đảo được Hoa Kỳ hậu thuẫn, cũng như đặt Nhật Bản và Ấn Độ trong tầm ngắm. Tên lửa Trung Quốc cũng có thể tấn công các đảo của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Theo chuyên gia Thomas Mahnken, Trung tâm nghiên cứu chiến lược đại học Johns Hopkins, đây là thời điểm cho phép đảo ngược lại cán cân lực lượng. Trước Thượng viện Mỹ, tướng Mark Milley, Tổng tham mưu trưởng tương lai của quân đội Mỹ, cũng ủng hộ quan điểm cần triển khai tên lửa tầm trung tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Theo nhật báo Mỹ New York Times, ngay trong những tháng tới, Hoa Kỳ sẽ trắc nghiệm phiên bản tên lửa tầm trung Tomahawk trên bộ, loạt tên lửa hành trình trên bộ đầu tiên sẽ được triển khai trong vòng 18 tháng tới. Hiện tại, Washington đang tìm kiếm địa điểm đặt tên lửa tầm trung mới. Hàn Quốc được nhắc đến như là một địa điểm hàng đầu có thể tiếp nhận tên lửa Mỹ.

Theo New York Times, quyết định rút khỏi INF sẽ cho phép Mỹ đối phó với việc Trung Quốc trang bị vũ khí tại Thái Bình Dương. Đặc biệt là tại vùng biển Đông đang có tranh chấp, Trung Quốc đã cho cải tạo, bồi đắp nhiều bãi đá ngầm thành những đảo tiền tiêu quân sự.

Liu Weidong, chuyên nghiên cứu về nước Mỹ thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng quyết định này của ông Trump sẽ giúp cho quân đội Mỹ tự do phát triển cũng như là triển khai các loại vũ khí thông thường và hạt nhân trong khu vực. Chỉ có điều, như lưu ý của chuyên gia Collin Koh, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore, khi việc Mỹ rút ra khỏi hiệp ước INF, Nga và Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội này như là một chất xúc tác để đẩy nhanh hơn nữa các chương trình phát triển vũ khí của mình.

Và như vậy, "lần đầu tiên kể từ năm 1972, nhân loại có nguy cơ rơi vào một thế giới ở đó sẽ không tồn tại một giới hạn nào đối với các nước trong việc phát triển vũ khí hạt nhân", Malcolm Chalmers, Giám đốc Học viện Royal United Services Institute, chuyên nghiên cứu về quốc phòng, cảnh báo.

Với sự chấm dứt của Hiệp ước INF, giờ chỉ còn lại một thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân song phương duy nhất giữa Mỹ và Nga. Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược START, ký kết năm 1991, sẽ hết hạn năm 2021. Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Interfax, ông Mikhail Gorbatchev, người ký hai thỏa thuận tên lửa này với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, tỏ ra bi quan. Theo ông, sự chấm dứt Hiệp ước INF là một đe dọa đối với an ninh không chỉ của châu Âu, mà cả với phần còn lại của thế giới".

Trật tự thế giới bắt đầu thay đổi - Hình 2

Tên lửa bắn từ tàu chiến của Mỹ.

Trước nguy cơ thế giới bước vào một cuộc chạy đua hạt nhân mới, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhắc nhở Mỹ và Nga đừng quên các bài học của quá khứ. Ông nhấn mạnh: "INF là một thỏa thuận căn bản giúp cho châu Âu được ổn định, chấm dứt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, thế giới mất đi một công cụ quý báu để chống lại chiến tranh hạt nhân. Hai bên cần tránh leo thang và đi đến một thỏa thuận mới về kiểm soát vũ khí".

Triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á - Washington muốn gì?

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton hôm 6-8 vừa qua đã khẳng định với truyền thông Mỹ rằng việc giới chức Washington gần đây tuyên bố sẵn sàng triển khai các tên lửa tầm trung tại châu Á có liên quan tới việc bảo vệ các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên giới quan sát đánh giá, mục đích sâu xa hơn của Washington là tăng cường sức ép với Bắc Kinh trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới này đang ngày càng trở nên gay gắt, với các biểu hiện ngày càng vượt xa chính sách gây sức ép kinh tế, thương mại đơn thuần.

