Phẫn uất vì con trai ngoại tình mẹ chồng vẫn bênh, nàng dâu liều mình hỏi ngược: “Bố có người đàn bà khác bên ngoài thì mẹ nghĩ sao?”
Vân tâm sự, lúc nghe mẹ chồng nói cô thật sự choáng. Bởi cô không thể nghĩ mẹ chồng lại có thể bênh con trai một cách mù quáng như thế. Bực lên cô quay sang nói thẳng với bà.
Tuy xã hội phát triển, tư tưởng của các bà mẹ chồng cũng tiến bộ hơn xưa nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều người khắt khe phân biệt con dâu lắm. Các bà thương con trai 10, lại không yêu con dâu nổi tới 1, thành thử quan hệ mẹ chồng nàng dâu vì thế mà căng thẳng. Đấy là lời chia sẻ của Thảo Vân, người từng khốn khổ với mối quan hệ ấy.
Vân kể, ngày yêu Phong – chồng cô bây giờ, biết anh làm nghề lái xe đường dài cô cũng có chút phân vân, vì cô phần nào hiểu được tính chất công việc đó, thường xuyên xa nhà, lại nhiều cám dỗ. Có điều vì tình yêu cô bất chấp tất cả.
Song khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân rồi cô mới thấm, Phong đi cả tháng thi thoảng mới được về với vợ, có khi về hôm trước hôm sau lại đi luôn. Ở nhà còn mình Vân sống với bố mẹ chồng. Mà khổ nỗi mẹ Phong lại khái tính, đâm ra mẹ chồng nàng dâu cũng ít khi nói chuyện. Cũng may Phong sống tình cảm, biết thương yêu quan tâm vợ nên cô cũng cảm thấy được an ủi rất nhiều.
Ảnh minh họa
Thời gian sau Vân mang bầu, đây cũng là quãng thời gian khó khăn nhất đối với Vân bởi cô mang thai lần đầu, lại phải xa chồng nên tủi thân lắm. Vậy mà mẹ Phong có biết đấy là đâu, bà sống vô tâm chẳng mấy khi hỏi han động viên con dâu nửa lời. Thậm chí nhiều hôm đi chơi về thấy con dâu nói chuyện điện thoại với chồng, bà còn đứng cửa nói mát: “Con trai tôi đi làm chứ có đi chơi đâu mà cô cứ suốt ngày gọi điện léo nhéo”.
Mẹ chồng hay để ý như thế nên trong cuộc sống sinh hoạt, Vân lúc nào cũng phải giữ ý, nhìn trước ngó sau. Nhưng Vân bảo vì chồng vì con cô luôn tự động viên bản thân phải cố gắng.
Ấy vậy mà càng về những tháng cuối trước sinh, Vân lại càng nhận ra Phong có nhiều thay đổi. Chẳng là dạo trước, dù việc bận thế nào, một tháng anh cũng phải tạt về thăm vợ đôi, ba lần. Song thời gian đó Phong cứ đi biền biệt, điện thoại cũng chẳng mấy khi gọi về. Sốt ruột Vân gọi, anh cũng chỉ vội vàng trả lời nhát gừng rồi cúp máy. Hỏi, anh bảo bận.
Mãi tới hôm đó, Vân gọi điện báo bị ốm mệt nên Phong mới về. Thế nhưng nằm bên vợ mà anh cứ nhấp nhổm nhìn điện thoại, tí tí lại thở dài. Cho tới lúc anh đi tắm, Vân mới tranh thủ lấy máy chồng để vào kiểm tra tin nhắn. Tất cả các hòm thư đều trống trơn. Chính điều này càng khiến Vân nghi ngờ.
Đến đêm, Vân đang ngủ thì chuột rút, đau điếng cô quay sang định nhờ chồng bóp chân cho mà không thấy Phong đâu. Chột dạ cô nhăn nhó dậy tìm. Vừa đến cửa nhà vệ sinh Vân liền nghe thấy tiếng Phong thì thầm trong ấy: “Ừ, anh biết rồi. Anh cũng nhớ cưng lắm. Nhưng vợ anh đang ốm. Em cố đợi thêm 1, 2 ngày nữa anh sẽ lên với em”.
Biết mười mươi rằng chồng ngoại tình rồi, Vân tí khụy tại chỗ. Cố hết sức cô nghiến răng đập cửa rầm rầm gọi chồng, vừa khóc vừa cào cấu Phong. Chồng cô biết vợ đang bị kích động nên cũng không dám nói thêm lời nào, chỉ cúi mặt im lặng.
