Phản ứng của nàng dâu khiến mẹ chồng đòi đưa vàng hồi môn, tiền lương hàng tháng và dậy sớm nấu ăn sáng có tức cũng không làm gì được
Tiền trong túi cô, cô không đưa thì bà làm gì được cô! Cuối cùng, đòi mãi không được mẹ chồng Lan đành phải bỏ cuộc trong sự tức tối. Cô có nợ bà đâu mà bà cho mình cái quyền đòi mãi cơ chứ!
Nhà Lan và nhà Thắng đều thuộc diện không quá khó khăn. Vì thế khi cô đi lấy chồng, bố mẹ cho 2 cây vàng, một chiếc xe máy tay ga làm phương tiện đi làm.Đám cưới, mẹ chồng cho vợ chồng cô 2 chỉ vàng, mỗi người 1 chiếc nhẫn 1 chỉ. Chuyện ít nhiều Lan không bận tâm cho lắm, bởi cho tặng là tấm lòng của đối phương, hơn nữa mai này cô và Thắng sống chung nhà với ông bà, còn nhiều cơ hội để nâng đỡ, chăm sóc lẫn nhau, quan trọng gì mấy chỉ vàng. Cô và Thắng đều có công việc ổn định, đám cưới xong dư được một khoản nữa, nói chung nền tảng chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân như thế là ổn.
Thế nhưng vừa đi hưởng tuần trăng mật 5 ngày về, mẹ chồng đã gọi riêng Lan ra nói chuyện: “Vợ chồng các con mới cưới, tiền nong chưa biết bảo quản với chi tiêu có kế hoạch đâu. Vàng cưới có bao nhiêu đưa mẹ cất cho. Tiền cưới thấy thằng Thắng bảo dư ra đến 50 triệu, hiện vợ chồng chưa làm gì tới số vốn ấy thì mẹ cầm hộ luôn”.
Nói thật, cô không nghĩ mẹ chồng lại đưa ra yêu cầu kiểu này. Vợ chồng cô đều trưởng thành hết rồi, đi làm, tự chi tiêu mấy năm nay, làm gì có chuyện không biết quản lí tiền nong của mình mà cần người khác giữ hộ. Nghe thật nực cười, chưa nói trên phòng riêng của hai vợ chồng cũng có két sắt mới tậu. Lan chẳng hiểu mẹ chồng có mục đích gì khi đưa ra đề nghị như vậy.
Ảnh minh họa
Lúc đám cưới, tiền sắm sửa, mua nhẫn, chụp ảnh và chuẩn bị phòng tân hôn cũng là tiền riêng của Thắng. Tiền cỗ bàn bà chi nhưng sau đó thu lại tiền mừng cưới, thậm chí còn dư vì anh em họ hàng thường mừng nhiều. Bà đâu có thiệt gì trong đám cưới của các con mà giờ lại đòi giữ vàng với tiền cưới của vợ chồng cơ chứ! Thật may Thắng ngay từ lúc đi làm có lương cũng chưa từng có ý nghĩ đưa hết tiền cho mẹ chồng giữ. Muốn báo hiếu mẹ thì đấy cũng chưa hẳn là cách.
Trong lòng không vui nhưng Lan cũng chẳng tỏ vẻ gì, chỉ ậm ừ cho có một tiếng. Sau đó tất nhiên cô chẳng đời nào mang tiền vàng để mẹ chồng cầm hộ. Mấy lần thấy bà kiểu muốn nói lại thôi, Lan đều mặc kệ. Một khi bà chưa thẳng thừng ra lệnh thì cô cứ tảng lờ như chưa từng biết luôn! Để xem cuối cùng ai gan lì hơn ai, vì rõ ràng trong chuyện này bà không phải là người thắng lí!
Video đang HOT
Sau đó có vẻ mẹ chồng đợi mãi chẳng thấy mặt mũi tiền vàng của con dâu, mới hỏi trực tiếp Lan lần nữa. Lần này Lan chẳng bảo gì, không từ chối cũng không đồng ý, chỉ cúi đầu cười cười. Một nụ cười 2 người tự hiểu với nhau. Mẹ chồng cô bực mình lắm mà chẳng làm gì được. Lan không hề sai, cũng không hỗn láo, nên bà không bắt bẻ được gì
Sau chuyện vàng cưới, mẹ chồng Lan quay qua vấn đề khác. Bà bảo Lan: “Từ tháng tới con đưa lương cho mẹ, nhà mình ăn tiêu một cái lương của thằng Thắng là đủ rồi, lương của con phải để dành. Vì vẫn ở chung một nhà nên tiền nong phải quy về một mối, và mẹ sẽ giữ tiền cho”. Lan nghe mà thấy bất bình, song ngoài mặt vẫn không tỏ thái độ gì. Bình thường ông bà có lương hưu, nhưng vợ chồng cô lương cũng khá nên tiền chi tiêu sinh hoạt đều do vợ chồng cô đảm nhận. Lan giữ tiền lương của chồng, cân đối chi tiêu các thứ, còn lại thì để tiết kiệm làm quỹ riêng của vợ chồng cô. Tiền của ông bà để ông bà tiêu theo ý thích hoặc tích góp sau này dưỡng già.
