Phản ứng của Nga khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ ‘kế hoạch hòa bình’ của Ukraine
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ “kế hoạch hòa bình” do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất không thể thay đổi thực tế rằng Nga coi đó kế hoạch đó là điều không thể chấp nhận được.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: Sputnik / Bộ Ngoại giao Nga
Theo đài RT (Nga), khi được yêu cầu bình luận về tuyên bố của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, cho rằng Ankara ủng hộ đề xuất hòa bình 10 điểm ở Ukraine do Kiev thúc đẩy, bà Zakharova nói: “Không chắc sự ủng hộ của Ankara đối với đề xuất này sẽ thúc đẩy nỗ lực tìm kiếm giải pháp tối ưu để hướng tới hòa bình ở Ukraine”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhắc lại tuyên bố trước đó rằng Nga đã từ chối công thức hoà bình 10 điểm của Ukraine. “Tôi không thấy bất kỳ ý nghĩa nào trong bất kỳ bình luận bổ sung nào về đề xuất đó”, bà nói thêm.
Trước đó, trong một cuộc họp báo tại Nam Phi hôm 10/1, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã bày tỏ lập trường tích cực của Ankara đối với đề xuất của ông Zelensky. Ông ca ngợi vai trò trung gian hòa giải giữa Moskva và Kiev của Ankara, đồng thời cho biết Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn chứng kiến giải pháp cho cuộc xung đột “càng sớm càng tốt”.
Video đang HOT
Ông Zelensky đã lần đầu công bố “kế hoạch hòa bình” tại Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali, Indonesia, hồi tháng 11/2020. Kế hoạch nêu ra điều kiện Nga rút quân khỏi các vùng đất đã được quốc tế thừa nhận của Ukraine, nghĩa là Nga phải từ bỏ 4 vùng mới sáp nhập, cùng với bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập năm 2014.
Ngoài ra, ông Zelensky đã tích cực thảo luận về kế hoạch này với Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều quan chức khác. Trong cuộc trao đổi với ông Biden tại Quốc hội Mỹ, nhà lãnh đạo Ukraine nhận định rằng hai bên đã trao đổi về các đề xuất của Kiev nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine. Theo ông Zelensky, Tổng thống Biden ủng hộ sáng kiến của Ukraine trong việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh hòa bình toàn cầu để thảo luận về những đề xuất trên.
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba cũng cho biết Kiev có ý định tổ chức hội nghị trên vào cuối tháng 2/2023 và đề xuất Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres làm trung gian hòa giải.
Song dù phương Tây đã viện trợ cho Quân đội Ukraine hàng tỷ USD, nhưng họ phản ứng thận trọng hơn về kế hoạch hòa bình của ông Zelensky và hội nghị thượng đỉnh hòa bình do ông đề xuất. Các nhà lãnh đạo G7 cho biết họ cam kết mang lại hòa bình cho Ukraine phù hợp với quyền được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc.
Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bác bỏ kế hoạch hoà bình 10 điểm của ông Zelensky, cho rằng đề xuất này “không thực tế và không thỏa đáng”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng gọi những đề xuất này là không khả thi, nhấn mạnh rằng nếu Ukraine muốn hòa bình thì nên tính đến “thực tế mới”, đề cập đến 4 khu vùng lãnh thổ Ukraine vừa bỏ phiếu gia nhập Nga vào mùa thu năm ngoái.
“Tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng không có kế hoạch hòa bình nào của Ukraine khả thi nếu không tính tới thực tế hiện nay với 4 vùng lãnh thổ mới sáp nhập vào Nga. Bất kỳ kế hoạch nào không tính tới bối cảnh này đều không thể gọi là kế hoạch hòa bình”, người phát ngôn điện Kremlin nhấn mạnh.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói rằng cơ hội đàm phán hòa bình sắp tới là rất nhỏ. Ông Guterres cũng nói rằng ông sẵn sàng làm trung gian hòa đàm nhằm chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine, nhưng phải được sự chấp thuận của các bên.
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria dự kiến họp ngoại trưởng ba bên trong tháng 1/2023
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 31/12 thông báo ông cùng hai người đồng cấp Syria và Nga sẽ gặp nhau "vào nửa cuối tháng 1 (năm 2023)".
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy triển vọng bình thường hóa quan hệ giữa Ankara và Damascus.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới, Ngoại trưởng Cavusoglu chia sẻ: "Chúng tôi đã quyết định tổ chức một cuộc gặp ba bên vào nửa cuối tháng 1. Cuộc gặp có thể diễn ra tại một nước thứ ba".
Cùng ngày, Ngoại trưởng Cavusoglu và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov cũng đã thảo luận về kế hoạch tổ chức cuộc gặp trên. Theo Bộ Ngoại giao Nga, trong cuộc điện đàm, hai ngoại trưởng còn thảo luận về tình hình ở Syria.
Trước đó, tờ Al-Watan dẫn nguồn tin riêng cho biết sau cuộc đàm phán giữa các Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tại Moskva, Ankara đã đồng ý rút quân khỏi miền Bắc Syria.
Theo nguồn tin, kết quả của những cuộc đàm phán là "Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý rút lực lượng khỏi các khu vực bị chiếm đóng ở phía Bắc Syria". Ankara cũng nhắc lại cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Ngày 28/12 vừa qua, các Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp nhau tại Moskva để thảo luận về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, vấn đề người tị nạn và những nỗ lực chung nhằm đối phó với các nhóm cực đoan ở Syria.
Sau cuộc hội đàm, các bên ghi nhận tính chất xây dựng và nhất trí rằng cuộc đối thoại này nên được tiếp tục vì sự ổn định hơn nữa tình hình ở Syria và toàn khu vực. Bộ Quốc phòng Syria đánh giá bầu không khí của cuộc họp là tích cực.
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục hoàn toàn quan hệ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo chiếm số đông đầu tiên công nhận nền độc lập của Israel, song mối quan hệ giữa hai nước đã suy yếu theo thời gian. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu (bên phải) và người dồng cấp Israel khi đó Yair Lapid trong cuộc gặp ở Ankara. Ảnh:...