Song mẹ chồng Vân ở phòng bên nghe thấy, liền chạy sang gắt ầm: “Cô làm cái gì thế? Con trai tôi đi làm mấy tháng mới về mà cô cũng để nó yên à?”.
Vân nước mắt ngắn nước mắt dài quay sang kể cho mẹ Phong nghe, nghĩ sẽ được bà cảm thông, vào trách mắng, dậy dỗ con trai. Ai ngờ nghe xong bà chẹp miệng xua tay: “Có thế thôi mà cô cũng làm ầm ĩ hết cả lên. Cô đúng là ích kỷ, làm vợ mà không biết thông cảm cho chồng. Nó là đàn ông, lại làm xa nhà quanh năm suốt tháng nên chuyện ra ngoài có đàn bà khác là đương nhiên. Vấn đề đơn giản thế lẽ ra cô phải hiểu chứ”.
Ảnh minh họa
Vân tâm sự, lúc nghe mẹ chồng nói cô thật sự choáng. Bởi cô không thể nghĩ mẹ chồng lại có thể bênh con trai một cách mù quáng như thế. Bực lên cô quay sang nói thẳng với bà: “Mẹ cũng là phụ mà sao lại có thể nói thế? Mẹ bảo con ích kỷ không chia sẻ với chồng, vậy mẹ nghĩ xem từ ngày cưới tới giờ tính ra con được ở với chồng mấy ngày. Anh ấy đi biền biệt, mình con ở nhà lo toan nhà cửa, chăm sóc vun vén cuộc sống gia đình. Đến chửa đẻ cũng chỉ 1 mình lủi thủi. Anh ấy đã không thương vợ còn ra ngoài gái gú. Nếu là mẹ, khi biết bố có người đàn bà khác bên ngoài mẹ có đau lòng, có phản ứng như con không? Rồi mẹ cũng có con gái, nếu con rể mẹ bồ bịch mẹ sẽ nghĩ sao?”.
Vân bảo, cô nói xong mẹ chồng cô im lặng không nói gì. Phong thì cả đêm van xin vợ tha thứ. Anh thề thốt các kiểu sẽ dứt khoát với ả bồ. Anh cũng hứa sẽ thu xếp xin về làm gần nhà để tiện chăm vợ. Còn mẹ Phong, sau hôm ấy Vân để ý bà cũng quan tâm, chăm sóc con dâu hơn. Thậm chí thi thoảng còn gọi điện cho con trai không được chơi bời, phải chung thủy với vợ.
Kể tới đây Vân thở phào nhẹ nhõm bảo, thấy mẹ chồng thay đổi vậy bản thân cô cũng mừng. Phong thì cô cũng nhắm mắt cho qua lần này. Song cô tuyên bố thẳng nếu tái phạm, cô sẽ không ngần ngại ly hôn.
Hải Hương
Theo Helino
Video đang HOT
Trẻ phá phách tại đám cưới: 'Cha mẹ không dạy được đừng đổ thừa con'
Nhiều người cho rằng phụ huynh phải biết hành xử lịch sự, dạy dỗ con thay vì bao biện "con nít mà" khi chúng nghịch ngợm, phá phách ở đám cưới, nhà hàng.
Từ đi chơi, gặp gỡ bạn bè đến ăn cỗ cưới, chị Kim Oanh (30 tuổi, Bắc Ninh) đều đưa con gái 7 tuổi đi cùng.
Trong một lần tụ tập ở quán cà phê với 3 người bạn, chuyện không có gì đáng nói nếu con gái chị không chạy nhảy và va vào nhân viên phục vụ.
Ba cốc nước rơi xuống sàn, vỡ tan sau cú va chạm. Tức thì, nữ nhân viên quát lớn: "Con nhà ai chạy linh tinh thế, mù à?".
Vẫn biết lỗi do con gái mình gây ra, câu nói "mù à" của nhân viên làm chị Oanh không thể kiềm chế.
"Nó là trẻ con, chẳng may thôi, em có cần lớn giọng vậy không?", người mẹ nói.
Nữ nhân viên đáp lại: "Trẻ con không có nghĩa là được phá phách chị ạ".
Sau một hồi tranh cãi gay gắt, chị Oanh cùng 3 người bạn di chuyển sang quán khác ngồi vì quá bực tức.