Thế mà giờ mẹ chồng còn đòi nắm hết kinh tế của vợ chồng cô? Sau này có con, lương của Thắng làm sao đủ chi tiêu cho cả đại gia đình, lúc ấy Lan lại đi ngửa tay xin tiền bà để nuôi con? Thật chẳng hợp tình hợp lí chút nào!
Ảnh minh họa
Lần này Lan vẫn chơi chiêu bài “mặc kệ”, dẫu lần này bà đã thẳng thừng sai bảo, chứ không nhẹ nhàng rào trước đón sau như lần trước. Có vẻ lần này sự bất mãn của bà cũng tăng cao, bà liên tục giục giã khi thấy con dâu không chủ động đưa lương. Song lần nào Lan cũng một là im lặng lảng tránh, hai là cười cười cho qua. Tiền trong túi cô, cô không đưa thì bà cũng đâu thể làm gì được! Cuối cùng, đòi mãi không được mẹ chồng Lan đành phải bỏ cuộc trong sự tức tối. Cô có nợ bà đâu mà bà cho mình cái quyền đòi mãi cơ chứ!
Qua chuyện tiền lương, mẹ chồng Lan lại tiếp tục yêu cầu con dâu dậy sớm nấu ăn sáng cho cả nhà. Trong khi trước đó, bà chưa bao giờ nấu ăn sáng cho chồng lẫn con trai, nhà chồng Lan thói quen là mỗi người tự ra ngoài ăn bữa sáng. Công việc của Lan bận rộn, cả ngày đi làm mệt mỏi, sáng ra còn phải dậy sớm nấu bữa sáng, đó hoàn toàn không phải việc cần thiết. Không phải cô lười, tối về cô vẫn cơm nước, dọn dẹp đấy thôi, trong khi mẹ chồng ở nhà chơi cũng chẳng phụ cô. Và nếu ăn sáng ở nhà là thói quen của nhà Thắng thì không nói làm gì, đằng này rõ ràng mẹ chồng cố ý làm khó cô.
Buổi sáng, Lan vẫn dậy vào giờ như mọi khi, chuẩn bị xong xuôi thì ra chào bố mẹ chồng: “Con phải đi làm sớm, con có đặt đồ ăn sáng rồi, họ sẽ mang tới. Hôm nào muốn đổi món hay bố mẹ muốn ra ngoài ăn sáng thì báo lại con. Công việc của vợ chồng con bận rộn, bố mẹ thông cảm con không thể nấu ăn sáng cho cả nhà được”. Bố chồng Lan gật đầu, còn mẹ chồng thì giận tím mặt nhưng bà không nói được gì.
Lan xin phép và trình bày lí do đàng hoàng, bố chồng ủng hộ nên mẹ chồng không thể bắt bẻ hơn. Mẹ chồng Lan đuối lí, gặp phải cô con dâu “không ngại mẹ chồng” như Lan thì bà chỉ đành chấp nhận thực tế “cái gì đúng thì thôi, chứ chả bắt ép được nó cái gì đâu”.
Theo Afamily
Nhìn con riêng của chồng đánh con mình mà tôi bất lực không thể trách mắng được
Cái quan niệm "mẹ ghẻ con chồng" thật sự đáng sợ hơn tôi tưởng. Nhìn mặt con gái bị chính anh trai cùng cha khác mẹ đánh sưng vù, tôi chỉ biết ôm lấy con mà khóc cùng.
Khi quyết định làm vợ anh, tôi đã rất đắn do. Thứ nhất, nhà anh rất giàu có, mẹ anh lại khó tính, hà khắc với con dâu. Thứ hai, chồng tôi đã có một đời vợ và một đứa con trai riêng. Vì mẹ anh quá cay nghiệt mà vợ cũ anh không ở được, phải ly hôn. Con trai duy nhất của chị ấy bị mẹ chồng tôi giữ lại nuôi dưỡng. Không chỉ chồng tôi, cả nhà anh đều rất thương chiều đứa bé. Tôi sợ mình lặp lại bi kịch của vợ cũ anh. Nhưng khi đó, anh đã hứa hẹn rất nhiều. Vì yêu, tôi buông xuôi suy nghĩ, bước chân vào cửa nhà anh với vai trò vợ hai.
