Phân tử trong nọc độc của ong mật có thể tiêu diệt tế bào ung thư vú
Theo nghiên cứu mới cho thấy, một phân tử được tìm thấy trong nọc ong mật có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Nọc độc của ong được cho có những tác dụng đáng ngạc nhiên trong điều trị ung thư.
Nghiên cứu tập trung vào một số loại phụ của ung thư vú, bao gồm cả ung thư vú âm tính (TNBC), là một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng với các lựa chọn điều trị hạn chế. TNBC chiếm tới 15% tổng số ca ung thư vú.
Trong nhiều trường hợp, tế bào của nó tạo ra nhiều phân tử gọi là EGFR hơn so với tế bào bình thường. Những nỗ lực trước đây để phát triển các phương pháp điều trị nhắm mục tiêu cụ thể vào phân tử này đã không hiệu quả vì chúng cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào khỏe mạnh.
Nọc độc của ong mật (Apis mellifera) đã cho thấy tiềm năng trong các liệu pháp y tế khác như điều trị bệnh chàm, được biết là có đặc tính chống khối u từ lâu, bao gồm cả khối u ác tính. Nhưng cách nó hoạt động chống lại các khối u ở cấp độ phân tử vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Loài ong thực sự sử dụng melittin – phân tử tạo nên một nửa nọc độc và làm cho vết đốt thực sự rất đau, để chống lại mầm bệnh của chính chúng. Côn trùng tạo ra peptide này không chỉ trong nọc độc của chúng mà còn ở các mô khác, nơi nó được biểu hiện để phản ứng với nhiễm trùng.
Với quan sát về phân tử mạnh mẽ này, các nhà nghiên cứu đã cho các tế bào ung thư và tế bào bình thường phát triển trong phòng thí nghiệm đối với nọc độc của ong mật từ Ireland, Anh và Úc, và nọc độc của ong vò vẽ đuôi bò (Bombus terrestris) từ Anh. Họ phát hiện nọc ong vò vẽ – không chứa melittin, nhưng có các chất diệt tế bào tiềm năng khác, ít ảnh hưởng đến tế bào ung thư vú, nhưng nọc ong chúa ở tất cả các vị trí đã tạo ra sự khác biệt.
“Nọc độc cực kỳ mạnh. Chúng tôi phát hiện ra rằng melittin có thể phá hủy hoàn toàn màng tế bào ung thư trong vòng 60 phút”, nhà nghiên cứu y học Ciara Duffy từ Viện Nghiên cứu Y khoa Harry Perkins cho biết.
Khi melittin bị ngăn chặn bằng một kháng thể, các tế bào ung thư tiếp xúc với nọc ong vẫn sống sót cho thấy melittin thực sự là thành phần nọc độc gây ra kết quả trong các thử nghiệm trước đó.
Đáng chú ý Melittin có ít tác động đến các tế bào bình thường, đặc biệt nhắm vào các tế bào sản xuất nhiều EGFR và HER2 (một phân tử khác được sản xuất quá mức bởi một số loại ung thư vú). Nó thậm chí còn chiến đấu với khả năng tái tạo của tế bào ung thư.
“Nghiên cứu này chứng minh cách melittin can thiệp vào đường truyền tín hiệu bên trong tế bào ung thư vú để giảm sự nhân lên của tế bào”, nhà khoa học trưởng Peter Klinken của Tây Úc, người không tham gia vào nghiên cứu, nhận định.
Nhóm nghiên cứu cũng tạo ra một phiên bản tổng hợp của melittin, để xem nó sẽ hoạt động như thế nào so với thực tế.
“Chúng tôi nhận thấy rằng sản phẩm tổng hợp phản ánh phần lớn tác dụng chống ung thư của nọc ong mật”, Duffy nói.
