Phân tích: Tấn công Syria, Mỹ và đồng minh có chơi đúng luật?
Trong cuộc tấn công Syria, Mỹ, Anh và Pháp đã viện dẫn lý do cần phải duy trì lệnh cấm sử dụng vũ khí hóa học theo luật quốc tế, triệt tiêu kho vũ khí hóa học của Tổng thống Bashar al-Assad cũng như răn đe việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân trong tương lai. Thế nhưng, phương Tây liệu có hành động đúng luật?
Liệu cuộc tấn công của Mỹ, Anh và Pháp có đúng luật?. Ảnh: Sputnik.
Theo khoản 4, Điều 2, Chương I của Hiến chương LHQ, “tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.
Trường hợp duy nhất vũ lực được chấp nhận là “tự vệ” (self-defense, Điều 51, Chương VII) và “can thiệp nhân đạo” (humanitarian intervention). Ngoài ra, việc sử dụng vũ lực để nhằm duy trì an ninh quốc tế cũng được chấp nhận trong những trường hợp đặc biệt.
Trong trường hợp của Syria, cả 3 nước Mỹ, Anh và Pháp đều tuyên bố mình có trách nhiệm buộc Syria phải tuân thủ nghĩa vụ với Công ước Vũ Khí Hóa học (năm 2013, chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad đã gia nhập Công ước này nhằm tránh bị phương Tây can thiệp quân sự). Washington, London và Paris lý luận rằng HĐBA đã không thể can thiệp nghi vấn chính phủ Syria sử dụng vũ khí học nên việc sử dụng vũ lực là cần thiết để duy trì trật tự an ninh thế giới, bất chấp HĐBA có đồng ý hay không (trong thực tế là 3 nước này đã tấn công mà không báo cáo HĐBA).
Kiểu lý luận đã từng được thấy hồi năm 2003 khi Mỹ và đồng minh xâm lược Iraq với lý do Baghdad sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Dù không nhận được nghị quyết phê chuẩn của Liên Hợp Quốc (do thiếu chứng cứ) và bị thế giới phản đối, Tổng thống Mỹ George W. Bush vẫn phát động Chiến tranh xâm lược Iraq dựa trên các cáo buộc của mình.
Đó là về khía cạnh duy trì an ninh, luật lệ quốc tế.
Trong tuyên bố chính thức về lý do tấn công, chính phủ của Thủ tướng Theresa May nhấn mạnh vào khía cạnh bảo vệ người dân Syria trước các cuộc tấn công hóa học có thể xảy ra trong tương lai hay có thể nói tóm gọn là “can thiệp nhân đạo”. Thực tế cho thấy thì đây là lý do mạnh mẽ và thuyết phục hơn nhiều so với tuyên bố “duy trì trật tự quốc tế”.
Được biết, trong suốt những năm 90 của thế kỷ trước, “can thiệp nhân đạo” rất phổ biến, được phương Tây áp dụng ở nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, kể từ sau Chiến tranh Kosovo năm 1999, LHQ đã phải giới hạn học thuyết “nghĩa vụ bảo vệ” (R2P) này trong các chiến dịch có sự cho phép của HĐBA để đảm bảo các nước lớn không lợi dụng lá bài “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Cuộc chiến tranh Kosovo bắt đầu từ năm 1998 và kéo dài chỉ tới năm 1999. Đây là cuộc chiến xung đột giữa người Serbia và lực lượng an ninh Nam Tư cũ với một bên là Quân giải phóng Kosovo tự xưng và các cộng đồng người thiểu số đòi ly khai Nam Tư.Cuộc chiến này đạt đến giai đoạn căng thẳng đỉnh điểm vào tháng 1.1999 khi một vụ thảm sát người Albania diễn ra ở Racak. Vụ thảm sát này ngay lập tức bị dư luận quốc tế lên án và được coi là cái cớ để NATO cùng Mỹ đưa quân tới ném bom, tấn công Kosovo.Mỹ cùng các nước phương Tây tuyên bố cuộc ném bom tấn công Nam Tư này là để bảo vệ nhân quyền, chống lại hành vi thanh trừng sắc tộc. Tuy nhiên, mục đích chính của họ lại là để phô trương sức mạnh, kiềm chế Liên Xô và gạt tầm ảnh hưởng của Nga ra khỏi khu vực Balkan cũng như thử nghiệm các loại vũ khí mới.Ngoài ra, nguyên nhân được cho là chủ yếu nhất của Mỹ và NATO trong cuộc tấn công mà Mỹ chiếm tới 75% quân số này đó là để áp đặt các tiêu chuẩn, giá trị của Mỹ ở châu Âu mà cụ thể ở đây là tiêu chuẩn “nhân quyền” và giá trị “tự do” của phương Tây.Được biết, đây là lần đầu tiên NATO sử dụng lực lượng quân sự mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốcvà chống lại một quốc gia có chủ quyền không đặt ra mối đe doạ thực sự nào với bất kì thành viên nào trong liên minh.
