Phản ứng của Mỹ sau khi đàm phán Mỹ – Triều thất bại
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus đã có phản ứng đầu tiên sau khi đàm phán Mỹ – Triều thất bại.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus đã có phản ứng đầu tiên sau thông báo của Triều Tiên về việc các cuộc đàm phán cấp chuyên viên giữa hai bên tại Thụy Điển hôm qua thất bại.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus. Ảnh: CNN
Theo phía Mỹ, bình luận của trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên Kim Myong Gil sau cuộc gặp không phản ánh hết nội dung và tinh thần của “các cuộc thảo luận tốt đẹp” kéo dài hơn 8 giờ đồng hồ. Phía Mỹ cũng đã chấp nhận lời mời từ Thụy Điển trở lại Stockholm trong hai tuần nữa để tiếp tục các cuộc thảo luận.
Trong tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, đoàn đại biểu nước này đã xem xét một số sáng kiến mới, cho phép đạt được bước tiến trong 4 trụ cột của Tuyên bố chung Mỹ-Triều tại Hội nghị thượng đỉnh Singapore vào tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thừa nhận, Mỹ và Triều Tiên sẽ không vượt qua được “di sản” 70 năm chiến tranh và thù địch trên bán đảo Triều Tiên chỉ thông qua một cuộc họp.
Video đang HOT
Nhà đàm phán hàng đầu của Triều Tiên Kim Myong Gil trước đó đã thông báo các cuộc đối thoại thất bại do Mỹ thiếu sự linh hoạt, duy trì lập trường và thái độ cũ với Triều Tiên./.
Theo Phạm Hà/VOV1
Bộ Ngoại giao Mỹ: Trung Quốc cần chấm dứt hành vi gây sự tại Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: "Nước Mỹ kiên quyết chống lại việc gây hấn và đe doạ bởi bất kỳ bên nào nhằm khẳng định tuyên bố về lãnh thổ hay lãnh hải. Trung Quốc nên chấm dứt ngay thói bắt nạt và kiềm chế các kiểu hành vi gây sự và gây mất ổn định thế này".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Morgan Ortagus
Tối nay, theo giờ Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ đã có thông cáo chính thức về các hoạt động gây mất ổn định trên Biển Đông của Trung Quốc gần đây. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Morgan Ortagus cho biết: " Mỹ rất quan ngại trước các báo cáo về những can thiệp của Trung Quốc vào hoạt động khai thác dầu và khí trên Biển Đông, bao gồm cả việc thăm dò và khai thác từ lâu của Việt Nam. Điều này là đe dọa an ninh năng lượng khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".
Thông báo nhắc lại lời Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tuyên bố đầu năm nay là bằng việc ngăn cản phát triển ở Biển Đông thông qua việc gây hấn, Trung Quốc đã ngăn các thành viên ASEAN khai thác nguồn năng lượng có trị giá 2,5 ngàn tỉ USD.
Thông cáo viết: "Yêu sách của Trung Quốc và việc quân sự hoá các căn cứ trên Biển Đông, cùng với các hành đông nhằm khẳng định các tuyên bố lãnh hải phi pháp trên Biển Đông, bao gồm sử dụng các lực lượng quân sự trên biển để doạ nạt, gây hấn và đe doạ các nước khác, làm xói mòn hoà bình và an ninh ở khu vực".
Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định Trung Quốc đang gia tăng áp lực lên các nước ASEAN để buôc các nước này chấp nhận COC với điều khoản hạn chế quyền hợp tác với các bên hay các nước thứ 3 sau này, nhằm hướng tới việc khống chế quyền khai thác nguồn dầu và khí trên Biển Đông.
Trước tình hình trên, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: "Nước Mỹ kiên quyết chống lại việc gây hấn và đe doạ bởi bất kỳ bên nào nhằm khẳng định tuyên bố về lãnh thổ hay lãnh hải. Trung Quốc nên chấm dứt ngay thói bắt nạt và kiềm chế các kiểu hành vi gây sự và gây mất ổn định thế này"
Trước đó, lúc 10 giờ sáng nay (giờ VN), Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã lên Twitter chỉ trích những hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông viết: "Tôn trọng chủ quyền và tự do hàng hải là yếu tố then chốt của tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Mỹ cùng chia sẻ với các thành viên của ASEAN. Những hành vi gây hấn của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng là phản tác dụng, và đe doạ hòa bình ổn định trong khu vực".
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã lên tiếng trước hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây khi xâm phạm đặc quyền kinh tế nước ta. "Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong thông cáo hôm qua 19.7.
"Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.
Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này" - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.
Anh Tú
Theo Motthegioi.vn
Triều Tiên : Cuộc đàm phán cấp chuyên viên với Mỹ đã thất bại Trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên Kim Myong-gil tuyên bố cuộc đàm phán cấp chuyên viên với Mỹ đã đổ vỡ và cáo buộc Washington đã khiến cuộc đàm phán "kết thúc trong vô nghĩa." Trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên Kim Myong-gil. (Nguồn: Kyodo) Cuộc đàm phán cấp chuyên viên ngày 5/10 giữa Mỹ và Triều Tiên về chương trình hạt nhân...