"Việc con nít hiếu động, không may đụng chạm làm hỏng đồ đạc là điều quá bình thường và xảy ra như cơm bữa. Bạn nữ kia rồi cũng sẽ có con và sẽ hiểu được điều này. Nhắc nhở nhẹ là được rồi, đâu cần thiết phải dùng từ ngữ nặng nề như thế để mắng nhiếc tụi nhỏ", chị Oanh phàn nàn với Zing.vn.
Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ em nghịch ngợm là chuyện đương nhiên. Ảnh: sevendaysvt.
"Con nít mà, có gì đâu" cũng là lời giải thích Minh Ngọc (23 tuổi, TP.HCM) nhận được từ bố đứa trẻ 5 tuổi ngồi ghế sau cô trên chuyến bay vào Đà Nẵng.
"Bé trai ấy liên tục đạp vào ghế mình trong chuyến bay. Ban đầu, mình cũng nghĩ con nít nên chắc không ngồi yên nhưng sự việc cứ liên tục diễn ra khiến mình khá khó chịu", Ngọc chia sẻ.
Lần đầu, Ngọc quay lại và ra hiệu cho đứa trẻ ngồi yên. Cha mẹ em nhỏ này trông thấy, song không phản ứng gì.
Đến lần thứ 2, Ngọc góp ý với gia đình thì người bố bảo "Con nít lỡ đạp trúng thôi, có gì đâu" rồi thản nhiên quay sang nói chuyện với vợ.
"Lúc này, mình cũng chỉ phải 'chịu trận' thôi. Nói ra thì nhiều người bảo mình chấp chuyện nhỏ với con nít. Nhưng ban đầu, do muốn thoải mái nên gia đình mới đi máy bay, ấy thế mà hóa ra lại phiền toái", Ngọc bức xúc.
"Con nít mà, biết gì đâu" là lời giải thích của một số huynh cho hành động nghịch ngợm, gây ảnh hưởng đến người khác của con em mình. Ảnh: qz.
Vì sao "cấm trẻ em"?
Dưới bài đăng về quy định "cấm trẻ em vào đám cưới" trên Zing.vn, hanh nguyen kể lại trải nghiệm kém vui khi tham dự lễ cưới một người bạn.
"Nhiều em nhỏ hết chạy loanh quanh khắp hôn trường lại leo trèo lên sân khấu làm đủ trò, còn ngồi chung trong bàn là mất một chỗ của người lớn... Thế nhưng cha mẹ của những bé không ngoan đó rất dửng dưng để con mình tự tác", tài khoản này kể.
hanh nguyen nói thêm khi được nhắc nhở trông con, mẹ một cậu bé trong đám trẻ nghịch ngợm cau mày, tỏ vẻ bực tức bảo mọi người chấp trẻ em.
"Chỉ những người dạy con không nghiêm mới nói người lớn khắt khe. Trẻ ngoan thì ai chẳng yêu mến", người này khẳng định.
Cũng vì e ngại những đám trẻ nghịch ngợm và thái độ bênh vực con của phụ huynh như thế, hanh nguyen cho biết khi kết hôn, cô sẽ chủ động đề nghị khách mời không đem theo con nhỏ tới lễ cưới của mình.
Jiro Tong đồng tình rằng nhiều người lớn có tư tưởng đổ thừa cho trẻ con.
"Thời đại nào rồi mà suy nghĩ ấu trĩ. Các bạn không dạy được con lịch sự thì đừng đổ lỗi tại chúng là con nít. Giữ trật tự, không làm phiền người khác đó là phép lịch sự tối thiểu. Nếu không bảo được con thì cha mẹ nên đi học lại", người này viết.
Thực tế, quy định "hạn chế trẻ em" không chỉ được đưa ra trong không gian đám cưới, mà còn xuất hiện trong nhiều sự kiện như lễ tốt nghiệp, sinh nhật hay bất cứ đâu.
"Để chuẩn bị tốt nhất cho lễ trưởng thành, mọi người nên dẫn tối đa 2 người thân vào khu vực làm lễ. Đặc biệt, các phụ huynh nên để trẻ em ở nhà để buổi lễ diễn ra suôn sẻ".
Hoàng Quỳnh (23 tuổi, cựu sinh viên khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) nhớ lại lời dặn của lớp trưởng về buổi lễ Tốt nghiệp và Trưởng thành được gửi đến toàn bộ sinh viên.
Hoàng Quỳnh nói khi nhận được thông tin này, nhiều bạn trong lớp truyền tai nhau rằng "quá vô lý". Tuy nhiên, khi nhận được lời giải thích từ ban tổ chức, phần lớn đồng ý với việc không để trẻ em xuất hiện tại buổi lễ.