Như vậy, với cả hai lý do “duy trì an ninh” và “can thiệp nhân đạo”, Mỹ-Anh-Pháp đều hành động mà không có sự phê chuẩn của HĐBA LHQ. Thay vì tuân thủ luật pháp quốc tế với cương vị là các nước lớn, Washington, London và Paris lại đóng vai “cảnh sát quốc tế” để hành động theo ý muốn của mình, bất chấp sự phản đối của Nga và cộng đồng thế giới.
Nói một cách ngắn gọn: Mỹ và phương Tây đang chơi không đúng luật!
Theo Danviet
Video đang HOT
Điểm mặt dàn vũ khí Mỹ-Anh-Pháp dùng để tấn công Syria
Vào rạng sáng nay (14.4), Mỹ cũng với Anh và Pháp đã bất ngờ thực hiện một cuộc tấn công vào hàng loạt mục tiêu thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Syria. Hãy cùng Dân Việt điểm lại những vũ khí mà liên quân đã sử dụng trong chiến dịch này.
Tên lửa Tomahawk
Tên lửa Tomahawk nguy hiểm ở chỗ được Mỹ nâng cấp tính năng liên tục. Ảnh: CNN.
Tomahawk là một trong những vũ khí chủ chốt của mọi quân chủng Mỹ. Loại tên lửa này mang theo đầu đạn nổ nặng khoảng 450kg, tầm bắn từ 1300-2400km với độ chính xác cực cao.
Tomahawk có thể được khai hỏa từ nhiều phương tiện phóng khác nhau như máy bay, tàu chiến. Theo tờ The Sun, tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến, có khả năng bay tầm thấp để tránh né hệ thống radar của đối phương.
Được biết, mỗi quả tên lửa Tomahawk có giá vào khoảng 832.000 USD (gần 19 tỷ đồng). Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, trong đợt tấn công này quân đội đã sử dụng gấp đôi số lượng tên lửa trong cuộc không kích sân bay al-Shayrat hồi năm ngoái (59 quả). Như vậy, tính ra chỉ trong một đêm, Washington đã tiêu tốn xấp xỉ 100 triệu USD (2.278 tỷ đồng) tiền thuế của người dân Mỹ để "gửi thông điệp cảnh cáo" tới chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.
Được biết, không chỉ có Mỹ, nước Anh cũng có tên lửa Tomahawk trong kho vũ khí của mình. Số tên lửa này hoàn toàn mua từ phía Mỹ và được trang bị cho các tàu ngầm lớp Trafalgar và Astute của nước này.
Lần đầu tiên Mỹ trình diễn uy lực của Tomahawk là vào Chiến dịch Bão táp Sa Mạc chống lại quân đội của Tổng thống Saddam Hussein vào năm 1990. Vào thời điểm đó, hiệu quả của Tomahawk lớn đến mức được quân đội Mỹ tin dùng và liên tục nâng cấp cho tới tận ngày nay.
Máy bay ném bom B-1 Lancer
Một chiếc B-1B Lancer cất cánh tại căn cứ không quân Al Udeid. Ảnh: CNN.
B-1 Lancer là một máy bay ném bom chiến lược cánh cụp cánh xòe, máy bay được phát triển bởi Rockwell vào những năm 1970. Cánh chính của B-1 có thể di chuyển trong phạm vi từ 15-67,5 độ. Loại máy bay này được trang bị 4 động cơ phản lực F101-GE-102, công suất 136,92kN mỗi chiếc, có đốt sau.