Đám cưới, con trai anh mới 10 tuổi mà đòi uống bia. Mọi người ngăn lại, nó lớn giọng nói: "Từ nay bố không cần con nữa, con muốn uống cho say chết đi". Thế đấy, ngay trong ngày trọng đại nhất đời tôi, con riêng của chồng đã phản kháng mạnh mẽ như vậy mà.
Vì đã chuẩn bị sẵn tinh thần đối phó với con riêng của chồng nên tôi cố gắng hết sức làm hài lòng nó. Sáng, tôi lo đồ ăn cho nó rồi mới đi làm. Nhưng nó chê bai đủ điều. Tôi mua bún bò, nó nói thèm phở tái. Tôi mua xôi, nó chê khô như cơm rang rồi không ăn. Tôi nấu ăn, nó cầm đũa lật tới lật lui rồi buông đũa chê không ngon mắt. Mẹ chồng tôi lại chiều cháu nên bảo tôi nấu ăn phải chú ý pha trộn nguyên liệu, nấu cho đẹp mắt, ngon miệng vào. Tôi tức lắm mà không thể nói được gì.
Vì yêu, tôi buông xuôi suy nghĩ, bước chân vào cửa nhà anh với vai trò vợ hai. (Ảnh minh họa)
Khi có bầu, tôi cũng chẳng vui vẻ là bao. Mang tiếng có chồng giàu mà tôi phải tự đi khám thai. Mỗi khi tôi báo ngày khám, chồng đều nói sẽ đưa tôi đi. Nhưng rồi tới lúc đi, con trai anh lại đòi ba chở đi học thêm, đưa đi chơi công viên, thế là anh bảo tôi tự đi. Có lần tôi buồn tủi quá, hỏi anh: "Tuấn là con trai anh, vậy đứa bé trong bụng em là gì của anh?".
Anh bình tĩnh nói rằng: "Hai đứa là con anh cả. Nhưng con chúng ta chẳng phải có đủ bố mẹ sao? Còn Tuấn chỉ có anh thôi nên anh không bỏ rơi nó được". Trên đường đi, tôi khóc sưng mắt. Cuối cùng, dù tôi có đối xử tốt với con anh thế nào thì vẫn chỉ là người dưng.
Hiện giờ, con tôi đã được 2 tuổi. Mối quan hệ giữa tôi với con riêng của chồng vẫn không chuyển biến nhiều dù tôi đã cố gắng hết sức. Thằng bé đang 13 tuổi, lứa tuổi nổi loạn nên càng chống đối tôi nhiều hơn. Tôi cố dịu dàng với nó, nó liền nói tôi đang có âm mưu gì đó mới dịu dàng như thế. Có lần tôi còn vô tình đọc được những lời cay nghiệt mắng chửi tôi trong vở học của nó.
Mối quan hệ giữa tôi với con riêng của chồng vẫn không chuyển biến nhiều dù tôi đã cố gắng hết sức. (Ảnh minh họa)
Nhưng mọi chuyện vẫn không khiến tôi buồn bằng cách đối xử của thằng bé với con tôi, cũng là em nó. Nó xem con bé như kẻ thù. Tôi biết, nó sợ con bé cướp mất bố nên mới tỏ thái độ như vậy. Tôi buồn mà không giận, không trách nó.
Cho đến khi nó tát con tôi một cái, sưng vù một bên mặt chỉ vì con bé nghịch ngợm xé mất một trang vở học của nó. Khi nghe con khóc thét lên, tôi chạy lên lầu. Nhìn má con, tôi giận quá định đánh nó. Không ngờ nó chạy xuống phòng mách nội.
Mẹ chồng tôi hầm hầm đi lên. Bà chỉ tay mắng tôi là đồ mẹ ghẻ, không biết thương con chồng. Tôi bất lực chỉ biết ôm con bé về phòng ngồi khóc. Tôi mệt mỏi quá. Sống trong gò bó, làm dâu mẹ chồng, làm dâu cả con riêng của chồng thật sự là một gánh nặng quá lớn. Từ lúc có chồng, tôi chưa được một ngày vui vẻ. Tôi có nên cắt đứt những gánh nặng đó để sống cho chính mình và con không?
Theo Afamily
Mẹ chồng nhờ cơm nước hộ vì bận vụ mùa, con dâu bầu 7 tháng trốn về nhà ngoại nghỉ ngơi và cái kết Gần tháng sau Thy mới về, nhà chồng đã xong đợt bận rộn, Thy thở phào nhẹ nhõm. Cuối tuần chồng Thy về, bố mẹ chồng gọi 2 vợ chồng cô đến nói chuyện... Sau khi kết hôn, vì có bầu ngay mà chỗ làm lại xa nhà chồng nên Thy bàn với chồng xin nghỉ làm, sau này con cứng cáp lại...