Theo lời cựu sinh viên báo chí, buổi lễ sẽ kéo dài vài giờ đồng hồ, việc để một đứa trẻ ngồi yên và không quấy phá là điều khó khăn.
"Việc những đứa trẻ chạy loạn trên sân khấu rất có thể sẽ xảy ra. Vì vậy, suy đi nghĩ lại thì không để con nít xuất hiện trong buổi lễ vẫn tốt hơn", Hoàng Quỳnh nói với Zing.vn.
Ngoài ra, 9X cũng nói thêm buổi lễ có phần tri ân thầy cô và phụ huynh khá xúc động, những đứa trẻ rất có thể sẽ phá đi không khí này.
"Mình rất quý trẻ con nhưng để chúng xuất hiện tại nơi đông người, cần sự long trọng như tiệc cưới, lễ tốt nghiệp, chùa chiền hoặc nhà thờ thì nên hạn chế", 9X nói.
Những "khu vực cấm trẻ em" xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Mike Ellis.
Trên thế giới, những "khu vực hạn chế trẻ em" (no kids zone) xuất hiện ngày càng nhiều, từ quán cà phê, cửa hàng đồ gia dụng đến các chuyến bay. Những "lệnh cấm" này thường gây phản ứng giận dữ, chế giễu và tẩy chay từ đám đông, trong đó chủ yếu là các bậc cha mẹ.
Dù vậy, để tránh nhiều rủi ro, các chủ doanh nghiệp, cửa hàng kiên định rằng "khu vực hạn chế trẻ em" là cần thiết.
Năm 2017, Bob Higginson - chủ tiệm cà phê ở thị trấn Brixham, hạt Devon, phía tây nam nước Anh - bị kêu gọi tẩy chay vì đưa ra quy định không tiếp trẻ em dưới 12 tuổi.
"Tôi chỉ muốn tạo ra một không gian yên tĩnh, nơi mà những khách hàng trưởng thành có thể ngồi xuống, thư giãn và tận hưởng không khí yên ắng", chủ cửa hàng nói.
Bên cạnh đó, tiệm cà phê được Higginson trang trí theo phong cách cổ điển với bộ sưu tập đồ cổ phong phú. Bởi vậy, ông Higginson lo lắng khi trẻ con chạy nhảy trong quán.
Sau khi đưa ra quy định cấm trẻ em dưới 5 tuổi vào quán trà của mình, Eileen Potter - ở đồi Winchmore, phía bắc London, Anh - cũng từng trở thành tâm điểm gây tranh cãi.
Trước phản ứng giận dữ của nhiều phụ huynh, cô giải thích: "Chúng tôi không có đủ khả năng thay thế quá nhiều đồ sành sứ. Quán chúng tôi không phải là nơi dành cho các cuộc họp mặt gia đình".
Tháng 6/2016, một nam nhân viên cửa hàng John Lewis ở Greater Manchester, Anh yêu cầu bà mẹ trẻ cùng con gái 16 tháng tuổi đang khóc lớn rời khỏi cửa vì thái độ khó chịu, phàn nàn của những khách hàng khác.
Hành động này nhanh chóng vấp phải phản ứng gay gắt từ cộng đồng. Sau đó, đại diện cửa hàng đã gửi hoa kèm lời xin lỗi tới bà mẹ này.
"Tôi cảm thấy mình như một bà mẹ rác rưởi. Thật xấu hổ. Mọi người đều nhìn tôi. Tôi đã cố dỗ con bé nín khóc nhưng không được", người mẹ trẻ bức xúc nói.
Tuy nhiên, trước phản ứng quá gay gắt từ dư luận, một số nơi từng ban "lệnh cấm" tìm cách điều chỉnh quy định để xoa dịu đám đông.
Năm 2011, Hãng hàng không quốc gia Malaysia - Malaysia Airlines - hứng nhiều chỉ trích khi ban hành quyết định cấm trẻ sơ sinh có mặt trong khoang thương gia trên 2 máy bay mới của họ.
Tới tháng 7/2012, chính hãng này lại tuyên bố nâng cấp 350 ghế hạng phổ thông của chiếc máy bay mới A380 thành khu vực dành riêng cho những gia đình có trẻ em dưới 12 tuổi. Bởi vậy, các khoang khác trên chuyến bay này có thể hiểu là "khu vực cấm trẻ em".