Được biết, B-1 Lancer được trang bị radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/APQ-164, radar này được trang bị bộ vi xử lý có khả năng lái chùm tia điện tử nhằm giảm khả năng bị phát hiện. Bên cạnh đó, radar còn có khả năng thiết lập khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ số mặt đất với độ phân giải cao. Bên cạnh đó B-1 Lancer còn được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A. Hệ thống này bao gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. B-1 còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.
Nhờ các biện pháp hỗ trợ điện tử, B-1 Lancer có độ bộc lộ radar và hồng ngoại tương đối thấp. Diện tích phản hồi radar của B-1 ước tính khoảng 2,4 m2. Máy bay này còn được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến cùng hệ thống định vị vệ tinh hiện đại.
B-1 Lancer có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 1,25 (1.340km/h) ở độ cao lớn, tốc độ hành trình khoảng 1.100km/h, phạm vi hoạt động 11.900km không tiếp nhiên liệu, bán kính chiến đấu 5.544km, trần bay 15km. Cả hai loại máy bay này đều được điều khiển bởi phi hành đoàn 4 người, trong đó có 2 phi công, 1 sĩ quan phụ trách vũ khí và một sĩ quan phụ trách phòng thủ.
Về trang bị vũ khí, B-1 có thể mang theo 84 bom Mk-82, 24 bom thông minh GBU-31 JDAM, 48 bom thông minh GBU-38 JDAM, 12 bom lượn AGM-154 JSOW (hay còn gọi là vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm) tầm bắn 130km, hoặc 24 tên lửa AGM-158 JASSM tầm bắn 370km. Tổng tải trọng vũ khí của B-1 lên đến 56,7 tấn.
Trong chiến dịch tấn công Syria vào sáng nay (14.4 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã sử dụng các máy bay B-1 Lancer để phóng tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu thuộc về chính phủ Syria.
Máy bay chiến đấu Tornado
Một máy bay Tornado của Không quân Hoàng gia Anh tham gia cuộc tấn công Syria vào sáng nay. Ảnh: CNN.
Panavia Tornado (thường được gọi là Tornado) là loại máy bay ném bom hai chỗ ngồi được sản xuất bởi Anh, Đức và Ý. Máy bay được phát triển bởi Anh trong những năm 50 và 60 XX dựa theo Canberra và F-4 Phantom. Vào năm 1966, người Anh hợp tác cùng hãng SEPECAT (Pháp) để hãng này cung cấp động cơ Jaguar cho máy bay.
Máy bay chiến đấu Tornado được thiết kế với chiều dài 13,91 m; Sải cánh 16,72 m; Chiều cao 5,95 m và diện tích cánh 26,6 m. Với trang bị 2 động cơ Turbo-Union RB-199, cho phép máy bay đạt vận tốc tối đa là 2336 km/h.
Ban đầu Tornado được thiết kế là một máy bay siêu thanh ném bom tấn công mặt đất ở độ cao thấp, có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn. Để có được tính năng bay linh hoạt trong mọi tốc độ, chiến đấu cơ Tornado đã được thiết kế tích hợp kiểu cánh cụp cánh xoè hiện đại.
Tornado có những phiên bản sau là tiêm kích Tornado IDS, đánh chặn Tornado ADV và ném bom tàng hình Tornado ECR. Panavia Tornado hiện phục vụ trong Không quân hoàng gia, Đức, Ý và Arab Saudi. Được biết, máy bay chiến đấu Eurofighter đã được phát triển dựa trên loại máy bay này.
Trong chiến dịch sáng nay, Anh đã cử 4 máy bay Tornado GR4 mang theo tên lửa Storm Shadow để tấn công một một cơ sở quân sự vốn từng là một căn cứ tên lửa. London cho rằng đây là nơi chính phủ Syria cất giữ các tiền chất vũ khí hóa học.
Máy bay chiến đấu Rafale
Máy bay Rafale tiếp nhiên liệu từ một chiếc máy bay tiếp tế KC-10. Ảnh: CNN.
Dassault Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cánh tam giác hai động cơ rất nhanh nhẹn của Pháp, được thiết kế và chế tạo bởi Dassault Aviation. Dassault đã sử dụng khái niệm 'Omni Role' (tất cả các nhiệm vụ) làm thuật ngữ tiếp thị nhằm phân biệt loại máy bay này với các loại máy bay chiến đấu 'đa nhiệm vụ' (multi-role) khác có phân biệt nhiệm vụ chính và các nhiệm vụ phụ khác.