Trong phiên trả lời chất vấn của các thành viên Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ hôm 11-7, Tướng Mark Milley, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, cũng tuyên bố Mỹ có thể triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á.

Trả lời phỏng vấn với kênh Fox News, Cố vấn John Bolton nêu rõ nguyên nhân Mỹ thực hiện kế hoạch trên là do Trung Quốc vừa mới đưa vào triển khai hàng nghìn tên lửa kiểu này nhưng lại không tham gia vào Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Đây cũng là một phần lý do khiến Tổng thống Donald Trump rút khỏi hiệp ước trên. Ông Bolton khẳng định bất kỳ hành động triển khai tên lửa nào của Mỹ cũng đều mang "tính chất phòng vệ".

Bắc Kinh ngay lập tức phản ứng tuyên bố để ngỏ đáp trả kế hoạch của Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á. Phát biểu với báo giới tại thủ đô Bắc Kinh. Ngày 6-8, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát vũ khí Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Phó Thông (Fu Cong) tuyên bố nước này sẽ có các biện pháp đáp trả nếu Mỹ triển khai tên lửa tầm trung tại châu Á.

Vụ trưởng Phó Thông nêu rõ: "Nếu Mỹ triển khai các tên lửa tại phần này của thế giới (châu Á), tại cửa ngõ của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ buộc phải có các biện pháp đáp trả." Ông cũng hối thúc các nước trong khu vực thận trọng và đề cập cụ thể đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

Trật tự thế giới bắt đầu thay đổi - Hình 3

Tên lửa hành trình SSC-8/9M729 của Nga mà phương Tây nói là vi phạm INF.

Quan chức Bắc Kinh cũng nhắc lại rằng Trung Quốc không có ý định tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán ba bên nào với Mỹ và Nga để đưa ra những điều khoản mới về các loại vũ khí kiểu này. Ông này cũng lập luận rằng phần lớn tên lửa của Trung Quốc đều không có tầm bắn tới lãnh thổ Mỹ.

Hiện đang có thông tin đồn đoán rằng Hàn Quốc sẽ là khu vực triển vọng để Mỹ triển khai các tên lửa tầm ngắn. Các đồn đoán đó dường như cũng có cơ sở. Hôm 2-8, quân đội Hàn Quốc và Mỹ đã bắt đầu công việc xây dựng cải tạo một cơ sở cư trú cho binh sỹ hai nước bên trong căn cứ Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang cách thủ đô Seoul khoảng 300km về phía Đông Nam.

Hệ thống này được lắp đặt từ năm ngoái mà Mỹ và Hàn Quốc đều tuyên bố như một phần trong nỗ lực chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. Công việc xây dựng mới dự kiến sẽ kéo dài khoảng 4-5 tháng. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, các máy bay trực thăng sẽ vận chuyển vật liệu xây dựng, trang thiết bị và các container đến căn cứ Seongju nhằm tránh đối đầu với người dân và các nhà hoạt động phản đối việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc.

Công việc xây dựng cải tạo tại căn cứ Seongju gây chú ý đặc biệt sau một loạt vụ bắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên trong tuần qua. Giới quan sát nhận định các vụ thử tên lửa của Triều Tiên chỉ là một cái cớ khá hợp lý cho việc triển khai tên lửa của Mỹ sát nách Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 5-8 cho biết chưa có cuộc thảo luận chính thức nào với Mỹ, cũng như chưa tiến hành việc xem xét nội bộ hay lên kế hoạch về vấn đề này.

Cũng có khả năng Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tầm trung tại Darwin, phía bắc Australia. Tại Sydney, phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị tham vấn Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng thường niên Mỹ - Australia được tổ chức vào ngày 4-8, các bộ trưởng của Mỹ và Australia cho biết không loại trừ khả năng trên.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói rằng hiện Mỹ có thể tự do triển khai các tên lửa có tầm bắn từ 500km đến 5.500km tại các căn cứ mặt đất. Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tại châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương hoặc tại những khu vực khác nhằm mục đích răn đe và ngăn chặn xung đột sau khi tham vấn ý kiến của các đồng minh và đối tác.