Những năm qua, ngoài Malaysia Airlines, một số hãng hàng không quốc tế như AirAsia, Scoot Airlines, China Airlines, Air New Zealand đã tạo ra các "khu vực hạn chế trẻ em" - nơi khách hàng có thể mua chỗ ngồi mà không sợ phải ngồi gần "những em nhỏ hiếu động".
"Cha mẹ mới cần đi học lại phép lịch sự cơ bản"
Tại châu Á, Hàn Quốc là đất nước quyết liệt nhất trong việc đưa ra quy định về "khu vực cấm trẻ em" tại quán cà phê, cửa hàng hay địa điểm du lịch.
Sự "nở rộ" của các tấm biển này khiến nhiều người hài lòng, nhưng cũng làm dấy lên mối lo ngại về việc người lớn đang phân biệt đối xử với trẻ em.
Bày tỏ quan điểm phản đối các "khu vực hạn chế trẻ em" trên Sookmyung Times, bà Yu Hwakyung - làm việc trong lĩnh vực thực phẩm và đinh dưỡng - cho rằng trẻ em và trẻ sơ sinh chưa có đủ nhận thức để biết những việc mình làm.
"Chúng thường hành động mà không nhận thức được hậu quả. Vì vậy, trẻ em không thể chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Những vấn đề trẻ em gây ra tại các cửa hàng như nô đùa, la hét, chạy lung tung là trách nhiệm của cha mẹ. Họ cần thay đổi hành vi con em mình", bà Yu nói.
Theo người này, việc ban hành "lệnh cấm" không giải quyết được các "vấn đề do trẻ em gây ra ở nơi công cộng", bởi giải pháp thực sự nằm ở việc nâng cao ý thức của phụ huynh.
"Cha mẹ ngó lơ, bỏ mặc con em mình quậy phá ở không gian chung mới chính là người cần đi học lại phép lịch sự cơ bản. Chính phủ cũng cần tổ chức các chiến dịch để nâng cao nhận thức hoặc sắp xếp những 'khu vực dành riêng cho trẻ em' để chúng có thể vui đùa đúng với lứa tuổi", Yu nói.
Theo nhiều người, "no kids zone" là lời nhắc nhở cha mẹ phải biết cách dạy con không quậy phá ở nơi công cộng. Ảnh: Han Chang-duk.
Trái với quan điểm trên, Oh Eunkyun - làm công việc liên quan tới thư viện và khoa học thông tin - cho rằng sự tồn tại của các "khu vực hạn chế trẻ em" là cần thiết và mang lại lợi ích cho cả chủ cửa hàng, khách hàng, phụ huynh.
Trong đó, chủ cửa hàng có thể ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn. Ví như họ thường phải chịu trách nhiệm khi một đứa trẻ nghịch ngợm, va vào nhân viên phục vụ rồi bị thương, trong khi cha mẹ chúng ngó lơ và chỉ "ăn vạ" khi con mình có chuyện.
Nhìn từ góc độ cha mẹ, Oh cho rằng các "khu vực cấm trẻ con" sẽ giúp giáo dục trẻ em rằng việc chạy lung tung và làm phiền người khác là sai. Các doanh nghiệp ban hành "lệnh cấm" chỉ nhằm cố gắng hạn chế các phụ huynh có cách hành xử không phù hợp ở nơi công cộng.
Người phản đối, kẻ đồng tình với sự tồn tại của những "khu vực hạn chế trẻ em", song cả Yu Hwakyung và Oh Eunkyung có chung quan điểm: Cha mẹ phải để mắt tới con cái và dạy chúng giữ trật tự, không làm phiền người khác ở nơi công cộng.
"Không khó thấy cảnh các bậc cha mẹ thiếu ý thức và phép lịch sự khi thản nhiên thay bỉm cho con hoặc để chúng tiểu vào cốc một cách công khai trong nhà hàng. Rõ ràng, các khách hàng khác sẽ cảm thấy khó chịu trong tình cảnh này", bà Oh nói.
Theo Zing
Hình ảnh người mẹ nghèo uốn nắn cho con từng nét chữ trên vỉa hè bên hông chợ Bến Thành gây xúc động mạnh Dù có phải gồng gánh mọi vất vả trên vai nhưng mẹ vẫn luôn dành đôi tay để ôm chặt, dìu dắt và dạy dỗ cho con. Hình ảnh người mẹ nghèo "uốn nắn cho con từng nét chữ giữa chợ đời" được chụp tại chợ Bến Thành đã gây xúc động mạnh với người xem. Nếu có ai hỏi đôi bàn tay...