Hiện tại, Rafale có tổng cộng 3 phiên bản để sử dụng cho các mục đích khác nhau bao gồm Rafale-C ghế ngồi đơn và Rafale-B ghế ngồi đôi cất cánh từ đường băng trên bộ, cũng như phiên bản Rafale-M ghế ngồi đơn sử dụng trên tàu sân bay. Đây là mẫu máy bay đã chứng minh được khả năng ở hàng loạt chiến trường như Afghanistan, Libya, Mali, Iraq và Syria.
Theo thiết kế, Rafale có thể đạt tới vận tốc Mach 1.8 (1.912 km/h) ở độ cao lớn và Mach 1.1 (1.390 km/h) ở độ cao thấp. Các phiên bản Rafale C, B và M có thể mang được trọng tải lần lượt 9.850 kg, 10.300 kg và 10.600kg.
Một trong những điểm mạnh của Rafale là việc máy bay có nhiều điểm treo vũ khí hơn so với các loại máy bay khác. Cụ thể, chiến đấu cơ F-35 của Mỹ chỉ có thể mang theo 4 tên lửa khi làm việc trong chế độ tàng hình, F/A-18 Super Hornet và F-16 mang được 11 tên lửa, trong khi Su-35 của Nga là 12, đều kém hơn so với tổng cộng 14 điểm treo vũ khí trên bụng và cánh của Rafale.
Về hỏa lực, Rafale được trang bị súng máy hạng nặng nhất trong số các máy bay chiến đấu cùng loại trên thế giới, ngang bằng tiêm kích Sukhoi của Nga. Nó được trang bị súng GIAT 30mm nên thuận tiện trong việc chiến đấu không đối không lẫn không đối đất do đạn 30mm hoàn toàn có thể sử dụng để tấn công các boong-ke hay xe bọc thép của lính bộ binh.
Không chỉ có vậy, Rafale được trang bị tên lửa hiện đại như Meteor, Scalp và hệ thống radar quét mảng pha điện tử bị động RBE2 để khi kết hợp với tên lửa tầm xa, nó sẽ cho Rafale khả năng bắn hạ mục tiêu từ khoảng cách vô cùng lớn
Ngoài ra, hệ thống điều khiển điện tử bên trong buồng lái của Rafale được thiết kế để giảm thiếu tối đa phần việc của phi công. Một trong tính năng hiện đại nhất có thể kể đến là hệ thống ra lệnh bằng giọng nói, cho phép đơn giản hóa nhiều tác vụ khi phi công đang tập trung lái máy bay.
Tàu chiến của Mỹ
Những tàu chiến thuộc lớp tàu tuần dương Ticonderoga như USS Monterey có thể mang theo rất nhiều tên lửa Tomahawk. Ảnh: CNN.
Theo như bộ Quốc phòng Mỹ thông báo, ít nhất một tàu chiến Mỹ ở Biển Đỏ đã tham gia chiến dịch không kích chính phủ Syria. Hiện tại, dù vẫn chưa rõ tàu tham gia tấn công thuộc lớp nào nhưng khả năng cao Lầu Năm Góc đã sử dụng khu trục hạm lớp Arleigh Burke hoặc tàu tuần dương lớp Ticonderoga do cả 2 lớp tàu này có thể mang theo rất nhiều tên lửa Tomahawk
Tàu chiến của Pháp
Tàu khu trục đa nhiệm Aquitaine của Pháp. Ảnh: CNN.
Theo như CNN đưa tin, quân đội Pháp cũng đã sử dụng 3 tàu khu trục đa nhiệm và một tàu khu trục tiêu chuẩn cho chiến dịch tấn công Syria. Được biết, các tàu khu trục đa nhiệm là một trong những thành viên mới nhật của hạm đội Pháp, mỗi tàu đều có 16 ống phóng tên lửa hành trình MdCN. Dù chưa có thông tin chính thức từ nhà sản xuất, tên lửa MdCN được cho là có tầm bắn lên tới 1.000km.
Theo Danviet
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cam kết hợp tác chấm dứt chiến tranh Syria Tổng thống Putin và người đồng cấp Erdogan đồng ý tăng cường biện pháp đem lại hòa bình cho Syria, chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 6 năm. Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP. "Điều kiện cần thiết để kết thúc cuộc nội chiến ở Syria, tiêu diệt khủng bố và...