Theo ông Esper, việc bố trí tên lửa tầm trung này chỉ là các biện pháp nhằm chủ động lập lại thế cân bằng bởi đây là các vũ khí quy ước và hệ thống tên lửa của Trung Quốc hiện nay bao gồm đến 80% tên lửa tầm trung. Vì vậy, "việc Mỹ muốn có một lực lượng tương tự (tại khu vực này) sẽ không thể khiến cho phía Trung Quốc ngạc nhiên". Mặt khác, Mỹ cũng có thể bố trí tên lửa quy ước tầm trung tại căn cứ Guam, Tây Thái Bình Dương, trong khi chờ đợi quyết định của các đồng minh và đối tác châu Á.

Từ nhiều năm qua, các quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng Mỹ đang gặp bất lợi khi Trung Quốc phát triển lực lượng tên lửa đất đối không ngày càng tinh vi mà Lầu Năm Góc không thể sánh được do ràng buộc của INF. Cho đến nay, Mỹ vẫn dựa vào các năng lực khác như một đối trọng với Trung Quốc, ví dụ như tên lửa bắn từ tàu hoặc máy bay của Mỹ.

Trong khi đó, hàng nghìn tên lửa Trung Quốc được bố trí tại miền Đông Nam nước này, có thể dễ dàng tấn công Đài Loan, hòn đảo được Mỹ hậu thuẫn, cũng như đặt Nhật Bản và Ấn Độ trong tầm ngắm. Tên lửa Trung Quốc cũng có thể tấn công các đảo của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Theo các nhà quan sát, bản thân chính quyền Mỹ của Tổng thống Donald Trump rất muốn xóa bỏ INF để có thể rộng đường đối phó với đối thủ chủ chốt hiện nay là Trung Quốc, vốn được cho là đang giữ ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực tên lửa tầm trung tại châu Á vì không bị bất cứ thỏa thuận nào ràng buộc.

Có thể nói việc Mỹ muốn triển khai tên lửa tầm trung đặt trên mặt đất tại châu Á là một bước đi trong chiến lược kiềm chế sự vươn lên của Trung Quốc như một thế lực thách thức vai trò chi phối trật tự quốc tế mà Mỹ và phương Tây muốn xây dựng.

Mộc Thạch - Nam Sơn (tổng hợp)

Theo cand.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa NgaUkraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
10 giờ trước
Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông TrumpÔng Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump
hôm qua
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
4 giờ trước
Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà HarrisÔng Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris
hôm qua
Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổUkraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ
hôm qua
Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị MỹTác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ
21 giờ trước
Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi MỹNhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ
hôm qua
Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treoThủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo
hôm qua

Tin đang nóng

Full màn thuyết trình của Ý Nhi ở Miss World: "Bắn" tiếng Anh đỉnh nhưng tại sao vẫn bị nói là "khá nông"?Full màn thuyết trình của Ý Nhi ở Miss World: "Bắn" tiếng Anh đỉnh nhưng tại sao vẫn bị nói là "khá nông"?
4 giờ trước
Sống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thởSống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thở
3 giờ trước
Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?
2 giờ trước
Thả 2 con rắn trong chung cư vì chó nhà hàng xóm sủa quá ồnThả 2 con rắn trong chung cư vì chó nhà hàng xóm sủa quá ồn
3 giờ trước
Nhóc tỳ "Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?" sau 8 năm: Lột xác thành mỹ nhân tuổi teen khiến dân tình trầm trồNhóc tỳ "Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?" sau 8 năm: Lột xác thành mỹ nhân tuổi teen khiến dân tình trầm trồ
2 giờ trước
Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'
3 giờ trước
Hồ Ngọc Hà - Kim Lý sắp tổ chức đám cưới?Hồ Ngọc Hà - Kim Lý sắp tổ chức đám cưới?
4 giờ trước
Nước cống tràn vào nhà dân sau mưa lớn ở Hà NộiNước cống tràn vào nhà dân sau mưa lớn ở Hà Nội
3 giờ trước

