Phản ứng của Mỹ khi Trung Quốc hành động phi pháp ở Biển Đông là tích cực
“Chúng ta không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, tuy nhiên để bảo vệ chủ quyền quốc gia, chúng ta có quyền làm mọi việc cần thiết. Ta phải tận dụng việc này để vạch trần âm mưu, ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông cho toàn thế giới biết” – Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) đã phân tích rõ những vấn đề liên quan đến hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông và phản ứng cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, cần phải vạch trần ý đồ của Trung Quốc ở biển Đông cho toàn thế giới biết (Ảnh Hoàng Lam).
Trung Quốc đã có một loạt hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng Biển Đông, trong đó có việc cải tạo trái phép các bãi đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông nhận định thế nào về những hành động phi pháp đó của Trung Quốc?
Từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã cải tạo trái phép với tốc độ rất nhanh và có quy mô lớn các bãi đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Như đảo Gạc Ma và Chữ Thập, sau 15 tháng (từ tháng 1/2014 – 4/2015) diện tích đã tăng lần lượt là 200 lần và 10 lần. Sau thời gian cải tạo, đến giờ, đảo Chữ Thập trở thành đảo lớn nhất Trường Sa.
Mục đích của Trung Quốc là biến các đảo chìm thành căn cứ quân sự, để máy bay chiến lược tầm xa của họ có thể cất, hạ cánh. Khi xây dựng xong các căn cứ quân sự này họ có thể khống chế toàn bộ Biển Đông, eo biển Malacca và các nước trong khu vực. Hiện nay, trên đảo Gạc Ma đã có đường băng dài khoảng 2800m, đường băng ở đảo Chữ Thập dài 3500m. Phía Đông hai đảo này là âu thuyền, bến cảng tàu 50.000 tấn có thể ra vào được.
Video đang HOT
Hành động đó của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại những gì họ đã cam kết với các nước trong khu vực, thưa ông?
Việc làm của Trung Quốc đã vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và vi phạm Tuyên bố về Ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC). Cả hai văn bản này đều có điều khoản quy định, trong quá trình chờ đợi giải quyết tranh chấp, không một bên nào được làm thay đổi hiện trạng khu vực.
Như vậy, Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Quốc cũng vi phạm chính những điều mà họ đã cam kết với các nước trong khu vực. Điều này càng cho thấy bản chất hung hăng, hiếu chiến, muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là không bao giờ thay đổi. Chúng ta càng không thể tin được điều họ nói.
Trước những hành động ở Biển Đông của Trung Quốc, Đại tá Steve Waren – người phát ngôn Lầu Năm Góc Mỹ nhấn mạnh “luật pháp quốc tế không công nhận cái gọi là đảo nhân tạo”. Về phía Việt Nam, chúng ta làm cách nào để đáp lại hành động phi pháp trên của Trung Quốc?
Năm ngoái, sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, chúng ta phản ứng rất tích cực. Nếu so sánh sự kiện gian khoan Hải Dương 981, thì việc Trung Quốc cải tạo đảo chìm thành căn cứ quân sự nghiêm trọng hơn rất nhiều. Việc này là bước đi nhằm hiện thực hóa ý đồ chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Theo tôi, lần này chúng ta phải có quan điểm kiên quyết, rõ ràng, không chỉ người phát ngôn của Bộ Ngoại giao lên tiếng. Chúng ta phải tích cực thông báo cho thế giới biết hành động phi pháp của Trung Quốc. Phải tận dụng mặt trận ngoại giao trong vấn đề này.
Ngoài ra, chúng ta phải tạo điều kiện cho truyền thông kịp thời thông báo hành động nguy hiểm của Trung Quốc đến nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Bây giờ không phải lúc dùng súng đạn thì đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, tuyên truyền rất quan trọng. Còn đối với nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra hành động như ở Bình Dương, Hà Tĩnh năm ngoái.
Ông nhìn nhận thế nào với việc Mỹ xem xét đưa tàu chiến, máy bay ra tuần tra khu vực Trung Quốc cải tạo trái phép cũng như việc Bộ Ngoại giao Mỹ có những tuyên bố rất cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông?
Việc Trung Quốc có những hành động ngang ngược như vậy mà thế giới họ ủng hộ mình là rất hoan nghênh. Trong bối cảnh Biển Đông như hiện nay, phản ứng của Mỹ là rất tích cực. Chúng ta không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, tuy nhiên để bảo vệ chủ quyền quốc gia, chúng ta có quyền làm mọi việc cần thiết. Ta phải tận dụng việc này để vạch trần âm mưu, ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông cho toàn thế giới biết.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)
Theo Dantri
Nepal tắt dần hy vọng tìm thấy nạn nhân sống sót sau động đất
Chính phủ Nepal ngày 2/5 đã loại bỏ khả năng tìm thấy thêm các nạn nhân sống sót sau trận động đất kinh hoàng 7,8 độ richter cách đây đúng một tuần, đồng thời cho biết số người thiệt mạng trong thảm họa này tiếp tục tăng mạnh lên trên 6.600.
Hầu như không còn hy vọng tìm thấy người sống sót sau một tuần bị vùi lấp dưới đống đổ nát (Ảnh: EFE)
Theo thông báo mới nhất của Bộ Nội vụ Nepal, số người thiệt mạng tính đến thời điểm sáng nay 2/5 đã lên tới 6.621 người, trong khi số người bị thương là 14.023 người.
"Một tuần đã trôi qua kể từ khi xảy ra thảm họa. Chúng tôi đã cố gắng hết sức mình trong công tác tìm kiếm cứu nạn, song đến nay tôi không nghĩ rằng còn nạn nhân nào có khả năng sống sót dưới những đống đổ nát", người phát ngôn Bộ Nội vụ Nepal Laxmi Prasad Dhakal khẳng định.
Đây là trận động đất mạnh nhất ở Nepal trong hơn 80 năm qua. Động đất cũng đã làm ảnh hưởng tới hai nước láng giềng là Ấn Độ và Trung Quốc, làm hơn 100 người thiệt mạng.
Ngay sau khi động đất xảy ra, chính phủ Nepal đã nỗ lực tối đa cho công tác cứu hộ và cũng nhận được sự giúp đỡ kịp thời trên mọi phương diện của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, trận động đất quá mạnh, lại gây tác động trên diện rộng nên con số thương vong và thiệt hại ước tính rất lớn.
Ngoài ra, các đội cứu hộ cũng phải chạy đua với thời gian trong việc ngăn chặn dịch bệnh có thể lây lan do có quá nhiều người chết và hàng triệu người, trong đó có hơn 1,7 triệu thanh thiếu niên Nepal, đang phải sống trong điều kiện vật chất hết sức tồi tệ.
Vũ Anh
Theo dantri/AFP
Nepal tuyên bố 3 ngày quốc tang, hơn 5.000 người đã thiệt mạng Chính phủ Nepal ngày 28/4 đã tuyên bố 3 ngày quốc tang để tưởng nhớ các nạn nhân vụ động đất kinh hoàng ngày 25/4, trong khi số lượng người thiệt mạng được xác định đã vượt 5.000 người, và hơn 10.000 người khác bị thương. Số người chết và bị thương vì động đất tại Nepal tiếp tục tăng (Ảnh: AP) Theo...