Phản ứng bất ngờ của giới trẻ Đài Loan trước sức ép từ TQ
Một sinh viên Đài Loan nói Trung Quốc có thể chỉ đơn giản là “nghiền nát” Đài Loan.
Binh sĩ Đài Loan bế một em nhỏ trong một cuộc triển lãm thiết bị quân sự ở Đài Bắc ngày 29.9
ới đây, trong một bài phát biểu ở Đai học Tamkang ở Đài Bắc, trung sĩ Jiang Pin-shiuan thuộc Không quân Đài Loan đưa ra một lời mời hấp dẫn với sinh viên năm nhất. Tham gia lực lượng vũ trang Đài Loan, các sinh viên sẽ nhận bằng cấp nhà nước, 110 ngày nghỉ mỗi năm và tiết kiệm hàng năm 312.500 đô la Đài Loan.
Nhưng nhiều sinh viên không quan tâm đến lời mời này, nói rằng việc nhập ngũ là “phí thời gian” và Đài Loan khó có thể đối mặt với Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự, theo Reuters.
“Trung Quốc có thể chỉ đơn giản là nghiền nát Đài Loan bằng sức mạnh kinh tế của họ. Không cần chiến tranh – thứ gây lãng phí tiền bạc”, Chen Fang-yi, 18 tuổi, một sinh viên ngành kỹ thuật, nói. “Tôi không cảm thấy tự tin và có nhiều kỳ vọng với quân đội Đài Loan”.
Từ các bài giảng ở các trường học đến các màn trình diễn công cộng của đặc nhiệm, quân đội Đài Loan đang nỗ lực để tuyển binh sĩ khi hòn đảo đã chuyển sang chế độ nhập ngũ tự nguyện hoàn toàn sau nhiều thập kỷ thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Năm 2011, Đài Loan loại bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc để giảm chi phí và tăng tính chuyên nghiệp của lực lượng vũ trang.
Cơ quan quốc phòng của hòn đảo cho biết họ có thể tuyển được 81% của chỉ tiêu 188.000 quân tình nguyện cần thiết để bảo vệ hòn đảo vào cuối năm nay. Họ hy vọng sẽ tăng lên 90% vào năm 2020.
Nhưng các chuyên gia quân sự và chính phủ cho biết việc tuyển quân tự nguyện đang gặp thách thức và không đủ nhanh để bắt kịp với sự mất cân bằng quân sự ngày càng tồi tệ trong khu vực.
Trung Quốc, quốc gia có ngân sách quốc phòng chính thức cao gấp gần 15 lần so với Đài Loan trong năm ngoái, đã cảnh báo Đài Bắc bằng cách điều máy bay ném bom bay xung quanh hòn đảo.
Video đang HOT
Binh sĩ Đài Loan chụp ảnh với một em nhỏ trong cuộc triển lãm thiết bị quân sự ở Đài Bắc ngày 29.9
Trong một bản báo cáo từ tháng 12, ba nhân viên chính phủ cảnh báo sự tăng trưởng trong tuyển binh tự nguyện đang giảm, làm dấy lên lo ngại về sức mạnh chiến đấu của Đài Loan.
Lin Yu-fang, người làm việc tại Tổ chức Chính sách có trụ sở tại Đài Bắc, cho biết: “Chính phủ cần suy nghĩ xem liệu có cần tuyển quân bắt buộc lại hay không nếu họ quan tâm đến an ninh hòn đảo. Chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho hành động đó… Chúng ta sẽ không thể tuyển đủ quân”.
Cơ quan quốc phòng của Đài Loan nói với Reuters rằng họ sẽ tiếp tục tăng số lượng và chất lượng của lực lượng vũ trang và đã thực hiện tất cả kế hoạch cần thiết trước mọi viễn cảnh Trung Quốc có hành động quân sự. Đài Loan cũng thúc giục công chúng “hỗ trợ và khuyến khích” cho quân đội.
Nhưng việc thuyết phục thanh niên tham gia lực lượng vũ trang càng trở nên khó khăn hơn bởi quá khứ của Đài Loan. Cái chết của một tân binh nhập ngũ bắt buộc vào năm 2013 sau khi bị phạt đã gây ra những cuộc biểu tình lớn.
Lực lượng vũ trang không được “yêu thích” đến mức hơn 1.000 người dự bị bị cáo buộc né tránh huấn luyện bắt buộc trong 3 năm qua.
“Điều này đặt ra một câu hỏi về tinh thần người Đài Loan. Nếu có xung đột, mọi người sẽ làm gì?”, William Stanton, giáo sư tại Đại học Đài Loan, nói.
Đài Loan đã rút ngắn thời gian tập huấn bắt buộc từ 3 năm xuống còn 4 tháng. Các nhà phân tích cho rằng động thái này có mục đích khuyến khích người trẻ nhập ngũ, những người ưu tiên tự do cá nhân hơn nghĩa vụ dân sự.
Nhưng đối với một số người trẻ, ngay cả giảm thời gian tập huấn cũng vô ích.
“Đằng nào chúng tôi cũng sẽ không thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc”, sinh viên tốt nghiệp Hsu Kai-wen, một binh sĩ từng nhập ngũ bắt buộc, nói. “Tại sao tôi lại phải lãng phí thời gian của tôi trong quân đội?”
Theo Danviet
Mỹ đã sẵn sàng đứng ra bảo vệ Đài Loan trước Trung Quốc?