Sau đó, Duffy và nhóm của cô đã thử nghiệm hoạt động của melittin kết hợp với thuốc hóa trị ở chuột. Phương pháp điều trị thử nghiệm làm giảm mức độ của một phân tử mà tế bào ung thư sử dụng để tránh bị hệ thống miễn dịch phát hiện.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng melittin có thể được sử dụng với các phân tử nhỏ hoặc liệu pháp hóa học chẳng hạn như docetaxel để điều trị các loại ung thư vú mạnh. Sự kết hợp giữa melittin và docetaxel cực kỳ hiệu quả trong việc giảm sự phát triển của khối u ở chuột”, Duffy thông tin.
Sự biểu hiện quá mức của EGFR và HER2 cũng được thấy trong các loại ung thư khác, như ung thư phổi. Những kết quả này cho thấy chúng cũng có thể là mục tiêu tiềm năng của melittin.
Tuy nhiên, rất nhiều thứ có thể giết chết tế bào ung thư trong đĩa thí nghiệm petri. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng vẫn còn một chặng đường dài trước khi phân tử nọc ong này có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị ở người.
“Các nghiên cứu trong tương lai để đánh giá chính thức độc tính và liều lượng tối đa có thể dung nạp của các peptide này sẽ được yêu cầu trước khi thử nghiệm trên người”, các nhà nghiên cứu báo cáo.
Tuy nhiên, nghiên cứu này là một bằng chứng đáng chú ý cho thấy các hóa chất được tìm thấy trong tự nhiên có thể trở nên hữu ích đối với điều trị các bệnh ở người.
Vật thể giống long diên hương dạt vào bãi biển
Nhiều người cho rằng vật thể lạ trên bãi biển ở Queensland là chất quý trong bụng cá nhà táng nhưng một số chuyên gia nhận định đó là động vật biển.
Khối dạng gel sẫm màu dạt vào bãi biển Harvey. Ảnh: Chronicle.
Một người phụ nữ tên Kerry Anne Kennedy ở bang Queensland, Australia, phát hiện vật thể giống gel sẫm màu trôi dạt vào bãi biển Hervey. Cô chia sẻ ảnh chụp vật thể lạ trên mạng xã hội Facebook và hỏi liệu nó có phải là cá mặt quỷ độc hay không.
Điều khiến Kerry bất ngờ là phần lớn ý kiến bình luận đều cho rằng đó có thể là long diên hương. Long diên hương là chất dạng sáp, dễ chảy khi bị nung nóng, thường màu trắng, xám hoặc nâu, hình khối đa dạng. Chất này ban đầu tồn tại trong hệ tiêu hóa của cá nhà táng. Sau khi thải ra, nó có thể trải qua thời gian dài trôi nổi ngoài biển và cứng dần. Long diên hương có giá trị cao trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa, mỗi gram có thể đạt giá bán 14 USD.
Tuy nhiên, các chuyên gia suy đoán vật thể Kerry gặp là mẫu vật thuộc họ Sống đuôi. "Đây có thể là loài sống đuôi tên Aplidium. Cả khối thực chất là hàng trăm cá thể sống đuôi nhỏ xíu. Loài này còn có tên gọi là lợn biển do hình dáng giống miếng mỡ lợn lớn", giáo sư Sandie Degnan ở Đại học Queensland, giải thích.
Sống đuôi thường bám vào bến tàu và tàu thuyền, lọc dưỡng chất từ nước biển ở xung quanh. Chúng có thể mang màu sắc đa dạng như hồng, đỏ, xanh lá cây và đen. Sống đuôi phân bố rộng rãi ở các khu vực biển từ vùng cực tới nhiệt đới.
An Khang
'Thiên thạch' kim loại nặng 2,8 kg đâm xuống mặt đất Vật thể chứa đá và kim loại giống thiên thạch tạo ra tiếng nổ vang xa 2 km khi rơi khiến người dân địa phương hoảng sợ. "Thiên thạch" nặng 2,8 kg rơi xuống thị trấn Sanchore. Ảnh: IANS. Vật thể giống thiên thạch rơi xuống thị trấn Sanchore, bang Rajasthan, khoảng 6h15 sáng hôm 19/6 (giờ địa phương). Nó tạo ra tiếng...