Tin mới nhất

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

1 giờ trước
Trong cuộc họp báo ngày 21.5, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố: Chúng tôi đã tiêu diệt hàng chục ngàn tên khủng bố. Chúng tôi đã tiêu diệt những kẻ cầm đầu của nhóm Hamas gồm Deif, Haniyeh, Yahya Sinwar và có lẽ là Mohammad Sinwar .
Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

2 giờ trước
Chính phủ Nga ngày 21/5 đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc về việc trì hoãn đàm phán hòa bình về vấn đề Ukraine, cho biết hiện vẫn chưa có quyết định về địa điểm diễn ra hòa đàm.
Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

3 giờ trước
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết quá trình chuẩn bị bản ghi nhớ về hiệp ước hòa bình Nga - Ukraine đang tiến triển tích cực.
Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

3 giờ trước
Một quân nhân Nga có biệt danh Kazbek (Ramazan Zakaryaev) đã sống sót nhờ ẩn nấp dưới một chiếc xe tăng bị hư hại mà không có nước và thức ăn trong gần một tháng, ngay trước mũi binh sĩ Ukraine.
Khép lại 'chương đối đầu'

Khép lại 'chương đối đầu'

4 giờ trước
Trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, hai bên đã đạt được một hiệp ước chính thức, theo đó các quan chức Anh và EU sẽ họp 6 tháng một lần để thảo luận về chính sách quốc phòng và đối ngoại.
Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

4 giờ trước
Lâu nay, để chinh phục đỉnh Everest, người ta cần ít nhất 2 tháng với nhiều vòng leo thử để làm quen với độ cao. Tuy nhiên, nhóm này đã đi thẳng đến trại căn cứ Everest vào ngày 17/5, ngay sau khi đến từ London.
Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

4 giờ trước
Đồng Giám đốc của Global Forest Watch - bà Elizabeth Goldman, cho biết đây là báo động đỏ toàn cầu bởi mức độ phá này ở mức nghiêm trọng chưa từng có trong hơn 20 năm tổ chức này thu thập dữ liệu.
Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

4 giờ trước
Thị trấn nhỏ bé này không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và đậm chất nghệ thuật, mà còn bởi những quy định độc đáo, góp phần tạo nên bản sắc riêng biệt mà không nơi nào có được.
EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

4 giờ trước
Các cuộc đàm phán về GDPR giai đoạn 2012-2016 từng ghi nhận là một trong những chiến dịch vận động hành lang mạnh mẽ nhất trong lịch sử Brussels.
Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á

Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á

4 giờ trước
Thay vì chỉ tập trung vào các dự án lớn, Trung Quốc đang triển khai các chương trình hạn chế hơn, tiếp cận trực tiếp cấp cơ sở và hợp tác với các tổ chức quốc tế.
Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

4 giờ trước
Đồng won lên giá trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán cấp chuyên viên lần thứ hai, nhằm hướng tới một thỏa thuận toàn diện để giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ đối với ngành sản xuất của Hàn Quốc.
Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

4 giờ trước
Cảnh sát đã tiến hành cuộc điều tra chi tiết tại hiện trường vụ án và khu vực xung quanh, với sự hỗ trợ của các cơ quan tình báo và dưới sự giám sát của các công tố viên tại tỉnh Kerman và huyện Mahan.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện đối tượng bí ẩn, hình cầu hoàn hảo nằm sâu trong vũ trụ

Phát hiện đối tượng bí ẩn, hình cầu hoàn hảo nằm sâu trong vũ trụ

Lạ vui

1 giờ trước
Đội ngũ các thiên văn học đã sử dụng kính viễn vọng vô tuyến ASKAP ở Úc để phát hiện một đối tượng bí ẩn, gần như hình cầu hoàn hảo nằm sâu trong vũ trụ.
Sao Việt 22/5: Bảo Thanh và Lan Phương giống nhau như "chị em ruột"

Sao Việt 22/5: Bảo Thanh và Lan Phương giống nhau như "chị em ruột"