Gần đây, Mỹ có nhiều động thái cho thấy rõ lập trường của nước này về quan hệ Đài Loan - Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc
Trung Quốc ngày càng tăng cường sức ép ngoại giao lên Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn nhậm chức lãnh đạo Đài Loan vào năm 2016.
Trong vòng chưa đầy ba năm, năm quốc gia - Sao Tome và Principe, Panama, Cộng hòa Dominica, Burkina Faso, và El Salvador - đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đài Loan nay chỉ có 17 đồng minh ngoại giao. Trong khi đó, một số đồng minh còn lại của hòn đảo này, ví dụ như eSwatinia và Vatican, cũng đang tích cực cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Đối mặt với áp lực từ Trung Quốc, bà Thái nhiều lần kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới đoàn kết với Đài Loan trong việc phòng vệ trước Trung Quốc và bảo vệ các giá trị tự do chung.
Tháng trước, bà Thái đến Mỹ, kêu gọi thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, ủng hộ Đài Loan vì "bảo vệ Đài Loan chính là bảo vệ tự do và các giá trị dân chủ".
Trong bối cảnh đó, Mỹ - duy trì quan hệ đối tác an ninh đặc biệt với Đài Loan nhưng không có quan hệ ngoại giao - gần đây đưa ra nhiều tín hiệu thể hiện rằng nước này sẽ đáp ứng yêu cầu bà Thái.
Tín hiệu gần đây nhất là triệu hồi các nhà ngoại giao Mỹ từ ba quốc gia cắt đứt quan hệ với Đài Loan.
Vào ngày 7 tháng 9, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng các đại sứ hàng đầu của họ ở Cộng hòa Dominica, El Salvador và Panama đã được yêu cầu về nước vì "quyết định không còn công nhận Đài Loan" của những nước này.
"Ba đại sứ của chúng tôi sẽ gặp gỡ các lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ để thảo luận những cách thức mà Mỹ có thể hỗ trợ các tổ chức và nền kinh tế mạnh mẽ, độc lập, dân chủ trên khắp Trung Mỹ và Caribê", Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Quyết định của Bộ Ngoại giao Mỹ mặc dù khá bất ngờ nhưng hoàn toàn đồng nhất với những phát biểu mạnh mẽ gần đây của Nhà Trắng.
Lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn
Vào ngày 21.8, vài ngày sau khi bà Thái kết thúc chuyến thăm thành phố Houston của Mỹ, El Salvador tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và chấm dứt quan hệ với Đài Loan.
Hai ngày sau, Nhà Trắng ban hành một tuyên bố mạnh mẽ bất thường, chỉ trích cả El Salvador và Trung Quốc. Tuyên bố viết rằng quyết định chuyển lòng trung thành từ Đài Bắc sang Bắc Kinh của El Salvador "là mối quan ngại nghiêm trọng với Hoa Kỳ và sẽ dẫn đến việc đánh giá lại" mối quan hệ của Mỹ với El Salvador.
Nhà Trắng tiếp tục cảnh báo các nước đang tìm cách thiết lập hoặc mở rộng quan hệ với Trung Quốc "có thể thất vọng về lâu dài" vì "sự ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ tạo ra sự phụ thuộc và thống trị kinh tế, không phải quan hệ đối tác".
"Mỹ sẽ tiếp tục phản đối sự bất ổn của Trung Quốc trong mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan và sự can thiệp chính trị ở Tây Bán cầu", trích tuyên bố của Nhà Trắng.
Ngày 5.9, một nhóm các thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ giới thiệu một dự luật có tiêu đề Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Đồng minh Đài Loan Quốc tế (TAIPEI). Dự luật có mục đích trừng phạt các đồng minh ngoại giao "đổi phe" của Đài Loan.
Được giới thiệu bởi các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Cory Gardner và Marco Rubio, và đảng Dân chủ Ed Markey và Bob Menendez, dự luật nhằm "củng cố vị thế của Đài Loan trên khắp thế giới và phản ứng với một số quốc gia phá hỏng quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan do áp lực và chiến thuật của Trung Quốc", theo trang web chính thức của Gardner.
Theo dự luật, Bộ Ngoại giao Mỹ có thể "hạ cấp quan hệ của Hoa Kỳ với bất kỳ chính phủ nào có hành động bất lợi liên quan đến Đài Loan, đình chỉ hoặc thay đổi sự hỗ trợ nước ngoài của Mỹ... cho các chính phủ có hành động bất lợi liên quan đến Đài Loan".
Gardner cho biết: "Hoa Kỳ sẽ sử dụng mọi công cụ để hỗ trợ vị thế của Đài Loan trên sàn quốc tế".
Những động thái mới nhất này dường như cho thấy chính phủ Hoa Kỳ và hệ thống luật pháp lưỡng đảng nước này dần dần đã đạt được sự thống nhất về lập trường: Washington sẵn sàng tích cực bảo vệ Đài Bắc trước Bắc Kinh.
Theo Danviet
Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan ảnh hưởng như thế nào tới quan hệ Trung - Mỹ? Hợp đồng mua bán khí tài quân sự Mỹ-Đài Loan cho thấy quan hệ Washington-Bắc Kinh chắc chắn sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường trong thời gian tới. Ngày 24/9/2018, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã trình bản hợp đồng bán vũ khí, trị giá 330 triệu USD cho Đài Loan lên Quốc hội để chờ phê duyệt. Nếu...