Phản ứng của các bên khi căng thẳng leo thang giữa Serbia và Kosovo
Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Kosovo, Mỹ và EU phân biệt đối xử đối với người Serbia, trong khi NATO tuyên bố sẵn sàng can thiệp để duy trì hòa bình.
Theo kênh RT (Nga), còi báo động và chuông nhà thờ đã vang lên khắp miền Bắc Kosovo ngày 31/7, sau khi nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti thông báo cảnh sát sẽ cấm biển số và giấy tờ tùy thân của người Serbia.
Quân đội Serbia đã được đặt trong tình trạng báo động cao và cư dân địa phương ở phía Bắc Kosovo đã dựng các rào chắn khi cảnh sát chuẩn bị hành động.
Cảnh sát Kosovo cho biết họ đã phải đóng cửa các cửa khẩu biên giới Bernjak và Jarinje với Serbia do những người biểu tình Serbia chặn đường.
Video đang HOT
Phản ứng về vấn đề trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 31/7 cho biết: “Chính quyền Kosovo cùng những người ủng hộ ở EU và Mỹ nên ngừng các hành động khiêu khích và tôn trọng quyền của người dân tộc Serbia ở Kosovo”.
Bà Zakharova cho rằng quyết định của Kosovo là không hợp lý và mang tính phân biệt đối xử, đồng thời cho rằng việc buộc phải thay thế các giấy tờ cá nhân là một bước đi nhằm trục xuất người Serbia khỏi Kosovo, cũng như các tổ chức người Serbia ở Kosovo.
Theo bà Zakharova, ông Kurti đang cố tình leo thang để phát động một cuộc đàn áp vũ trang, không chỉ chống lại người Serbia ở Kosovo mà chống lại cả Serbia. Nga kêu gọi Kosovo, Mỹ, EU tôn trọng quyền của người Serbia ở Kosovo.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Serbia Aleksandar Vuvic tuyên bố rằng chưa bao giờ Serbia lại ở trong một tình huống phức tạp và khó khăn hơn liên quan đến Kosovo như hiện nay. Ông Vuvic thông báo rằng chính quyền Kosovo có kế hoạch ngăn chặn tất cả những người có thẻ căn cước Serbia tại các trạm kiểm soát hành chính bắt đầu từ nửa đêm 31/7 và quân đội Kosovo có kế hoạch tấn công phần phía Bắc của Serbia vào lúc nửa đêm.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Serbia cho biết, chưa có binh sĩ Serbia nào vượt qua ranh giới hành chính để tiến vào Kosovo, đồng thời mô tả những tin đồn như vậy lan truyền trên mạng xã hội là thông tin sai lệch.
Về phần mình, KFOR, phái bộ gìn giữ hòa bình tại Kosovo do NATO dẫn đầu, cho biết trong một tuyên bố tối 31/7 rằng họ đã sẵn sàng can thiệp nếu tình hình mất ổn định.
KFOR đã được đặt trong tình trạng báo động cao khi một đoàn xe quân sự lớn khoảng 30-40 chiếc đang tiến về khu vực giáp ranh giữa Kosovo và Serbia. Lực lượng đặc nhiệm Kosovo cũng đang tích cực di chuyển thiết bị và nhân sự của mình.
KFOR cho biết họ sẽ thực hiện bất kỳ biện pháp nào cần thiết để duy trì môi trường an toàn và an ninh ở Kosovo mọi lúc, phù hợp với nhiệm vụ của Liên hợp quốc.
Căng thẳng đã leo thang sau khi nhà chức trách Kosovo thông báo từ ngày 1/8, các giấy tờ của Serbia sẽ hết hiệu lực trên lãnh thổ của khu vực này và việc đăng ký lại biển số xe Serbia sang số của Kosovo sẽ bắt đầu. Tổng thống Serbia Aleksandar Vuvic cho biết không muốn leo thang tình hình và kêu gọi chính quyền Kosovo, cũng như cộng đồng quốc tế, duy trì hòa bình.
Đức gia hạn sứ mệnh triển khai quân sự ở Kosovo
Đức đã gia hạn việc triển khai quân sự cho lực lượng gìn giữ hòa bình do NATO đứng đầu ở Kosovo (KFOR) trong bối cảnh lo ngại cuộc xung đột Nga-Ukraine lan sang khu vực Balkan.
Binh sĩ Đức sẽ được gia hạn triển khai ở Kosovo. Ảnh: DW
Hiện có 80 binh sĩ của quân đội Đức được triển khai cho nhiệm vụ của KFOR trong tổng số khoảng 3.700 nhân viên. Quyết định này đưa Đức trở thành nước đóng góp lớn thứ ba cho KFOR, sau Italy và Mỹ.
"Cam kết của chúng tôi với Kosovo và với khu vực Tây Balkan nói chung quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì chúng ta đang chứng kiến một cuộc xung đột tàn khốc ở giữa châu Âu", Thomas Hitschler, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Đức, cho biết.
Ông Hitschler lưu ý thêm rằng việc gia hạn sứ mệnh trên cũng có lý do một phần là khả năng leo thang căng thẳng giữa Serbia và Kosovo, đặc biệt là ở phía Bắc.
Serbia hiện vẫn được cho là một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga trong khu vực. Chính quyền của Tổng thống Aleksandar Vučić cho đến nay vẫn từ chối đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva bất chấp những áp lực liên tục từ Liên minh châu Âu (EU).
"Trước những diễn biến này, hoạt động trong NATO sẽ tiếp tục đảm bảo lợi ích an ninh chiến lược của Đức trong khu vực", ông Hitschler nêu rõ.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh ở Tây Balkan, Chính phủ Đức cũng đã chọn đóng góp nhân sự cho lực lượng ổn định EU ở Bosnia (EUFOR-ALTHENA) - điều mà Đức đã không tiến hành kể từ năm 2012.
Tổng thống Nga Putin cử đặc phái viên đến Balkan Ở thời điểm dư luận thế giới đổ dồn chú ý vào tình hình Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cử đặc phái viên an ninh hàng đầu của ông đến một quốc gia thuộc vùng Balkan. Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Ảnh: AP Hãng thông tấn AP (Mỹ) ngày 21/2 dẫn thông tin từ truyền thông Serbia...