Sao việt

1 giờ trước
Bảo Thanh và Lan Phương được nhận xét trông như chị em ruột khi đọ sắc trong tiệc sinh nhật của bé Nanu, con gái diễn viên phim Về nhà đi con .
Sắp ra mắt tác phẩm cuối cùng của cố diễn viên Kim Sae Ron

Sắp ra mắt tác phẩm cuối cùng của cố diễn viên Kim Sae Ron

Phim châu á

1 giờ trước
Guitar Man - MV đánh dấu lần xuất hiện cuối cùng của Kim Sae Ron trên màn ảnh, sẽ chính thức ra mắt khán giả vào ngày 30/5.
7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

Sức khỏe

1 giờ trước
Đây là loại thực phẩm phổ biến nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các loại cá như cá hồi, cá thu và cá mòi được biết đến là giàu axit béo omega-3, giúp giảm triglyceride (một loại chất béo trong máu) và cũng có thể giúp tăng ch...
Tôi trốn ra thuê trọ bên ngoài sau khi nhìn thấy mẹ nhắn tin, gửi ảnh của mình cho người khác: 7 chữ của mẹ khiến tôi run rẩy

Tôi trốn ra thuê trọ bên ngoài sau khi nhìn thấy mẹ nhắn tin, gửi ảnh của mình cho người khác: 7 chữ của mẹ khiến tôi run rẩy

Góc tâm tình

1 giờ trước
Tôi đọc mà tay run. Tôi không biết mình đang đúng hay sai. Tôi tên là Trinh, 28 tuổi, chưa chồng, đã từng yêu 3 người.
Thác 4 tầng - vẻ đẹp kỳ vĩ giữa đại ngàn

Thác 4 tầng - vẻ đẹp kỳ vĩ giữa đại ngàn

Du lịch

1 giờ trước
Ẩn mình giữa núi rừng hùng vĩ của huyện An Lão, thác 4 Tầng (thôn 3, xã An Quang) là điểm đến sinh thái nguyên sơ, hấp dẫn du khách yêu thiên nhiên và thích khám phá.
Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Tin nổi bật

1 giờ trước
Tỷ phú Jeff Bezos và vị hôn thê Lauren Sanchez đang tận hưởng kỳ nghỉ trên du thuyền Koru trị giá 500 triệu USD ngoài khơi Cannes (Pháp). Cặp đôi đang đếm từng ngày tới đám cưới vào mùa hè năm nay.
Cứu sống nam thanh niên bất ngờ bị ngã từ cầu Việt Trì xuống sông Lô

Cứu sống nam thanh niên bất ngờ bị ngã từ cầu Việt Trì xuống sông Lô

Pháp luật

1 giờ trước
Công an phường Bạch Hạc (Phú Thọ) vừa phối hợp với người dân cứu sống thanh niên 25 tuổi bị rơi từ cầu Việt Trì xuống sông Lô.
Tựa game bom tấn vừa làm lại đã bị ví là thảm họa, đánh giá trên Steam lao dốc nghiêm trọng

Tựa game bom tấn vừa làm lại đã bị ví là thảm họa, đánh giá trên Steam lao dốc nghiêm trọng

Mọt game

1 giờ trước
Sau khi ra mắt phiên bản nâng cấp của bộ ba game Stalker kinh điển, GSC Game World đang phải hứng chịu làn sóng chỉ trích dữ dội từ cộng đồng.
Jin (BTS) chia sẻ về khoảnh khắc khó quên với Tom Cruise

Jin (BTS) chia sẻ về khoảnh khắc khó quên với Tom Cruise

Sao châu á

1 giờ trước
Mới đây khi xuất hiện trong chương trình radio Wendy s Youngstreet của SBS, Jin đã chia sẻ câu chuyện hậu trường về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ với Tom Cruise.
Kevin Spacey trở lại Cannes, các nhiếp ảnh gia xô đổ hàng rào

Kevin Spacey trở lại Cannes, các nhiếp ảnh gia xô đổ hàng rào

Sao âu mỹ

1 giờ trước
Kevin Spacey đã nhận được giải thưởng thành tựu trọn đời từ Qũy Better World Fund. Đây là một sự kiện không rầm rộ và ít khách mời nổi tiếng của Cannes.